Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

3 phương pháp chỉnh răng móm cho bé mà cha mẹ nên biết

Để nắn chỉnh răng móm cho bé, cha mẹ có thể áp dụng một trong ba phương pháp sau: dùng dụng cụ nong hàm trên, Facemask và niềng răng. Trong đó, niềng răng được các bác sĩ đánh giá cao nhất về mức độ hiệu quả. Hiện trẻ em có khá nhiều phương pháp niềng răng móm khác nhau như: niềng tháo lắp định hình, mắc cài, khay trong… Cha mẹ cần căn cứ vào tình trạng răng miệng và độ tuổi của bé để chọn giải pháp tối ưu.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của răng móm ở trẻ

Móm hay còn được gọi là khớp cắn ngược là tình trạng mà không ít trẻ em tại Việt Nam gặp phải. Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris, 3 nguyên nhân chính dẫn tới răng móm ở trẻ là:

  • Di truyền: Nếu như ông, bà, cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị móm thì trẻ cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng đó. Các đoạn gen sẽ ức chế hàm trên phát triển hoặc khiến cho hàm dưới trở nên dài quá mức, làm mất đi tương quan giữa hai hàm.
  • Thói quen xấu: Các thói quen xấu như mút tay, ngậm núm vú giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng răng móm ở trẻ. Chúng tác động trực tiếp tới hướng mọc của răng, kìm hãm hoặc kích thích hàm phát triển và gián tiếp gây khớp cắn ngược.
  • Mất răng vĩnh viễn: Sau một thời gian mất răng, xương hàm dần tiêu biến và làm cho các răng bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Không chỉ vậy, tiêu xương còn khiến cho gương mặt bị ngắn lại, cằm nhô về phía trước, môi trên lép… Đây chính là lý do khiến trẻ bị móm sau một thời gian dài mất răng.

Răng hàm dưới bao phủ bên ngoài răng hàm trên là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết tình trạng móm ở trẻ. Đặc điểm trên rất dễ nhận ra bằng mắt thường. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị móm, cha mẹ nên cho trẻ tới ngay cơ sở răng hàm mặt uy tín để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và có phương án xử lý kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị móm

Dấu hiệu trẻ bị móm

2. Những ảnh hưởng của răng móm tới trẻ

Răng móm là một hiện tượng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn tác động xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

  • Thẩm mỹ: Răng móm khiến cho gương mặt trở nên thiếu cân đối và mất đi tính thẩm mỹ. Ngoài ra, răng cửa hàm dưới có xu hướng chìa ra phía bên ngoài nên khi cười răng hàm trên ít lộ ra hơn, khiến cho gương mặt của trẻ trông kém tươi tắn và già dặn hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
  • Quá trình ăn nhai: Khớp cắn hai hàm bị sai lệch chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống hàng ngày của trẻ. Thức ăn không được nghiền nát kỹ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày và đường ruột.
  • Đau khớp thái dương: Khớp thái dương là bộ phận liên kết hộp sọ với xương hàm. Khi bị móm, áp lực đè lên khớp sẽ nặng nề hơn khiến cho trẻ phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng. Nếu không được xử lý kịp thời, cơn đau còn có thể lan tới những bộ phận khác như mặt, tai, đầu…
  • Phát âm: Không chỉ riêng răng móm, tất cả các trường hợp sai lệch khớp cắn  đều tác động ít nhiều tới khả năng phát âm của trẻ. Răng móm khiến cho trẻ nói ngọng, không rõ chữ… Hiện tượng trên diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới học tập của trẻ, đặc biệt là khi học những ngôn ngữ nước ngoài.
  • Tâm lý: Răng móm là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ trở nên tự ti và mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Tình trạng trên chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tính cách của trẻ khi trưởng thành.

3. Các phương pháp chỉnh răng móm cho bé phổ biến

Để khắc phục tình trạng răng móm ở trẻ, phụ huynh có thể áp dụng một trong 3 phương pháp sau: dùng dụng cụ nong hàm trên, Facemask và niềng răng.

3.1. Chỉnh răng móm cho bé bằng dụng cụ nong hàm

Dùng dụng cụ nong hàm là một trong những phương pháp được khá nhiều cha mẹ lựa chọn để chỉnh răng móm ở trẻ. Các bác sĩ sẽ đặt trực tiếp khí cụ vào vòm hàm trên của trẻ và từ từ mở rộng trong từng giai đoạn để tăng kích thước của hàm trên.

Nong hàm có tác dụng đưa hàm trên về phía trước sao cho tương quan với hàm dưới và cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả. Thông thường, những trẻ bị móm cần sử dụng khí cụ nong hàm trong khoảng 2 – 3 tháng. Sau đó, trẻ phải tiếp cụ đeo một hàm duy trì để răng có thể ổn định tại vị trí mới.

Chỉnh răng móm cho bé bằng dụng cụ nong hàm

Chỉnh răng móm cho bé bằng dụng cụ nong hàm

3.2. Chỉnh răng móm cho bé bằng Facemask

Facemask là một loại khí cụ trong nha khoa giúp nắn chỉnh tình trạng răng móm ở trẻ. Loại khí cụ trên sử dụng lực kéo giữa trán và cằm để kéo xương hàm trên về phía trước và kiểm soát sự tăng trưởng của xương hàm dưới.

Khi áp dụng phương pháp nắn chỉnh răng móm bằng Facemask, bé cần đeo khí cụ khoảng 8 – 12 tiếng/ngày vào buổi tối và ban đêm. Tuy nhiên, việc mang khí cụ chắc chắn sẽ khiến bé thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Facemask không thể khắc phục được hoàn toàn tình trạng răng móm ở mức độ nghiêm trọng. Nhưng nếu trẻ áp dụng phương pháp trên sớm thì chắc chắn sẽ rất có lợi, giúp rút ngắn đáng kể thời gian niềng răng về sau.

3.3. Niềng răng

Niềng răng được xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng móm ở trẻ. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tác động lực liên tục để đưa răng mọc lệch tới đúng vị trí chuẩn.

Hiện trẻ em có khá nhiều phương pháp niềng răng móm khác nhau như niềng tháo lắp định hình, niềng mắc cài, khay trong… Cha mẹ nên căn cứ theo tình trạng răng miệng và độ tuổi của trẻ để lựa chọn giải pháp phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.

4. Thời điểm lý tưởng để thực hiện niềng răng cho trẻ

Nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, giai đoạn vàng để tiến hành niềng răng cho trẻ em là từ 12 – 16 tuổi. Đây là thời điểm hầu hết các răng trên cung hàm đều đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện. Do đó, răng móm có thể dễ dàng được nắn chỉnh, đồng thời ít gây đau đớn cho trẻ trong quá trình đeo niềng.

Trẻ em được niềng răng ở thời điểm lý tưởng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu với thời gian thực hiện nhanh chóng. Chưa hết, trẻ không cần phải đeo hàm duy trì như ở người trưởng thành mà vẫn đạt được kết quả như ý.

5. Phương pháp niềng răng hàm móm cho trẻ hiệu quả

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Ngọc Linh tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris, phương pháp chỉnh nha răng móm sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi niềng. Những trẻ từ 6 – 12 tuổi nên áp dụng niềng răng tháo lắp định hình hoặc Invisalign First. Trong khi đó, với trẻ từ 12 – 16 tuổi, hai phương pháp niềng răng mắc cài và khay trong sẽ mang đến hiệu quả tối ưu.

5.1. Đối với giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tuổi

Với những trẻ từ 6 – 12 tuổi, các bác sĩ thường tư vấn áp dụng hai phương pháp niềng răng tháo lắp và khay trong Invisalign First.

  • Niềng răng tháo lắp:

Thông thường, khí cụ tháo lắp ở trẻ em được làm từ nhựa dẻo hoặc kim loại. Khi áp dụng phương pháp trên, trẻ có thể dễ dàng tháo lắp khí cụ khi chơi thể thao để tránh gây ảnh hưởng xấu tới răng, lợi. Quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng của trẻ cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong suốt thời gian niềng.

Tuy nhiên, niềng răng tháo lắp chỉ thực sự phù hợp đối với trường hợp răng sai lệch ở mức độ nhẹ. Đối với những trẻ bị móm nghiêm trọng, phương pháp trên không đem lại hiệu quả như mong muốn do hạn chế trong việc di chuyển các răng.

  • Niềng khay trong Invisalign First:

Invisalign First là một bước tiến lớn đối với niềng răng móm cho trẻ em. So với niềng răng tháo lắp, điểm khác biệt nổi trội nhất của phương pháp trên là có thể can thiệp ngay khi răng vĩnh viễn của trẻ vừa mọc ra và cho kết quả gần như tuyệt đối.

Không chỉ vậy, Invisalign First có thể khắc phục tất cả các trường hợp răng móm từ đơn giản tới phức tạp. Các khay niềng được thiết kế với màu trong suốt. Do đó, trẻ toàn hoàn có thể tự tin và thoải mái trong sinh hoạt và học tập.

Ngoài ra, khay niềng cũng có thể dễ dàng tháo lắp nên không gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi thời gian đeo niềng của trẻ để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng phác đồ. Nếu trẻ đeo đủ số thời gian quy định, chấm tròn màu xanh trên khay sẽ tự động chuyển sang không màu.

5.2. Đối với giai đoạn trẻ từ 12 – 16 tuổi

Những trẻ từ 12 – 16 tuổi nên áp dụng niềng răng bằng mắc cài cố định hoặc niềng khay trong để khắc phục triệt để tình trạng răng móm.

  • Niềng răng mắc cài:

Đối với phương pháp trên, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn trực tiếp mắc cài, dây cung… lên răng để tác động lực, kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Mắc cài có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, sứ hay pha lê. Trong đó, sứ và pha lê được đánh giá cao hơn về tính thẩm mỹ.

Niềng răng bằng mắc cài có thể khắc phục được tất cả tình trạng răng móm từ đơn giản cho tới phức tạp. Tuy nhiên, do các khí cụ chỉnh nha được gắn cố định lên hàm răng nên trẻ sẽ gặp nhiều bất tiện khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng hàng ngày.

  • Niềng răng khay trong:

Ở phương pháp chỉnh nha răng móm bằng khay trong, trẻ cần sử dụng một bộ khay niềng để kéo răng mọc sai lệch trở về vị trí chuẩn. Số lượng khay dao động trong khoảng 20 – 55 khay, tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng.

Khay niềng có màu trong suốt và được thiết kế ôm khít với hàm răng nên có tính thẩm mỹ rất cao. Chưa hết, trẻ hoàn toàn có thể dễ dàng tháo lắp khay trong để thoải mái hơn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Chính bởi những ưu điểm trên nên niềng răng không mắc cài có chi phí khá cao. Ngoài ra, trẻ cũng cần đeo khay niềng đủ 22h/ngày để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng phác đồ.

6. Nên thực hiện chỉnh răng móm cho trẻ ở đâu tốt nhất

Giữa vô vàn đơn vị chỉnh răng móm cho trẻ trên thị trường, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris luôn làm nên sự riêng biệt và nổi bật bằng việc hướng đến chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Đội ngũ bác sĩ đang công tác tại bệnh viện đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học y khoa nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam.

Đặc biệt, các bác sĩ biết cách kiểm soát lực siết trong mỗi giai đoạn chỉnh nha. Nhờ vậy, mức độ đau nhức của bé khi niềng răng móm sẽ được giảm bớt đi đáng kể. Không chỉ có chuyên môn và tay nghề cao, các bác sĩ tại bệnh viện còn được khách hàng đánh giá rất tốt về tác phong làm việc và sự nhiệt tình trong suốt quá trình niềng răng.

Bệnh viện Paris luôn là đơn vị tiên phong trong việc chuyển giao và ứng dụng những công nghệ tiên tiến đối với dịch vụ chỉnh nha. Trong đó phải kể đến 3D Speed. Công nghệ hiện đại giúp đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển răng và rút ngắn thời gian chỉnh nha lên tới 3 – 6 tháng.

Chưa hết, bệnh viện còn có hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất như ghế nha thông minh, máy chụp phim CT Cone Beam 4 trong 1, Scan Trios 3D… Tất cả các thiết bị trên đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ các quốc gia có nền y học phát triển và qua kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng.

Quy trình niềng răng móm tại Bệnh viện Paris đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Đặc biệt, tất cả các trang thiết bị và dụng cụ đều được khử khuẩn trước khi sử dụng, giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm nhiễm chéo và đảm bảo sự an toàn cho trẻ trong quá trình chỉnh nha.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris

7. Kết quả chỉnh răng móm của trẻ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris đã giúp rất nhiều trẻ em khắc phục triệt để tình trạng răng móm, cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Dưới đây là kết quả của một vài trẻ sau khi kết thúc quá trình niềng răng tại bệnh viện:

Hình ảnh sau khi chỉnh nha

Hình ảnh sau khi chỉnh nha

Tình trạng răng móm được khắc phục sau niềng răng

Tình trạng răng móm được khắc phục sau khi niềng răng

8. Chi phí niềng răng hàm móm của trẻ em giá bao nhiêu tiền

Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris, dịch vụ niềng răng móm ở trẻ em có mức giá cụ thể như sau:

Mức giá chỉnh nha

Với những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây, hy vọng các mẹ sẽ tìm được phương án phù hợp nhất để chỉnh răng móm cho bé. Tình trạng răng móm cần được khắc phục càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, phát âm và tâm lý của trẻ về sau.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ chỉnh răng móm cho bé
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi