Có không ít cách trị nhức răng nhanh chóng mà bạn hoàn toàn thực hiện được tại nhà như đắp gừng, ngậm gel nha đam, nhai hành tây, súc miệng dầu cỏ xạ hương,… Nhờ các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, gây tê tự nhiên,… Một số các loại thuốc thường dùng : Paracetamol, Aspirin, Thuốc kháng sinh, Thuốc bôi giảm đau Benzocain, Thuốc kháng viêm không Steroid, Thuốc giảm đau Acetaminophen giúp làm giảm đau nhức răng một cách nhanh chóng
Trên thực tế có rất nhiều cách làm giảm đau răng khác nhau, nhưng không phải cách nào cũng có thể áp dụng được ngay lập tức, thậm chí bạn sẽ phải tốn không ít thời gian để chuẩn bị.
Trong khi đó, các cơn đau răng khi ập đến gần như không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Vì vậy, phần đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến với bạn 3 mẹo giảm đau răng là chườm đá lạnh, bấm huyệt và súc miệng nước muối. Không chỉ hiệu quả, đây đều là những cách dễ dàng thực hiện mọi lúc mọi nơi giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Chườm đá lạnh luôn là phương pháp giảm đau răng được đánh giá cao, ngay cả bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên áp dụng. Cơ chế hoạt động là lợi dụng nhiệt độ thấp của đá lạnh nhằm hạn chế tối lượng máu được vận chuyển đến vùng đang bị ảnh hưởng.
Từ đó, vùng răng bị đau nhức sẽ bị “tê liệt” tạm thời giúp bạn trở nên thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. Cần lưu ý là tránh chườm đá trực tiếp lên vùng răng bị đau hay trên má. Thay vào đó hãy bọc một vài viên đá vào túi hoặc vải sạch sau đó mới sử dụng.
Nghe qua có lẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy đây là một cách phức tạp, nhưng thực chất thì hoàn toàn ngược lại. Bấm huyệt giảm đau răng sẽ tác động tới các huyệt nằm trên đại đường và kinh vị, vì chúng sẽ đi qua các vùng đau của răng miệng.
Ngoài 3 huyệt trên, thì còn có một số huyệt khác như huyệt hợp cốc, giáp xa và hạ quan đều có tác dụng giảm đau nhức răng.
Trong muối có chứa hoạt chất sát khuẩn mạnh, những cơn đau nhức do sâu răng, viêm lợi, nha chu, viêm tủy,… nếu áp dụng việc súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý sẽ rất hiệu quả.
Để giúp xoa dịu các cơn đau thì bạn nên ngậm nước muối trong vòng 30 giây rồi mới nhổ ra. Chăm chỉ một ngày 2 – 3 lần bạn sẽ càng cảm nhận rõ được kết quả hơn.
Mẹo giảm đau răng dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi – Súc miệng nước muối
Nếu như 3 cách trên vẫn chưa đủ “độ” thì bạn hãy tham khảo ngay 10 cách trị nhức răng nhanh chóng như đắp gừng, tỏi, ngậm gel nha đam, súc miệng bằng dầu cỏ xạ hương,… sau đây cùng chúng tôi.
Gừng là một nguyên liệu rất quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình Việt và gần như được sử dụng mỗi ngày. Sở dĩ chúng trở thành phương pháp chữa đau nhức răng là bởi vì trong gừng Oleoresin, Tecpen và chất men Zingibain có đặc tính kháng khuẩn.
Kết hợp với tính nóng của gừng nên chúng sẽ giúp điều trị các bệnh lý răng miệng liên quan đến nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công.
Để tăng hiệu quả, khi đắp gừng lên vết đau bạn nên dập nát chúng ra để lấy nước hoặc nhai nhuyễn để các hoạt chất trên để thẩm thấu nhanh chóng. Ngoài ra, đơn giản hơn thì bạn cũng có thể uống trà gừng.
Đắp gừng lên vết đau – Giúp giảm đau nhức răng
Rất ít người biết rau dền có tác dụng trị nhức răng, tuy nhiên cách sử dụng của chúng thì sẽ có phần kỳ công hơn so với các phương pháp còn lại.
Theo đó, chúng ta cần phải áp dụng theo các bài thuốc cổ dân gian thì mới đem lại hiệu quả nhất định.
Trong tỏi có chứa không ít các hoạt chuẩn vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, nếu bạn đang bị các cơn đau nhức, ê buốt do tình trạng sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… thì chỉ cần dùng tỏi đắp trực tiếp lên là được.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với gừng hoặc muối để nâng cao về hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, kết hợp với thứ gì thì chỉ cần giã nhuyễn chúng với nhau rồi lấy để đắp.
Sử dụng tỏi giảm đau răng
Đây là một trong những cách trị nhức răng tại nhà nhanh nhất thường được nhiều người chia sẻ. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng, khiến kết quả không được như mong muốn.
Gel nha đam hay còn gọi là lô hội thường được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau trong y học. Đặc biệt trong đó phải kể đến tác dụng làm sạch, làm dịu các cơn đau nhức răng lợi.
Theo các bác sĩ nha khoa, gel nha đam có tác dụng tương tự như một chất kháng khuẩn tự nhiên, đồng thời giúp tiêu diệt phần nào các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Bạn chỉ cần bôi gel nha đam trực tiếp lên vùng răng bị đau, sau đó massage một cách nhẹ nhàng và ngậm trong vòng vài phút là các cơn đau sẽ biến mất.
Ngậm gel nha đam trị nhức răng
Nếu như bạn là một người yêu thích ẩm thực phương Tây thì ắt hẳn không còn xa lạ gì với cỏ xạ hương, khi mà chúng có tần suất xuất hiện trong các món ăn rất cao.
Trong xạ hương có chứa chất chống oxy hóa mạnh cùng với đó còn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và các cơ quan khác trong cơ thể. Nên các vấn đề như hôi miệng, viêm lợi, mảng bám hay sâu răng đều có thể điều trị bằng xạ hương.
Để chữa nhức răng tại nhà bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào trong nước sạch để dùng súc miệng như bình thường mỗi ngày.
Trong định hương có chứa rất nhiều Eugenol và đây chính là một hoạt chất có tác dụng gây tê. Ngoài ra, đinh hương còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Nên nếu như bạn nào đang bị nhiễm trùng răng hoặc nướu thì không nên bỏ qua “thần dược” trên.
Trị nhức răng bằng định hương cũng được tiến hành với nhiều cách khác nhau, đặc biệt phải kể đến như:
Trị nhức răng nhanh chóng bằng đinh hương
Tương tự như đinh hương, bạc hà cũng có tác dụng gây tê, kháng khuẩn mạnh. Nên khi dùng chỉ sau vài lần đã thấy được hiệu quả trong giảm đau, trị nhức răng.
Để bạc hà tiết được hết tinh chất thì trước khi pha trà bạn nên ngâm trong nước sôi khoảng 20 phút. Sau đó bạn dùng để uống hoặc làm nước súc miệng như thường lệ.
Không chỉ giúp trị nhức răng, hành tây còn giúp cầm máu nhanh chóng. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn nên các cơn đau răng của bạn sẽ được giải quyết tức thì chỉ cần bạn áp dụng đúng các bước dưới đây:
Nhai hành tây thái lát trị nhức răng
Ắt hẳn đây sẽ là cách khiến nhiều bạn phải bất ngờ, cỏ lúa mì thường chứa không ít các hợp chất có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó, có những hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm và đồng thời chống được cả oxy hóa.
Vì vậy, chúng giúp bạn chữa lành các tổn thương từ trong ra ngoài. Sử dụng nước có lúa mì để trị đau nhức răng cũng rất đơn giản.
Bạn chỉ cần xay nhuyễn có lúa mì với nước và dùng để súc miệng tối thiểu 2 lần/ngày, kiên trì một thời gian sau các cơn đau sẽ biến mất.
Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ, bạn có thể dùng rất nhiều loại thuốc để trị nhức răng như Paracetamol, Aspirin, kháng sinh, thuốc bôi Benzocain,…
Lưu ý chúng ta không nên sử dụng các loại thuốc trên một cách bừa bãi, ngay cả đối với những thuốc không cần kê đơn. Hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của dược sỹ và bác sĩ trong suốt quá trình sử dụng.
Paracetamol là một loại thuốc tiêu biểu trong việc điều trị các cơn đau từ nhẹ cho đến trung bình hoặc dùng để hạ sốt. Thuốc được sử dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em với liều lượng phù hợp. Ngoài ra, Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm nhiễm, vì không có tác dụng kháng viêm.
Còn đối với Aspirin được viết tắt từ cụm Acid Acetylsalicylic vừa là thuốc hạ sốt, chống viêm vừa là thuốc giảm đau. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình. Nhờ tác dụng chống viêm nên thuốc rất phù hợp để giảm đau răng do sâu, viêm lợi, nha chu,…
Riêng đối với thuốc kháng sinh thì cần phải có đơn của bác sĩ thì bạn mới mua được. Phụ thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân bác sĩ sẽ kê cho người bệnh dùng một số loại kháng sinh điều trị như Metronidazol, Spiramycin,…
Để điều trị dứt điểm, an toàn thì bạn nên tới cơ sở bệnh viện, nha khoa uy tín để thăm khám và được kê đơn thuốc kháng sinh giúp giảm nhức răng cụ thể.
Hoạt động theo cơ chế bôi trực tiếp trên vùng răng, nướu bị đau, nhức, Benzocain thuộc nhóm thuốc gây tê cục bộ và được dùng trong các trường hợp đau răng, kích ứng miệng và nướu răng. Ngoài ra, chúng còn được dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý cơ thể khác như đau họng, viêm tai giữa, kích ứng da ở mức nhẹ,…
Thuốc không được dùng đối với các trường hợp:
Đây là nhóm thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau, có hoặc không có tác dụng hạ sốt. Có thể kể đến một số loại thuốc kháng viêm không Steroid thường gặp như Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,…
Tùy theo từng loại thuốc bạn sử dụng mà công dụng trị nhức răng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Nhưng cần lưu ý khi dùng nhóm thuốc kháng viêm không có Steroid vẫn có những biến chứng không mong muốn. Nên bạn cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi sử dụng, xin tư vấn từ người bán thuốc hoặc bác sĩ.
Acetaminophen là thuốc được sử dụng rộng rãi với mục đích hỗ trợ giảm đau và hạ sốt. Hơn thế, thuốc còn được dùng cho cả trẻ em với liều lượng thấp theo cân nặng và độ tuổi của bé.
Điều quan trọng khi dùng Acetaminophen để trị nhức răng vẫn là sử dụng chính xác theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Vì đây là thuốc không cần kê đơn, nhưng không bởi vì vậy mà chúng sẽ an toàn tuyệt đối.
Việc dùng quá liều lượng hoặc sai mục đích luôn tiềm ẩn các rủi ro không mong muốn, đặc biệt là các tác động tiêu cực đến chức năng gan.
Các loại thuốc thường được chỉ định trị nhức răng
Với rất nhiều cách trị nhức răng nhanh chóng được chia sẻ trên đây, ắt hẳn bạn đã “bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích. Ngay cả khi các cơn đau nhức răng miệng chỉ là nhẹ thì vẫn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng ít nhiều đều cuộc sống, sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tất cả những cách trên chỉ mang tính chất tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm. Nếu như các cơn đau không giảm, tiếp tục tăng lên thì bạn nên thăm khám bác sĩ.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt