11/03/2023
*
Tác giả: nguyenhuong
Phẫu thuật đặt miếng sụn nhân tạo là cách nâng xương gò má hiệu quả nhất đối với trường hợp gò má thấp, má hóp, hai má không đồng đều hoặc bị biến dạng. Phương pháp trên có những ưu điểm nổi bật như tính thẩm mỹ cao, hiệu quả lâu dài, an toàn, không để lại sẹo và không ảnh hưởng đến sự linh hoạt của cơ mặt.
1. Khi nào cần tiến hành nâng xương gò má
Bác sĩ Vũ Minh Tân tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris đã chia sẻ, phương pháp nâng xương gò má phù hợp với những đối tượng dưới đây:
- Gò má thấp, xương gò má và cơ má ở ngay sát đáy mũi hoặc thấp hơn mũi, khiến cho tổng thể khuôn mặt thiếu cân đối.
- Má bị hóp vào sâu bên trong, lộ xương gò má làm gương mặt hốc hác và thiếu sức sống.
- Gò má ở hai bên mặt phát triển không đồng đều, bên cao, bên thấp.
- Xương gò má bị biến dạng do tai nạn hoặc những chấn thương xảy ra trong quá trình chơi thể thao.
- Người muốn nâng xương gò má để khuôn mặt trở nên đẹp, thanh tú, giúp tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.

Gò má thấp
2. Cách nâng xương gò má
Hiện phương pháp hiệu quả nhất để nâng xương gò má là phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sĩ sẽ tiến hành tạo một đường mổ nhỏ ở trong khoang miệng. Sau đó, các bác sĩ đưa miếng độn vào phần gò má để cải thiện khiếm khuyết gò má hóp, gò má không cân đối…
Những chất liệu độn mà bác sĩ thẩm mỹ sử dụng sẽ được cắt gọt cẩn thận để tạo hình gò má sao cho cân xứng với khuôn mặt và làm giảm thiểu nếp nhăn. Nhìn chung, đây là một phương pháp tương đối phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn cao. Đồng thời, quá trình phẫu thuật cần có sự hỗ trợ của các công nghệ và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách nâng xương gò má
3. Quy trình nâng xương gò má đúng chuẩn
Tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris, quá trình nâng xương gò má được tiến hành theo những bước dưới đây:
- Bước 1: Thăm khám và đánh giá
Bác sĩ thẩm mỹ sẽ trực tiếp kiểm tra và đánh giá những khuyết điểm của vùng gò má. Sau đó, dựa theo cấu trúc gương mặt của mỗi người, bác sĩ tư vấn cho khách hàng phương án thực hiện hiệu quả nhất.
- Bước 2: Chuẩn bị trước phẫu thuật
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe của khách hàng thông qua các xét nghiệm tổng quát như xét nghiệm máu, nước tiểu… để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và an toàn. Sau đó, bệnh viện sẽ chuẩn bị phòng phẫu thuật vô trùng đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Bước 3: Tiến hành phẫu thuật
Bác sĩ tiêm thuốc gây tê để giảm thiểu cảm giác đau nhức và khó chịu trong quá trình phẫu thuật. Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành nâng xương gò má. Tất cả các thao tác trong quá trình phẫu thuật đều được bác sĩ thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng xâm lấn nhiều tới các mô mềm xung quanh.
- Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật
Khách hàng được chuyển tới phòng hồi sức sau khi phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ theo dõi vết thương và tình trạng sức khỏe. Nếu như không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, bác sĩ sẽ hẹn lịch thăm khám và hướng dẫn khách hàng cách tự chăm sóc tại nhà.
- Bước 5: Kiểm tra lại kết quả
Khách hàng tới bệnh viện kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra độ hồi phục của vết thương và khả năng tương thích của miếng độn
4. Ưu, nhược điểm của phương pháp phẫu thuật nâng xương gò má
Phẫu thuật nâng xương gò má nhận được đánh giá tích cực từ nhiều bác sĩ bởi những ưu điểm nổi bật sau: tính thẩm mỹ cao, hiệu quả lâu dài, an toàn, không để lại sẹo và không ảnh hưởng đến sự linh hoạt của cơ mặt. Tuy nhiên, bất kì phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định.
4.1. Ưu điểm
Theo chia sẻ của bác sĩ Vũ Minh Tân, phương pháp nâng xương gò má có những ưu điểm nổi bật sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Phẫu thuật nâng xương gò má sẽ giúp khắc phục những khuyết điểm của vùng gò má như gò má thấp, má hóp, không cân đối hay má biến dạng. Nhờ vậy, sau khi phẫu thuật, bạn có thể hoàn toàn tự tin với một khuôn mặt cân đối, hài hòa và trẻ trung hơn.
- Hiệu quả lâu dài: Phương pháp phẫu thuật nâng gò má có thể duy trì hiệu quả thẩm mỹ trong thời gian dài. Thậm chí, nếu như bạn chăm sóc đúng cách, miếng độn nhân tạo còn có thể tồn tại tới 10 năm mà không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- An toàn: Miếng độn mà các bác sĩ sử dụng đều được làm từ những chất liệu an toàn, đã qua kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng. Vì vậy, chúng cực kỳ an toàn, không gây kích ứng mô mềm hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Không để lại sẹo: Như những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, miếng độn má được đưa vào thông qua vết mổ trong niêm mạc miệng. Do đó, phẫu thuật nâng xương gò má hoàn toàn không để lại sẹo xấu, gây mất mất thẩm mỹ.
- Không ảnh hưởng đến sự linh hoạt của cơ mặt: Quá trình phẫu thuật nâng xương gò má không tác động xấu tới sự linh hoạt của cơ mặt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc, ăn nhai…

Phẫu thuật nâng xương gò má có hiệu quả cao
4.2. Nhược điểm
Song song với những ưu điểm mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, phương pháp phẫu thuật nâng xương gò má vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm dưới đây:
- Có sự xâm lấn: Quá trình phẫu thuật nâng xương hàm gò má có sự xâm lấn tới niêm mạc miệng. Do đó, tình trạng đau nhức và khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau vài ngày.
- Chi phí: So với phương pháp tiêm filler và cấy mỡ, phẫu thuật nâng gò má có chi phí cao hơn. Đây chính là một lý do khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi chọn phẫu thuật.
- Mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng: Thời gian hồi phục của phẫu thuật nâng xương gò má cũng lâu hơn so với những phương pháp khác. Sau khoảng 7 – 10 ngày, vết thương mới lành lại. Do đó, bạn cần chăm sóc khoa học và kiêng khem cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không, kết quả sẽ khó đạt được như mong đợi.

Phẫu thuật nâng gò má gây đau do có sự xâm lấn
5. Lưu ý khi nâng xương gò má
Khi lựa chọn phương pháp nâng xương gò má, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ phương pháp nâng xương gò má để có thể dễ dàng trao đổi với bác sĩ về nhu cầu và mong muốn của bản thân.
- Chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo điều kiện vô khuẩn…
- Khai báo với các bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng để tránh xảy ra những rủi ro sau khi phẫu thuật.
- Không hút thuốc lá hoặc sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như bia, rượu… Chúng có thể khiến cho vết thương bị viêm nhiễm kéo dài.
- Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu như phát hiện những dấu hiệu bất thường như sưng tấy, đau nhức kéo dài, chảy máu dai dẳng…
- Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, dai. Bởi quá trình ăn nhai có thể vô tình tác động đến vết thương và làm kéo dài thời gian hồi phục.
- Hạn chế vận động mạnh cho tới khi miếng độn má ổn định hoàn toàn để tránh tình trạng xô lệch và ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ sau khi phẫu thuật.
- Vệ sinh vết thương đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn hiện tượng nhiễm khuẩn.
- Đến bệnh viện thăm khám định kỳ theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn.

Người mới nâng xương gò má không nên uống rượu
Như vậy, cách nâng xương gò má hiệu quả nhất chính là phẫu thuật đặt miếng độn. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, bạn nên lựa chọn những đơn vị thẩm mỹ uy tín và chăm sóc tại nhà đúng cách.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ hạ gò má
Đối với những người có làn da khỏe mạnh, căng bóng, không bị béo phì và bác
Nhiều biến chứng khi hạ gò má có thể xảy ra như dây thần kinh bị tổn
Hạ gò má 1 bên thường được áp dụng cho các trường hợp gò má bên cao
Niềng răng sẽ giúp hình dáng của vùng gò má có sự thay đổi nhất định, nhờ
Hạ gò má bằng botox là phương pháp làm đẹp có sự hạn chế tối đa các
Chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má cần tập trung vào các vấn đề nghỉ ngơi,