Chảy máu chân răng không ngừng cho thấy cơ thể đang có dấu hiệu thiếu chất, đây là một trong các dấu hiệu còi xương, viêm nha chu, áp xe, tiểu đường, suy giảm tiểu cầu, thiếu vitamin K, vitamin K giúp màu đông đúng cách, do đó khi chảy máu chân răng không ngừng là do cơ thể đang thiếu loại vitamin K, cần tiến hành bổ sung kịp thời. Bạn có thể cầm máu bằng bông, gạc hoặc đá lạnh, nhưng hãy đi cấp cứu ngay nếu máu vẫn chảy liên tục.
Chảy máu chân răng không ngừng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng đều liên quan đến các bệnh lý răng miệng, thậm chí là bệnh lý toàn thân. Điển hình phải kể đến như viêm nha chu, viêm nướu, áp xe, tiểu đường, giảm tiểu cầu,…
Nếu như không thăm khám bác sĩ kỹ lưỡng thì rất khó để phân biệt được tình trạng mà bạn đang gặp phải là do đâu. Bởi về tổng quan chung thì đây là một cảnh báo về sức khỏe cơ thể của bạn đang có vấn đề.
Thường thì tình trạng chảy máu chân răng khi bị viêm nha chu, viêm nướu không phải là điều gì đó quá lạ. Do vùng nướu bị vi khuẩn tấn công sẽ trở nên kích ứng bị sưng tấy, đỏ và không còn ôm sát vào thân răng như ban đầu.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các mô mềm ngày càng tổn thương nặng hơn, xuất hiện các ổ mủ ở chân răng thì hoàn toàn có thể dẫn đến chảy máu không ngừng.
Từ đó còn xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn nữa như chân răng lung lay, bị tách ra khỏi nướu và có nguy cơ phải đối diện với tình trạng mất răng. Hơn thế, khi viêm nha chu, viêm nướu đã bị chảy máu không ngừng thì ngay cả khi điều trị thì tỷ lệ hồi phục lại như cũ cũng rất thấp.
Viêm nha chu, viêm nướu – Gây chảy máu chân răng
Lại thêm một bệnh lý răng miệng nữa trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không ngừng. Áp xe răng là bệnh lý gây ra không ít đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Về bản chất thì chúng chính là các ổ mủ hình thành dưới chân răng do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ở những trường hợp nặng, vi khuẩn sẽ tấn công xuống sâu hơn vào tận tủy răng gây chết tủy và gây viêm nhiễm lan rộng sang các vùng khác. Tuy nhiên, vị trí đau nhất vẫn là nơi bị áp xe và đây cũng chính là nơi bị chảy máu, mủ.
Ở những người bị bệnh tiểu đường thì lượng đường trong tuyến nước bọt bao giờ cũng cao hơn nhiều so với người khỏe mạnh bình thường. Do đó, sẽ tạo nên một môi trường phát triển đầy thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển nhanh chóng.
Theo các bác sĩ chảy máu chân răng không ngừng thường gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân tiểu đường loại 1 và loại 2. Đây là một dạng biến chứng tiểu đường đã xuất hiện ở rất nhiều bệnh nhân.
Ngoài ra, bởi lượng đường trong cơ thể cao nên ngay cả khi khoang miệng gặp một tổn thương nhẹ thì cũng mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Nên dù ban đầu chỉ là viêm lợi nhẹ thì cũng chỉ vài ngày sau đã chuyển nặng.
Bị bệnh tiểu đường – Gây chảy máu chân răng
Đây có lẽ là một bệnh lý mà không ai muốn gặp phải, bệnh bạch cầu thực chất là một dạng ung thư máu. Do sản xuất quá mức các tế bào bạch cầu trong máu một cách bất thường nên người bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, kiệt sức và rối loạn chảy máu.
Và chảy máu chân răng không ngừng chính là một trong những tình trạng nằm trong danh sách đó.
Việc điều trị bệnh bạch cầu thường rất phức tạp do phụ thuộc vào từng loại và các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều phác đồ điều trị phù hợp, đạt được kết quả cao và dẫn đến thành công.
Chứng suy giảm tiểu cầu là nguyên nhân trực tiếp khiến nhiều người bị chảy máu ở răng không thể cầm được. Theo đó, tiểu cầu là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu và đông máu.
Nhưng khi lượng cầu không đủ, giảm xuống mức thấp và cụ thể là dưới 20.000/micro lít máu, có thể gây triệu chứng chảy máu kéo ngay cả khi bạn chỉ bị đứt một vết nhỏ trên tay. Hơn thế, nhiều người còn gặp phải tình trạng chảy máu tự pháp không kiểm soát được.
Trong khi đó, nguyên nhân gây ra chứng giảm tiểu cầu lại xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, ngay cả đối với những người bị sốt xuất huyết hay bạch cầu cũng sẽ có dấu hiệu đó.
Giảm tiểu cầu – Gây chảy máu chân răng không ngừng
Đôi khi chứng chảy máu chân răng không ngừng lại là một cảnh báo về sự thiếu thụ vitamin K, C của cơ thể. Trong đó vitamin K có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình đông máu đúng cách. Còn vitamin C lại tác động đến sự phát triển và quá trình chữa lành các các mô nướu.
Vì vậy, nếu không đảm bảo đủ lượng vitamin K và C tối thiểu đều trở thành nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu và nặng hơn là không cầm được. Ngoài ra, mặc dù rất ít khi thấy thì việc thiếu vitamin C còn khiến trẻ bị còi xương, trở nên yếu ớt, khoang miệng rất dễ bị tổn thương.
Nếu gặp phải tình trạng chảy máu chân răng bất thường, không ngừng được thì bạn nên dùng bông, gạc để cầm máu hoặc chườm đá lạnh và cuối cùng là đến nha khoa thăm khám.
Bởi xét cho cùng việc chúng ta tự xử lý chỉ là phương án tạm thời, không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Cũng giống như việc cầm máu đối với các vị trí khác trên cơ thể, hãy dùng bông hoặc gạc (đã tiệt trùng sạch sẽ) đặt lên vị trí răng đang bị chảy máu và giữ nguyên cho đến khi cảm thấy máu đã ngừng chảy.
Đây là cách đơn giản và cũng được các bác sĩ áp dụng rất nhiều, nhưng đối với những người mắc chứng máu khó đông thì sẽ mất nhiều thời gian để giữ bông/gạc lâu hơn.
Dùng bông, gạc cầm máu
Chườm đá lạnh là một biện pháp rất hữu ích giúp chúng ta trong việc cầm máu, bởi đá lạnh sẽ khiến các mạch máu bị co lại nhanh chóng.
Cần lưu ý là không nên chườm đá trực tiếp nên vùng chân răng đang bị chảy máu, vì có thể gây bỏng lạnh. Thay vào đó, bạn nên bọc đá bằng vải mỏng rồi mới bắt đầu thực hiện với nguyên tắc chườm 10 phút – nghỉ 10 phút.
Trong trường hợp khi đã áp dụng cả hai phương pháp trên hoặc muốn biết nguyên nhân do đâu, để điều trị dứt điểm thì bạn vẫn nên đến các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám.
Với chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn các bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định được nguyên nhân. Sau đó là đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp, chi tiết đối với từng bệnh nhân.
Đến nha khoa khám
Có 4 dấu hiệu khi chảy máu chân răng cần phải đưa đi cấp cứu ngay là chảy nhiều – dữ dội, liên tục trong 10 phút không ngừng, mạch đập không ổn và máu bắn thành từng tia.
Bởi có không ít trường hợp chảy máu chân răng không cầm được sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng, nên cần phải thật bình tĩnh để xử lý và phán đoán tình huống để đưa ra quyết định chính xác.
Máu từ chân răng chảy nhiều, dữ dội một cách bất thường không thể kiểm soát là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cần phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất được được cấp cứu.
Bởi chưa cần biết nguyên nhân là gì thì khi cơ thể bị mất đến 50% lượng máu, nếu không được can thiệp kịp thời có thể mất hoàn toàn khả năng tự bơm máu. Đồng thời cũng không thể duy trì lượng oxy tối thiểu làm nhiệm vụ nuôi sống các tế bào, cuối cùng tim ngừng đập.
Nếu như bạn đã áp dụng hai cách cầm máu mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, nhưng sau 10 phút không thấy có dấu hiệu ngừng chảy thì nên liên hệ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn hoặc tự di chuyển đến.
Trong quá trình di chuyển nên dùng bông hoặc gạc để giữ trên vùng răng đang bị chảy máu.
Khi máu ở chân răng chảy không ngừng mà có hiện tượng mạch đập bất ổn thì cần phải cấp cứu cho người bệnh ngay lập tức. Do lượng máu giảm nhanh sẽ khiến việc duy trì lượng oxy trong máu bị cản trở khiến chức năng tim, phổi gặp vấn đề.
Phần lớn chảy máu chân răng sẽ chảy từ từ với lượng nhỏ nên khi có hiện tượng máu bắn thành tia thì rất nguy hiểm. Rất có thể mạch máu ở chân răng đã bị vỡ, nếu không kịp thời cầm máu sẽ dẫn đến việc mất máu nhanh chóng.
Những dấu hiệu chảy máu chân răng không ngừng phải cấp cứu
Để phòng ngừa tình trạng trên bạn nên dùng bàn chải lông mềm, ăn uống đủ chất và định kỳ 6 tháng 1 lần nên đi khám.
Việc sử dụng bàn chải có lông cứng cộng thêm thao tác đánh răng dùng nhiều lực sẽ gây tổn thương cho khoang miệng. Các vùng tổn thương sau đó sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và phát triển thành bệnh lý răng miệng.
Vì vậy ưu tiên dùng bàn chải mềm, sau 3 – 4 tháng nên thay một lần sẽ giúp bạn hẹn chế tình trạng chảy máu răng nói chung.
Ăn uống để chất vừa giúp phòng tránh các nguyên nhân gây chảy máu vùng chân răng không ngừng (do thiếu vitamin K và C), lại vừa đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho cơ thể của chúng ta.
Đặc biệt, nên tăng lượng răng xanh, hoa quả giảm đồ ăn cay nóng, chiên mỡ trong thực đơn hàng ngày. Cần đủ chất nhưng chúng ta vẫn nên ưu tiên các dưỡng chất tốt mà vẫn cung cấp nguồn năng lượng cao mỗi ngày.
Hầu hết thì chỉ khi bị chảy máu chân răng không thể cầm được thì mọi người mới đi khám, điều trị. Nhưng có những bệnh lý thì việc chữa trị lúc đó lại đã muộn.
Nên hãy tự xây dựng cho mình một thói quen tốt là khám định kỳ 6 tháng 1 lần dù là nha khoa hay tổng thể đi chăng nữa. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm nhất để có phương án “đón đầu”, tránh các biến chứng nguy hiểm lâu dài.
Ăn uống đủ chất giúp phòng ngừa hiện tượng chảy máu chân răng không ngừng
Dù là nguyên nhân gì thì tình trạng chảy máu chân răng không ngừng đều tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, không chỉ là sức khỏe răng miệng mà còn liên quan đến sức khỏe tổng thể. Nhất là đối với những dấu hiệu chuyển biến nặng bất thường còn có nguy cơ tử vong. Do đó, căn cứ vào tình trạng thực tại việc đến các cơ sở y tế uy tín để tìm kiếm sự hỗ trợ vẫn là giải pháp tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt