Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm chuẩn nhất

Chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm cần chú trọng vào các vấn đề vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, dùng thuốc, chế độ ăn uống và chăm sóc vết thương. Do có tác động xâm lấn khi thực hiện và vết thương lại nằm trong khoang miệng, nên việc chăm sóc cần được chú trọng nhiều hơn. Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc giai đoạn hậu phẫu thuật là tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.

1. Các triệu chứng có thể gặp sau khi độn cằm

Phẫu thuật độn cằm là giải pháp khắc phục triệt để các khuyết điểm về dáng cằm, với kết quả làm đẹp duy trì lâu dài.

Thế nhưng, vì có tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện cũng như một vài nguyên nhân khác nên sau khi phẫu thuật xong bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng mà hầu hết mọi người đều gặp phải sau khi phẫu thuật độn cằm. Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn vì chất liệu độn mới đặt vào hoặc do tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện.
  • Sưng tấy, bầm tím: Thông thường, triệu chứng sưng tấy, bầm tím thường xảy ra nhiều hơn ở những người có da mặt đã bị lão hóa, trùng nhão, kém săn chắc. Thông thường tình trạng trên sẽ giảm dần trong tuần đầu tiên.
  • Tổng thể gương mặt bị mất đi tính cân đối tạm thời: Vì xảy ra tình trạng sưng nề, nên gương mặt của bạn sẽ bị mất đi tính cân đối tạm thời.
  • Tê bì nhẹ hoặc giảm cảm giác vùng da mặt: Nguyên nhân có thể là do da mặt bị căng giãn nên ảnh hưởng đến cảm giác vùng da mặt. Tuy nhiên, sau khi vết thương đã lành và chất liệu độn đã ổn định thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
  • Các triệu chứng khác: Ngạt mũi do đặt miếng xốp trong hốc mũi, khó há miệng do tình trạng đau nhức hoặc sưng tấy, chảy nước mắt…
Các triệu chứng có thể gặp sau khi độn cằm

Các triệu chứng có thể gặp sau khi độn cằm

2. Cách chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm đúng chuẩn

Ngoài việc khắc phục các triệu chứng trên, thì để vết thương mau lành, kết quả làm đẹp được đúng ý thì việc chăm sóc ở giai đoạn hậu phẫu thuật độn cằm luôn là điều vô cùng quan trọng.

Theo đó, khi chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm bạn cần chú trọng vào các vấn đề chính như chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, chế độ dinh dưỡng…

2.1. Đối với chế độ nghỉ ngơi

Không giống như tiêm filler, sau khi tiến hành phẫu thuật độn cằm bạn sẽ phải có một khoảng thời gian nghỉ ngơi đủ lâu nhằm giúp vết thương không bị ảnh hưởng xấu cũng như giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn.

  • Trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật, bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức.
  • Không gãi, va chạm hoặc đè vào vùng phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, bầm tím nhiều hơn.
  • Tránh các tư thế gây áp lực lên vùng phẫu thuật như tư thế cúi đầu thấp, nằm dốc đầu…
  • Hạn chế cười, há miệng to nhằm tránh gây ra các tác động xấu tới vết thương.
  • Khi ngủ hãy giữ cho phần đầu của mình cao hơn phần cơ thể phía dưới trong vòng vài ngày vừa giúp giảm đau vừa hạn chế chảy máu.
  • Tuyệt đối không xông hơi tối thiểu trong 4 tuần sau phẫu thuật vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục.
Đối với chế độ nghỉ ngơi

Đối với chế độ nghỉ ngơi

2.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vì phần lớn các ca phẫu thuật độn cằm đều được thực hiện trong khoang miệng nên vấn đề vệ sinh răng miệng cần phải chú ý hơn rất nhiều.

Để tránh gây ảnh hưởng tới vết thương thì trong mấy ngày đầu tiên bạn không nên đánh răng ngay. 

Thay vào đó, bạn chỉ cần súc miệng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng betadine hay listerine 5 – 6 lần/ngày để tránh nhiễm trùng vết thương cũng như giữ gìn sức khỏe răng miệng.

Những ngày sau khi chải răng cần tránh chải vào vết thương, chải răng một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Bạn vẫn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm ở trên.

2.3. Chăm sóc vết thương

Đối với phương pháp phẫu thuật độn cằm thì sau khi thực hiện xong sẽ để lại vết thương hở trong khoang miệng. Vì thế, bạn cần chăm sóc vết thương một cách cẩn thận, nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.

  • Thay băng trong vòng 24 tiếng sau phẫu thuật.
  • Mang đai định hình ngay sau khi phẫu thuật sẽ giúp giảm tình trạng sưng nề cũng như cố định chất liệu độn.
  • Để giảm tình trạng sưng đau bạn hãy chườm lạnh trong 2 ngày đầu và sau đó chuyển sang chườm ấm sẽ giúp giảm bầm tím.
  • Cắt chỉ sau khi vết thương của bạn đã lành.
Chăm sóc vết thương

Chăm sóc vết thương

2.4. Chế độ dinh dưỡng

Tuy là kỹ thuật không quá phức tạp trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng bạn vẫn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau khi độn cằm, nhất là trong giai đoạn lành thương.

  • Trong vòng 7 – 10 ngày đầu sau phẫu thuật, tránh ăn những thực phẩm cứng, cay, nhiều axit.  Nên ăn các món mềm như cháo, súp, thực phẩm ninh nhừ hoặc xay nhuyễn.
  • Kiêng ăn thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống.
  • Kiêng ăn những thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, đồ nếp, đồ tanh…
  • Kiêng ăn các thực phẩm gây ảnh hưởng tới sắc tố da như thịt bò, trứng..
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… vì chúng sẽ khiến quá trình hồi phục vết thương kéo dài, thậm chí là tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2.5. Đối với việc dùng thuốc

Trong mọi trường hợp bạn cần sử dụng thuốc theo đúng đơn, đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khi độn cằm xong, bác sĩ thẩm mỹ sẽ kê thuốc giảm đau, chống sẹo, chống phù nề… cho khách hàng. Nhờ vậy quá trình lành thương sẽ diễn ra nhanh chóng và hạn chế tối đa các biến chứng, rủi ro có thể xảy ra.

Nhiệm vụ duy nhất của bạn là dùng thuốc theo đúng đơn đã được kê. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc, liều lượng hay cách sử dụng.

Đối với việc dùng thuốc

Đối với việc dùng thuốc

3. Lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc phẫu thuật độn cằm

Đã có không ít trường hợp sau khi độn cằm xảy ra biến chứng do cách chăm sóc hậu phẫu không đúng.

Vì thế, để đảm bảo vết thương mau chóng lành lại và kết quả thẩm mỹ được tốt nhất bạn cần bổ sung thêm một số lưu ý quan trọng dưới đây đối với vấn đề chăm sóc sau khi phẫu thuật độn cằm.

Thứ nhất: Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ về việc chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm để đảm bảo sự hồi phục tốt nhất.

Thứ hai: Luôn chú ý đến những triệu chứng sau phẫu thuật và đến bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bất thường như đau nhức sau khi độn cằm kéo dài, vết thương mưng mủ…

Thứ ba: Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ thẩm mỹ để kiểm tra sự hồi phục và đảm bảo rằng phẫu thuật độn cằm đã thành công.

Lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc phẫu thuật độn cằm

Lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc phẫu thuật độn cằm

4. Những câu hỏi thường gặp sau phẫu thuật độn cằm

Tuy rằng đã không còn là giải pháp làm đẹp quá mới lạ, thế nhưng ắt hẳn không phải ai trong chúng ta cũng đã hiểu rõ về phẫu thuật độn cằm.

Hơn thế, với tâm lý của những người chuẩn bị độn cằm thì họ luôn muốn tìm hiểu rất kỹ lưỡng về phương pháp mình sẽ thực hiện với rất nhiều câu hỏi khác nhau như độn cằm được nằm nghiêng không, độn cằm bao lâu thì tháo băng…

4.1. Độn cằm có được nằm nghiêng không

Theo các bác sĩ thẩm mỹ tại Bệnh viện Paris, sau phẫu thuật độn cằm bạn không nên nằm nghiêng nhằm tránh tác động lực mạnh làm ảnh hưởng tới vết thương cũng như dáng cằm.

Nguyên nhân là vì khi vừa phẫu thuật xong, vết thương vẫn còn bị đau nhức, sưng tấy và chất liệu độn chưa được ổn định nên cần có thời gian để hồi phục. 

Khi nằm nghỉ ngơi hoặc đi ngủ bạn nên cố gắng nằm theo tư thế ngửa mặt lên trên và giữ cho phần đầu được cao hơn so với bình thường.

4.2. Độn cằm bao lâu thì tháo băng

Trung bình sau 5 ngày bạn đã có thể tháo được băng ép ngoài mặt. Tuy nhiên, thời gian tháo băng ép sau phẫu thuật độn cằm sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Nó có thể từ vài ngày đến một tuần hoặc thậm chí lâu hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định thời gian tháo băng ép ngoài mặt sau khi đã kiểm tra tình trạng hồi phục của khách hàng trực tiếp.

Sau khi tháo băng, bạn vẫn cần tiếp tục chăm sóc và bảo vệ vùng phẫu thuật như lúc trước. Nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chảy máu, phù nề nghiêm trọng… cần thông báo ngay cho bác sĩ.

4.3. Độn cằm bao lâu nhai được

Thực chất thì sau phẫu thuật độn cằm bạn đã có thể ăn nhai được đồ mềm, lỏng như cháo, súp… Nhưng để ăn nhai một cách thoải mái, bình thường thì phải sau phẫu thuật từ 1 – 3 tháng.

Lúc bấy giờ vết thương mới lành hoàn toàn, chất liệu độn đã cố định và cơ thể đã thích ứng với “vật thể” mới. Nên dù bạn có ăn nhai những đồ cứng, dai cũng không bị đau hay ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ nữa.

Ngoài ra, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo quá trình phục hồi được diễn ra một cách tốt nhất, cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4.4. Độn cằm bao lâu thì đánh răng được

Theo các bác sĩ thẩm mỹ, nhằm giúp vết thương mau chóng phục hồi thì bạn cần tránh đánh răng hàm dưới trong thời gian 2 tuần. Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể chải răng hàm trên và kết hợp súc miệng nước muối hoặc các sản phẩm chuyên dụng như chúng tôi đã đề cập đến.

Như vậy, sau 2 tuần – vết thương đã liền miệng thì bạn đã có thể đánh răng được như bình thường. Thế nhưng bạn vẫn nên hạn chế chải răng hay tác động mạnh trong quá trình vệ sinh răng miệng vào vị trí phẫu thuật.

Những câu hỏi thường gặp sau phẫu thuật độn cằm

Những câu hỏi thường gặp sau phẫu thuật độn cằm

Trên đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc sau phẫu thuật độn cằm “chuẩn không cần chỉnh” mà bạn không nên bỏ qua. Không khó để thấy rằng, việc chăm sóc sau khi tiến hành phẫu thuật độn cằm không hề quá khó nếu như chúng ta tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, chỉ cần chăm sóc đúng cách thì quá trình lành thương sau độn cằm sẽ được diễn ra một cách thuận lợi và bạn sẽ sở hữu ngay một dáng cằm ưng ý. Vậy nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến chủ đề của bài hãy liên hệ cho Bệnh viện Paris.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ chăm sóc độn cằm
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi