Bé bị hô hàm trên là tình trạng hàm trên có hình dáng to, xương răng mọc chìa ra ngoài làm khuôn mặt thiếu hài hòa, mất đi sự tương quan giữa các bộ phận môi, răng, mũi, cằm. Bị hô là khuyết điểm khiến nhiều bé thiếu tự tin, e ngại trước đám đông. Theo các bác sĩ tại bệnh viện răng hàm mặt paris, niềng răng sớm cho con sẽ điều trị triệt để được tình trạng hô, hàm răng sẽ trở lại đều đẹp vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành.
Nhìn bằng mắt thường, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn một người hô do răng hay do hàm. Muốn xác định chính xác nguyên nhân hô, cần quan sát tổ chức giải phẫu cơ hàm sau khi chụp x-quang.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ một cung hàm nào đó, chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu “báo động” hô hàm, hô răng như sau:
– Người hô hàm: hình dáng cung hàm trên dài bất thường, cằm lẹm, cằm nhỏ. Nhìn nghiêng cấu trúc xương mặt dưới lồi to hơn cấu trúc toàn mặt. Khi cười hay bị hở nướu, lộ xương răng cửa.
– Người hô răng: cấu trúc mặt hoàn toàn bình thường, riêng phần môi trên nhô ra khỏi góc nghiêng mặt. Răng cửa to, mặt nhai răng sắc nhọn, hướng mọc chồi ra ngoài so với các răng bên cạnh.
Theo chia sẻ từ bác sĩ tại bệnh viện răng hàm mặt, gần như tất cả những người hô hàm đều có xu hướng bị hô răng. Bởi tọa độ xương hàm quyết định đến tọa độ xương ổ răng.
Bị hô dù là do nguyên nhân nào cũng nên điều trị sớm. Bởi khuyết điểm làm giảm đi vẻ hài hòa, cân đối của khuôn mặt; gây cản trở ăn nhai, lâu dài ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Hô hàm kéo theo hô răng
Trẻ hô hàm thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng.
Ở 1 số trẻ, ngay từ giai đoạn mọc răng sữa, chiều dài xương hàm trên đã “nổi bật” hơn xương hàm dưới, nhìn qua có thể khẳng định được trẻ bị hô.
Số trẻ còn lại, hô biểu hiện dần dần qua từng thời gian, thông thường sẽ bắt đầu khi thay răng sữa đầu tiên (từ 6 tuổi trở đi). Nếu thấy trẻ có 6 dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chỉnh nha để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán tình trạng:
– Mầm răng vĩnh viễn (hàm trên) mọc không khớp vị trí chân răng sữa đã rụng
– Nhìn góc nghiêng, trục răng cửa hàm trên mọc không thẳng hàng mà có xu hướng nghiêng ra phía ngoài môi
– Phần viền môi trên và nhân trung bị đùn lên
– Khó khép miệng, răng cửa luôn bị lộ ra khi cung hàm đứng yên
– Cằm dưới nhìn ngắn, đụt.
Trẻ hô hàm do nhiều nguyên nhân. Theo thống kê từ các tổ chức nha khoa uy tín, có đến 70% các em bị hô là do di truyền lại từ cha mẹ; số % còn lại xuất phát từ thói quen trong quá trình sinh hoạt.
Di truyền là việc kế thừa lại những tính trạng từ đời trước sang đời sau. Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: tính trạng hàm miệng rất dễ di truyền. Đó là lý do chúng ta thường thấy cha mẹ bị vổ 80% sinh con ra cũng bị vổ.
Qua đây các nha sĩ đưa ra lời khuyên cho những gia đình có gen di truyền vổ, hô: Cha mẹ đặc biệt chú ý đến thời điểm xuất hiện mầm răng, thay răng và kích thước xương hàm của bé… Cẩn thận hơn hãy cho bé đến gặp nha sĩ để tham khảo về phác đồ tiền chỉnh nha.
70% bé bị hô xuất phát từ gen di truyền
Theo bản năng, các em bé thường hay mút tay/chân, ngậm ti giả hoặc cắn gặm bất cứ đồ vật gì có trong tay, đặc biệt là giai đoạn mọc răng.
Mầm răng cửa non yếu bị chèn ép, đưa đẩy, cọ xát sẽ làm xương răng mọc chìa ra ngoài hàm hoặc đổ nghiêng, lộn xộn. Thậm chí khi mọc lên rồi chúng còn có thể tự động “chạy” đi vị trí khác, làm cả răng nanh lẫn răng tiền hàm mọc lệch theo.
Ngoài ra, thói quen thở bằng miệng (với trẻ bị xoang), đẩy lưỡi trong răng (với trẻ tập nói), nghiến răng (với trẻ ngủ mơ) cũng là yếu tố làm khuôn miệng bị hô.
Bé mút tay bị hô xương hàm trên
Trẻ hô hàm trên nếu không có biện pháp can thiệp răng sớm, tình trạng hô sẽ ngày càng nặng. Khi lớn lên, trẻ không có nụ cười tươi tắn, tự tin như bạn bè; khả năng phát âm kém; ăn nhai khó khăn; dễ bị bệnh nha chu.
Cụ thể như sau:
Người bị hô mắc phải khuyết điểm lớn nhất là cấu trúc mặt phần trên và phần dưới lệch nhau. Kéo theo các tổ chức khác như cơ mặt, xương cằm, mũi, miệng, gò má bị ảnh hưởng theo.
Trong thời gian trẻ còn bé, những biểu hiện hô có thể không làm mất đi nét đáng yêu. Nhưng đến tuổi dậy thì, chúng giống như “chiếc tẩy” xóa hết đi vẻ đẹp của trẻ. Khuôn mặt trẻ sẽ hiện rõ phần cằm lẹm, môi nhô, cười hở lợi, nhìn rất thiếu thiện cảm.
Khi đi học, trẻ bị khuyết điểm hay bị bạn bè gắn với biệt danh “nạo dừa”, “hô”, “miệng rộng”, “không khép mồm được”. Bất cứ khuyết điểm gì bị đem ra trêu ghẹo cũng đều làm người nghe thấy tổn thương, mặc cảm và ám ảnh tâm lý lâu dài.
Nhiều trẻ muốn bỏ học, nhịn ăn, kết quả học tập kém, rụt rè, u uất vì chán ghét khuôn mặt của mình.
Bé tự ti, trầm cảm vì bị trêu trọc
Như phần trên nha sĩ phổ biến, răng cửa mọc lệch sẽ làm các răng kế bên mọc lệch theo. Ban đầu chỉ là 1, 2 chiếc răng, sau nhiều năm có thể khấp khểnh cả hàm từ trong ra ngoài và toàn bộ chân răng.
Lệch khớp cắn làm trẻ ăn nhai chậm, khó nhai nát thức ăn. Thói quen ăn nhai như vậy gián tiếp gây ra bệnh đường ruột, dạ dày như viêm dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, khó nuốt…
Việc vệ sinh răng khấp khểnh chưa bao giờ dễ dàng, kể cả khi cha mẹ đã hướng dẫn bé đánh răng 2 lần/ngày.
Cặn thức ăn rất dễ đọng lại trong các khe hở, mặt nhai răng, góc răng (với răng mọc thụt) làm xuất hiện mảng bám vàng, cứng, ốp sát vào chân nướu. Đây là nguyên nhân chính gây sâu răng, thối miệng ở trẻ.
Trong giai đoạn tập nói, nếu các tổ chức môi lưỡi có cấu tạo bất thường thì âm thanh thoát ra ngoài cũng bất thường. Biểu hiện là trẻ phát âm không tròn chữ, nói kém, nói lắp đặc biệt với các âm như s, tr, m, kh, ng; từ chứa dấu ngã, dấu sắc.
Tình trạng hô hàm diễn ra càng lâu càng khó chữa. Khi quá 18 tuổi, răng cửa đã mọc chìa nặng, cung hàm xô lệch, xương hàm cứng lại rất khó để cứu vãn.
Việc điều trị răng diễn ra phức tạp, tốn thời gian, tiền bạc gấp 3-4 lần so với bé điều trị dưới 18 tuổi.
Càng lớn tình trạng vổ càng nghiêm trọng
Cha mẹ không có nhiều kiến thức chuyên sâu về nha khoa và giải phẫu hàm mặt. Vậy nên khi quan sát bé có dấu hiệu vổ, hô không nên tự nắn răng tại nhà. Việc cần làm nhất là lựa chọn cơ sở nắn chỉnh răng uy tín để con được chụp x-quang vùng đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định nắn chỉnh hàm sớm với phương pháp phù hợp.
Có nhiều phương pháp chữa hô cho răng như bọc sứ, làm cầu răng sứ, đeo khí cụ. Với trẻ em dưới 18 tuổi, niềng răng chỉnh nha là phương pháp duy nhất và hiệu quả nhất được bác sĩ công nhận.
Đầu tiên cha mẹ trò chuyện và động viên con đi đến cơ sở điều trị răng. Tại đây trẻ được gặp bác sĩ, bác sĩ xem xét tình trạng bằng mắt thường sau đó tiến hành siêu âm xương hàm với máy chụp CT cone beam.
Tại đây cha mẹ sẽ biết được trẻ đang hô mức độ mấy và nguyên nhân hô do đâu. Cuối cùng bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật niềng phù hợp dựa trên mong muốn, sở thích của trẻ và tài chính gia đình. Phương án điều trị tốt nhất là đi niềng răng, bởi trẻ chưa đủ tuổi can thiệp làm răng sứ hay trồng răng.
Với trẻ răng miệng sạch sẽ có thể tiến hành đeo niềng luôn. Nếu trẻ đang mắc các bệnh như viêm nướu, viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng… bác sĩ sẽ xem xét điều trị bệnh sau đó mới thiết kế niềng.
Khi đeo niềng cố định, trẻ không được tự ý tác động hoặc tháo ra. Thời gian đầu trẻ có thể thấy khó chịu, cộm nướu, nhức răng nhẹ, khó ăn nhai… Tuy nhiên khoảng 6-7 ngày sau cảm giác sẽ hết. Để bé đi theo hết được liệu trình nắn chỉnh hàm hô, ngay từ đầu cha mẹ hãy cho trẻ tự lựa chọn những màu sắc khí cụ trẻ yêu thích.
Với trẻ đeo khay niềng linh động, cha mẹ hãy quản lý thời gian đeo khay của trẻ hàng ngày. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trẻ cần đeo tối thiểu 22h/ngày để đạt được hiệu quả chỉnh răng hô.
Ngoài ra, cha mẹ cần bổ sung cho con những thực phẩm đầy đủ vitamin, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm… Để giúp hàm răng khỏe mạnh từ bên trong.
Bé đeo niềng răng chữa hô
Có 2 kỹ thuật niềng răng được áp dụng với trẻ là niềng mắc cài thường và niềng máng trong suốt.
Niềng răng hệ truyền thống là quá trình gắn các khí cụ chỉnh nha cố định lên thân răng của trẻ. Các khí cụ chỉnh nha bao gồm: mắc cài, dây cung, brand, dây thun liên hoàn, vít niềng…
Với trẻ đang ở tuổi 12 đến 15: chỉ sử dụng khí cụ hỗ trợ niềng răng. Đây là quá trình tiền chỉnh răng. Trẻ được đeo hàm Trainer, khí cụ nong hàm cơ bản để kéo các chân răng di chuyển lại sát khít nhau; phần răng cửa được cố định bằng dây cung sắt để ngăn chặn việc mọc chìa.
Trường hợp niềng răng là các em thanh thiếu niên từ 16 đến 18: được chỉ định niềng răng giống người lớn. Cha mẹ có thể cùng con lựa chọn các kỹ thuật sau:
Trước và sau đeo niềng răng mắc cài bé đã hết hô
Khay niềng trong suốt đang là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại nhất trên thế giới. Mỗi trẻ sở hữu từ 7 đến 40 máng niềng tùy thuộc vào khuyết điểm răng nặng/nhẹ.
Những khay trong suốt được chế tác từ chất liệu dẻo SmartTrack trong suốt, lành tính. Tuyệt đối không gây ra việc cộm cấn, đau rát, dị ứng với hàm miệng nhạy cảm của trẻ.
Trẻ từ 6 tuổi trở đi có thể được niềng răng nhanh chóng bằng những máng niềng trẻ em. Cụ thể như: Invisalign Express (chỉ 7 máng niềng, thời gian niềng tối đa 1 năm), Invisalign First (không giới hạn máng niềng, thời gian niềng trung bình 1,5 đến 2 năm)…
Bé đeo máng niềng trong suốt
Lời khuyên từ bác sĩ:
– Nếu trẻ được chẩn đoán hô mức độ nặng và nghiêm trọng, cha mẹ hãy lựa chọn phương pháp niềng mắc cài. Đây là kỹ thuật niềng điều trị được tất cả những khuyết điểm trên răng. Giá thành phương pháp niềng mắc cài phù hợp với tài chính của nhiều gia đình, trung bình từ 30 đến 55 triệu.
– Nếu trẻ chỉ vổ mức nhẹ, cha mẹ có điều kiện tài chính tốt hãy cân nhắc cho trẻ niềng máng niềng trong suốt để đảm bảo vẻ thẩm mỹ tối đa. Chi phí 1 dịch vụ niềng trong suốt dao động từ 50 đến 100 triệu VNĐ.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ về tình trạng bé bị hô hàm trên cùng những phương pháp điều trị triệt để hô. Cha mẹ cần quan sát những thay đổi từ hàm răng của con ngay từ khi mọc răng sữa để giúp con điều chỉnh những thói quen xấu, can thiệp sớm để hạn chế những khuyết điểm trên răng..
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt