Niềng răng bằng mắc cài kim loại, mắc cài pha lê, mắc cài sứ và khay trong suốt là các phương pháp chỉnh hàm lệch không phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến. Tùy vào nhu cầu của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ thực sự có hiệu quả đối với trường hợp hàm sai lệch do răng.
Bác sĩ Tô Tiến Dũng tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris cho biết, hàm bị lệch thường xảy ra do những nguyên nhân sau:
Các răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, không đúng vị trí sẽ khiến cho khớp cắn hai hàm không có sự tương quan với nhau. Ngoài ra, cung hàm không còn đủ khoảng trống cũng khiến cho răng khôn mọc sai lệch, chèn ép sang những răng ở vị trí lân cận. Dần dần, các răng trên cung hàm sẽ bị xô lệch, gây sai khớp cắn.
Những thói quen được hình thành ngay từ khi còn bé như đẩy lưỡi, chỉ nhai thức ăn 1 hàm hay chống tay ở 1 bên cằm cũng có thể khiến cho khớp cắn hai hàm bị sai lệch. Bởi khi xương hàm vẫn chưa phát triển, những lực nhỏ tác động liên tục trong nhiều ngày có thể khiến cho hàm lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Trên thực tế, có đến 70% trường hợp hàm lệch là do di truyền từ những người thân trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ. Bởi hầu hết các yếu tố liên quan đến răng và hàm đều có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay chấn thương trong quá trình chơi thể thao cũng có thể tác động vào phần hàm và gây biến dạng.
Thói quen nằm nghiêng khi ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng hàm lệch. Bởi cơ mặt thường xuyên bị đè nén trong khoảng thời gian dài rất dễ bị lệch, làm cho xương hàm hai bên phát triển không đồng đều và khiến cho gương mặt mất đi sự cân đối.
Đây là hiện tượng thường xảy ra đối với những người bị lỏng dây chằng và cơ xương hàm. Khi bị trật khớp hàm, hàm sẽ bị nhô ra phía trước kèm theo tình trạng đau nhức và khó chịu.
Niềng răng là giải pháp nắn chỉnh răng khấp khểnh, răng thưa… về đúng vị trí. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chỉnh nha tay nghề kém, đặt lực kéo không chuẩn thì có thể khiến cho răng, hàm bị sai lệch nghiêm trọng hơn trước.
Thói quen nằm nghiêng có thể gây lệch hàm
Theo bác sĩ Tô Tiến Dũng, hiện tượng hàm lệch hoàn toàn có thể được khắc phục bằng chỉnh nha mà không cần phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ phát huy tác dụng đối với trường hợp hàm lệch do răng mọc lộn xộn. Các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ cần thiết để kéo răng trở về đúng vị trí trên cung hàm.
Đối với các trường hợp hàm bị lệch liên quan đến cấu trúc xương hàm như di truyền, chấn thương… phương pháp niềng răng gần như không có hiệu quả. Bởi về bản chất, chỉnh nha chỉ làm thay đổi vị trí răng chứ không hề tác động tới cấu trúc của xương hàm. Khi đó, bạn nên tiến hành phẫu thuật thì mới có thể khắc phục được triệt để.
Hiện các phương pháp niềng răng chỉnh hàm lệch đang được nhiều người lựa chọn là niềng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê và khay trong suốt.
Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống nhưng đem đến hiệu quả vượt trội. Mắc cài kim loại được làm từ hợp kim nên có độ chịu lực khá tốt. Các bác sĩ sẽ gắn mắc cài, dây cung, thun buộc… trực tiếp lên bề mặt hàm răng. Sau đó, khí cụ chỉnh nha nhanh chóng tác động lực để kéo răng mọc sai lệch trở về vị trí chuẩn trên cung hàm.
Niềng răng mắc cài đang được chia thành 2 loại chính là:
Niềng răng bằng mắc cài kim loại
Xét về cơ chế hoạt động và phân loại, phương pháp niềng răng mắc cài sứ cũng tương tự như mắc cài kim loại. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phương pháp trên là chất liệu của mắc cài.
Mắc cài sứ được làm từ sứ cao cấp với màu sắc gần tương đồng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Do đó, niềng răng mắc cài sứ phù hợp với những người làm công việc đặc thù, hay phải giao tiếp hoặc đứng trước đám đông như giáo viên, MC, ca sĩ…
Tuy nhiên, do được làm từ chất liệu sứ nên mắc cài có thể bị nứt, vỡ khi va chạm mạnh. Bên cạnh đó, mắc cài sứ cũng rất dễ bị nhiễm màu nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm sẫm màu và không vệ sinh răng miệng đúng cách.
Niềng răng mắc cài pha lê cũng có cơ chế hoạt động giống với mắc cài kim loại. Tuy nhiên, nhờ được làm từ pha lê trong suốt nên có tính thẩm mỹ cao hơn, ít bị lộ mắc cài trong quá trình đeo niềng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin và thoải mái khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Chất liệu pha lê cực kỳ an toàn, lành tính nên không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Nhưng tương tự như mắc cài sứ, chúng rất dễ bị vỡ khi chịu lực tác động mạnh và nhiễm màu thực phẩm.
Trong các phương pháp niềng răng chỉnh hàm lệch, chỉnh nha bằng khay trong được xem là giải pháp toàn diện nhất, kể cả về hiệu quả, mức độ an toàn lẫn tính thẩm mỹ. Thông thường, quá trình chỉnh nha cần sử dụng khoảng 20 – 55 khay niềng. Mỗi khay sẽ dịch chuyển răng khoảng 0,25 mm.
Khay trong được thiết kế với màu sắc trong suốt và ôm khít vào cung hàm nên không bị lộ ra ngoài như khi niềng bằng mắc cài. Thậm chí, mọi người xung quanh còn khó có thể phát hiện bạn đang đeo niềng ngay cả khi quan sát ở khoảng cách gần.
Khí cụ chỉnh nha có bề mặt trơn, nhẵn nên không làm tổn thương tới các bộ phận trong khoang miệng như má, môi hay lưỡi. Chưa hết, khi sử dụng khay trong, bạn có thể dễ dàng tháo lắp nên không gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, bạn cần đeo khay ít nhất 22h/ngày để đảm bảo răng dịch chuyển đúng tiến độ.
Khay niềng có màu trong suốt nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao
Khi áp dụng phương pháp chỉnh hàm lệch không phẫu thuật, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Người niềng răng nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể chỉnh hàm lệch không phẫu thuật đối với trường hợp do răng mọc lộn xộn. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn tại những cơ sở uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt