Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Bật mí 6 cách chữa sâu răng ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả

Các cách chữa sâu răng ở trẻ em tại nhà đang được nhiều cha mẹ áp dụng là súc miệng nước muối loãng, dùng oxy già, tinh dầu đinh hương, lá hẹ, gừng tươi… Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ có tác dụng giảm triệu chứng sâu răng ở trẻ trong thời gian ngắn chứ không điều trị được dứt điểm. Cha mẹ nên cho trẻ tới bệnh viện răng hàm mặt uy tín để được bác sĩ thăm khám và xây dựng phương án chữa sâu răng triệt để.

1. Tìm hiểu bệnh lý sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng mà không ít trẻ em gặp phải, thường xảy ra do ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường và vệ sinh răng miệng sai cách. Khi răng bị sâu, trẻ sẽ bị đau nhức dai dẳng. Thậm chí, trong trường hợp không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể dần ăn sâu vào tủy và gây mất răng.

1.1. Các nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh sâu răng ở trẻ

Theo chia sẻ của bác sĩ Ngô Quang Tín – Phó khoa Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Paris, nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ mắc phải bệnh lý sâu răng là do thói quen ăn uống những thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, hoa quả sấy… Chất đường bám lại lâu ngày trong khoang miệng chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là một trong những lý do gây nên bệnh sâu răng ở trẻ em. Khi đó, các mảng bám, cặn thức ăn thừa trong kẽ răng không được làm sạch và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công cấu trúc răng.

Trẻ bị sâu răng do thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường

Trẻ bị sâu răng do thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường

1.2. Bệnh sâu răng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào

Bệnh sâu răng nếu như không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ bị hỏng răng, áp xe răng, viêm tủy, thậm chí là mất răng. Một khi răng vĩnh viễn bị mất đi, trẻ sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong phát âm, ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, sau một thời gian, xương ổ răng bị tiêu đi và ảnh hưởng lớn đến khuôn mặt của trẻ về sau.

Trong trường hợp răng sâu là răng sữa, việc nhổ bỏ trước thời kỳ thay răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hướng mọc và sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau. Khi đó, trẻ rất dễ gặp phải tình trạng răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn…

Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, trẻ sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dai dẳng. Chức năng ăn nhai bị suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.

2. 6 cách chữa sâu răng ở trẻ em tại nhà

Để chữa sâu răng cho bé ngay tại nhà, cha mẹ có thể áp dụng một trong những biện pháp dưới đây: súc miệng nước muối loãng, dùng oxy già, tinh dầu đinh hương, lá hẹ, gừng…

2.1. Súc miệng bằng nước muối loãng

Muối là một nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn và kháng viêm cực kỳ hiệu quả nên thường được nhiều người sử dụng để chữa sâu răng. Chỉ cần kiên trì áp dụng, những cơn đau nhức do sâu răng của trẻ sẽ có sự thuyên giảm đáng kể.

Cha mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc hoặc tự pha theo công thức là một lít nước lọc với 3 muỗng muối ăn. Các mẹ hãy cho trẻ sử dụng nước muối để súc miệng trong khoảng 30 giây sau bước chải răng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để trẻ ngậm nước muối quá lâu bởi có thể khiến cho niêm mạc họng và khoang miệng bị tổn thương.

Muối có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả

Các chất trong muối có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả

2.2. Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng oxy già

Oxy già 3% có công dụng tiêu diệt vi khuẩn và giúp bé dễ chịu khi bị sâu răng. Trước tiên, cha mẹ cần pha loãng oxy già với nước và cho trẻ súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút. Sau đó, các mẹ nên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước ấm để loại bỏ toàn bộ những cặn bẩn còn sót lại bên trong khoang miệng.

Tuy nhiên, với phương pháp trên, cha mẹ chỉ nên cho các bé áp dụng khoảng 1 – 2 lần/tuần để tránh ảnh hưởng xấu tới men răng. Ngoài ra, trẻ cũng không nên súc miệng bằng oxy già quá lâu bởi chúng có thể gây nên tình trạng ê buốt kéo dài và khiến cho chân răng bị yếu đi.

2.3. Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng tinh dầu đinh hương

Đinh hương là một loại dược liệu quý, có chứa chất gây tê tự nhiên là eugenol. Không chỉ hỗ trợ giảm đau, chúng còn có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn cực kỳ hiệu quả nên cũng được nhiều người áp dụng để chữa sâu răng cho bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị tinh dầu đinh hương và bông gòn.
  • Bước 2: Lấy một miếng bông gòn, chấm vào dầu đinh hương, đặt vào vị trí răng bị sâu và để trẻ cắn chặt trong khoảng 2 – 3 phút.
  • Bước 3: Cho bé súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng.
Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng tinh dầu đinh hương

Cách chữa sâu răng ở trẻ em bằng tinh dầu đinh hương

2.4. Sử dụng lá hẹ chữa sâu răng cho bé

Sử dụng lá hẹ cũng là một trong những biện pháp chữa sâu răng cho trẻ tại nhà mà các mẹ có thể áp dụng. Trong lá hẹ có chứa hoạt tính kháng sinh, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng. Không chỉ vậy, lá hẹ còn giúp bé giảm thiểu tình trạng đau nhức và ngăn ngừa biến chứng viêm chân răng do sâu răng gây ra.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 – 4 chiếc lá hẹ, đem đi rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Thái nhỏ lá hẹ và cho vào cối để giã nát.
  • Bước 3: Lấy lá hẹ vừa giã đắp trực tiếp lên vùng răng bị sâu.
  • Bước 4: Cho bé ngậm lá hẹ trong khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ ra ngoài.

Mỗi ngày, các bé nên áp dụng cách trên khoảng 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả tối nhất. Sau một thời gian áp dụng, các triệu chứng sâu răng của trẻ chắc chắn sẽ dần được cải thiện.

2.5. Chữa sâu răng cho bé bằng gừng

Gừng là một nguyên liệu tự nhiên có tính nóng. Trong gừng tươi chứa tecpen, oleoresin, zingibain có khả năng kháng khuẩn cao và chống viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn giúp hiện tượng đau nhức răng sâu của trẻ nhanh chóng giảm bớt.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch một củ gừng tươi, để ráo nước và thái lát mỏng.
  • Bước 2: Đặt trực tiếp những miếng gừng vừa thái lên những chiếc răng sâu.
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ cắn dập để lấy nước từ củ gừng.
  • Bước 4: Cho trẻ nhai nhuyễn gừng cho đến khi nhạt vị.

Mỗi lần thực hiện, các mẹ có thể cho trẻ nhai 2 – 3 lát gừng tươi trong khoảng 10 phút. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để trẻ nhai gừng quá lâu bởi tính nóng của gừng có thể gây nhiệt miệng và ảnh hưởng tới vị giác.

Các hoạt chất trong gừng tươi giúp cơn đau răng sâu nhanh giảm bớt

Các hoạt chất trong gừng tươi giúp giảm bớt những cơn đau nhức do răng sâu

2.6. Chườm lạnh

Một trong những cách hiệu quả nhất để trẻ giảm bớt cơn đau nhức khi sâu răng là chườm lạnh. Phụ huynh có thể lấy một vài cục đá nhỏ bọc trong khăn mềm hoặc một cốc nước lạnh chườm lên vùng má bên ngoài chiếc răng bị sâu trong khoảng 10 – 15 phút.

Hơi lạnh tỏa ra sẽ làm co mạch máu và tê liệt dây thần kinh ở khu vực sâu răng. Nhờ vậy, những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng có dấu hiệu thuyên giảm. Tuy nhiên, các mẹ không nên chườm lạnh cho bé trong khoảng thời gian quá lâu, tránh trường hợp bỏng lạnh, làm cho các cơ trở nên đông cứng và gây tổn thương da.

3. Những phương pháp chữa sâu răng cho trẻ tại nhà có hiệu quả không

Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, các cách chữa sâu răng cho trẻ em tại nhà mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên không thể điều trị triệt để bệnh lý. Chúng chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng của sâu răng tạm thời và có tác dụng với trường hợp răng sâu ở mức độ nhẹ.

Bên cạnh đó, những mẹo chữa đau răng sâu cho bé tại nhà đòi hỏi các bé phải thực sự kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới có thể phát huy tác dụng. Riêng đối với những chiếc răng sâu nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến tủy, những phương pháp trên gần như không có hiệu quả.

4. Biện pháp điều trị dứt điểm sâu răng ở trẻ em

Để điều trị triệt để bệnh lý sâu răng ở trẻ em, cha mẹ nên cho bé tới các bệnh viện hoặc cơ sở răng hàm mặt uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.

Hiện các biện pháp trị sâu răng cho bé đang được áp dụng phổ biến là trám răng, điều trị bằng florua và nhổ răng

  • Trám răng: Phương pháp trám răng thường được các bác sĩ áp dụng đối với trường hợp trẻ bị sâu răng ở mức độ nhẹ, lỗ sâu nhỏ và chưa ảnh hưởng tới tủy. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị sâu. Sau đó, bác sĩ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy khoảng trống răng bị tổn thương. Chất trám giúp khôi phục cấu trúc của răng bị sâu, đồng thời cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
  • Điều trị bằng florua: Với trường hợp răng sâu mới chỉ đang ở giai đoạn khởi pháp, các bác sĩ thường chỉ định biện pháp điều trị bằng florua. Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng florua ở dạng gel phủ trực tiếp lên bề mặt răng sâu để phục hồi lớp men răng bị tổn thương. Quá trình điều trị thường chỉ mất khoảng vài phút. Sau khi bôi florua, trẻ cần tránh ăn uống trong khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Nhổ răng sâu: Nếu như răng sâu ở mức độ nghiêm trọng, đã ảnh hưởng tới tủy và không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, các bé sẽ phải nhổ bỏ răng. Việc cố giữ lại răng thật sẽ khiến cho vi khuẩn ngày một phát triển và ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong khoang miệng. Thậm chí, bé còn có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro như: nhiễm trùng chóp, mất răng hàng loạt, nhiễm trùng máu…
Phương pháp trám răng sâu

Phương pháp trám răng sâu

Với những cách chữa sâu răng ở trẻ em mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong bài viết trên, hy vọng các mẹ đã tìm được biện pháp phù hợp nhất để điều trị răng sâu cho bé. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu quả điều trị, các mẹ nên rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ sâu răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi