Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Bật mí cách chăm sóc sau gọt hàm và Thời gian nghỉ ngơi nhanh lành

Chăm sóc sau gọt hàm là rất cần thiết, thời gian nghi ngơi sau phẫu thuật ít nhất 3 ngày, từ 7-15 ngày sau đó có thể ăn cơm nhão, cháo có hạt và các loại thức ăn dễ nhai, hoạt động hàm không cần quá nhiều, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương. từ sau 1-2 tháng có thể để cơ hàm làm quen dần với các hoạt động nhai trở lại.

1. Chăm sóc khuôn hàm

Bệnh nhân sau khi gọt hàm nên chú ý chăm sóc khuôn hàm theo lời khuyên của bác sĩ. Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn sau đây: 

– Sử dụng băng ép liên tục cả ngày lẫn đêm nhằm cố định hình dáng gương mặt. Thời gian tối thiểu là 1 tuần để mô, cấu trúc xương, da đạt tính ổn định, khuôn hàm định hình theo đúng hướng. 

– Chườm lạnh từ 1 đến 3 ngày đầu quanh khu vực sưng tấy để giúp mạch máu co lại. Khuôn hàm bớt khó chịu, sưng đau và nhanh liền vết thương. Nên lựa chọn túi chườm làm từ plastic để mang lại hiệu quả cao nhất hoặc bọc đá trong túi nilon và khăn mặt. Chườm liên tục trong 60 phút, 3 phút nghỉ 15 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.  

– Sau khi kết thúc 3 ngày kết hợp cùng chườm nóng nhằm tăng tuần hoàn máu, giảm tích tụ máu bầm. Không nên chỉ tiến hành 1 phương pháp chườm lạnh duy nhất vì dễ gây tắc mạch máu, chảy máu trong. 

Tần suất các bác sĩ khuyến khích là luân phiên nhau, thời gian áp dụng cách nhau 4 giờ. Tuyệt đối không để nước tiếp xúc trực tiếp vào vị trí vết thương.  

– Đặt xung quanh đầu nhiều gối nhằm mục đích định hình khuôn hàm, tránh các va chạm dẫn đến tổn thương đến khu vực mới phẫu thuật.

– Sau khi tiến hành tháo băng nẹp nên làm một số động tác massage giúp dáng mặt mềm mại, tự nhiên hơn. 

– Vệ sinh mặt sạch sẽ bằng khăn bông ấm ráo nước mỗi ngày. 

– Không để bất cứ bụi bẩn, nước mưa dính vào vết thương.

– Trong trường hợp vùng khuôn hàm xuất hiện dấu hiệu lạ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. 

Chăm sóc khuôn hàm

Chăm sóc khuôn hàm

2. Chăm sóc khoang miệng

Khoang miệng cũng là vị trí cần chăm sóc đặc biệt sau khi tiến hành gọt hàm:

– Lựa chọn loại nước súc miệng phù hợp với bản thân dùng liên tục trong vòng 10 ngày hậu phẫu. 

– Pha nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng thường xuyên. Mục đích nhằm tránh sâu răng, viêm nhiễm vết thương. 

– Sử dụng thêm các sản phẩm chuyên dụng ngăn ngừa hôi miệng nếu như hơi thở có mùi khó chịu kéo dài. 

– Có thể dùng máy tăm nước để ở chế độ thấp nhất vệ sinh khoang miệng sau phẫu thuật. 

Chăm sóc khoang miệng

Chăm sóc khoang miệng

3. Cách ăn uống sau khi phẫu thuật gọt hàm

Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục của vết thương. Nếu chỉ ăn nhầm 1 loại thực phẩm nào cũng sẽ tăng nguy cơ dị ứng, biến chứng hoặc tổn thương nghiêm trọng: 

3.1. Chăm sóc sau gọt hàm với những thực phẩm nên ăn sau khi gọt hàm

– Trong vòng 2 ngày hậu phẫu: Bệnh nhân nên ăn thực phẩm mềm, nhuyễn như: súp loãng, cháo xay kết hợp với uống nước trái cây. Toàn bộ quy trình ăn uống không nên mở miệng rộng hơn 1cm. 

Có thể sử dụng ống tiêm cỡ lớn hoặc thìa nhỏ của trẻ con để đưa thức ăn vào. Hạn chế tối đa hoạt động nhai, chỉ đưa thức ăn vào và nuốt ngay lập tức.  

– Ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Bệnh nhân đã có thể sử dụng đồ ăn lỏng nhưng cần lưu ý không nhai mạnh, chỉ đưa vào miệng là nuốt xuống. 

– Ngày thứ 7 đến ngày 15: Chuyển sang cháo dinh dưỡng, cơm nhão, món ăn dễ nhai. Không vận động cơ hàm quá nhiều nhằm tránh làm ảnh hưởng đến vết thương hoặc mắc vào răng. 

– Trong thời gian hậu phẫu, bệnh nhân nên bổ sung vitamin từ rau xanh: rau bina, rau dền, rau cải… Tăng cường sử dụng các loại nước ép trái cây bổ dưỡng từ: bưởi, cam, quýt, nho, kiwi. 

– Chia nhỏ lượng thức ăn thành 5 đến 6 bữa mỗi ngày để giảm bớt áp lực lên khuôn hàm. 

Thực phẩm nên ăn sau khi gọt hàm

Thực phẩm nên ăn sau khi gọt hàm

3.2. Chăm sóc sau gọt hàm với những thực phẩm không nên ăn sau khi gọt hàm

Sau khi hoàn thành quy trình gọt hàm bệnh nhân cần tránh sử dụng các nhóm thực phẩm sau đây:

– Những món ăn tăng nguy cơ để lại sẹo như: rau muống, thịt bò, trứng. 

– Thực phẩm dễ gây sưng tấy, mưng mủ như: xôi nếp, bí đao.

– Những thực phẩm làm cho vết thương lâu hồi phục: bánh kẹo ngọt, nội tạng động vật, rau củ muối lên men (kim chi, cà pháo, dưa chua), mỡ động vật…

– Các món ăn có nguy cơ gây dị ứng như: thủy hải sản.

– Kiêng các loại thức ăn chế biến từ gia cầm: gà, ngan, vịt, ngỗng. 

– Không ăn những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng: ớt, tỏi, tiêu, hành.

– Tránh ăn các loại hạt vì tăng nguy cơ dị ứng và khiến cơ hàm hoạt động nhiều: hạt dẻ, hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân, đậu…  

– Tuyệt đối kiêng sử dụng rượu, bia, nước uống lên men. 

Thực phẩm không nên ăn sau khi gọt hàm Chăm sóc sau gọt hàm

Thực phẩm không nên ăn sau khi gọt hàm

Chăm sóc sau gọt hàm cần được thực hiện nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết thương hồi phục đúng theo dự kiến. Nhờ quá trình này mà khuôn mặt mang dáng vẻ tự nhiên, mềm mại và có được tính thẩm mỹ như mong đợi.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Chăm sóc sau gọt hàm
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi