Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Đau buốt răng phải làm sao – 5 Cách giảm đau ngay tức thì

Đau buốt răng có thể sử dụng chườm đá, dùng muối, tỏi, túi bạc hà, nhai lá ổi, sử dụng các loại kem đánh giá răng ê buốt giúp giảm đau, giảm sưng một cách nhanh chóng. có thể dùng thêm dung dịch muối có tính sát khuẩn cao.

1. Gặp phải tình trạng đau buốt răng phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng đau buốt răng có ba điều mà bạn cần thực hiện là giảm đau tạm thời tại nhà, sát khuẩn răng và thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Bởi nếu như nguyên nhân là do bệnh lý răng miệng khiến bạn gặp phải tình trạng trên, mà chỉ áp dụng giảm đau tại nhà thì không thể điều trị dứt điểm.

1.1. Giảm đau tạm thời tại nhà

Đây là điều mà rất nhiều người sẽ nghĩ đến đầu tiên, khi mà chưa thể thu xếp được công việc để đi thăm khám bác sĩ ngay. Hơn thế khi răng bị đau buốt thì chắc chắn mục đích đầu tiên của mọi người là làm sao giảm bớt cảm giác khó chịu đấy đi càng nhanh, càng tốt.

Hơn thế dù chỉ mang tính chất tạm thời, nhưng việc giảm đau tại nhà cũng mang đến hiệu quả không ít. Nhất là khi các cơn đau kéo đến liên tục gây ảnh hưởng đến công việc, hoạt động ăn uống, sinh hoạt của bạn trong ngày.

1.2. Sát khuẩn chỗ đau buốt răng

Thông thường phần lớn các nguyên nhân dẫn đến đau buốt răng đều do khởi phát từ một bệnh lý răng miệng nào đó. Vì vậy, nếu như đã áp dụng các mẹo giảm đau tạm thời, nhưng lại không thấy hiệu quả thì bạn nên sát khuẩn chỗ răng đang gặp vấn đề.

Việc sát khuẩn răng bị đau buốt thực chất không hề quá khó và thậm chí bạn còn thực hiện được ngay tại nhà với những nguyên liệu đơn giản như tỏi, rượu cau,… 

1.3. Khám răng sớm nhất có thể

Như đã đề cập đến ngay từ đầu, mặc dù có nhiều cách giúp chúng ta giảm đau buốt răng tại nhà. Nhưng tất cả đều chỉ là tạm thời và không thể chữa dứt điểm tình trạng trên.

Hơn thế, đau buốt răng có khả năng cao là dấu hiệu của một bệnh lý răng miệng nào đó mà bạn chưa phát hiện ra ngay. Thế nên, thăm khám trực tiếp với bác sĩ vẫn là điều không được bỏ qua.

Nhất là khi các cơn đau mãi không thuyên giảm, tần suất, mức độ ngày một gia tăng và kèm theo các triệu chứng bất thường, thì bạn càng không nên chần chừ đối với việc kiểm tra, điều trị.

Gặp phải tình trạng đau buốt răng phải làm sao?

Gặp phải tình trạng đau buốt răng phải làm sao?

2. Những cách giảm đau răng tạm thời ở nhà

Trong trường hợp chưa đi khám bác sĩ được ngay, bạn nên tham khảo cũng như áp dụng những cách giảm đau răng ở nhà như chườm đá lạnh, chườm túi ấm, nhai lá ổi, uống thuốc giảm đau,…

Với những cách đơn giản đó bạn sẽ ức chế, xoa dịu được các cơn đau để tránh ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng của mình.

2.1. Chườm đá lạnh hoặc túi ấm

Đây có lẽ là cách giảm đau răng đã quá “kinh điển”, trong nhiều trường hợp sau khi thực hiện xong cả thủ thuật nha khoa bác sĩ cũng hướng dẫn khách hàng về nhà chườm đá lạnh hoặc túi ấm để giảm cảm giác khó chịu.

Cơ chế hoạt động của cả hai là đều lợi dụng sự mất cân bằng nhiệt độ để giảm cảm giác khó chịu ở vùng răng. Khi thực hiện thì bạn nên tuân theo nguyên tắc chườm 10 phút rồi nghỉ 10 phút rồi mới chườm tiếp.

Chườm đá lạnh hoặc túi ấm

Chườm đá lạnh hoặc túi ấm

2.2. Đau buốt răng phải làm sao – nhai lá ổi 

Nhai lá ổi để giảm đau buốt răng là một mẹo dân gian được ông bà ta truyền lại, dù siêu đơn giản nhưng hiệu quả lại khiến bạn phải bất ngờ. 

Theo nhiều nghiên cứu khóa khoa, trong lá ổi có chứa nhiều hợp chất Astringents với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Đồng thời còn giúp nướu săn chắc và giảm đau nhức răng nhanh chóng.

2.3. Bôi gel capsaicin lên răng đau buốt

Để giảm bớt cảm giác khó chịu, bạn hãy dùng capsaicin ở dạng gel bôi trực tiếp lên răng đang bị đau buốt hoặc dùng để súc miệng cũng rất hiệu quả. 

Capsaicin không chỉ có tác dụng giảm đau răng mà còn được dùng để điều trị tình trạng bỏng miệng thông qua cơ chế giảm viêm.

Bôi gel capsaicin lên răng đau buốt

Bôi gel capsaicin lên răng đau buốt

2.4. Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể dễ dàng tìm mua được các loại thuốc giảm đau răng không cần kê đơn tại các tiệm thuốc gần nơi mình ở như Paracetamol, Acetaminophen, Aspirin,…

Nhưng điều quan trọng là hãy nói rõ về tình trạng hiện tại của mình để người bán thuốc biết được vấn đề bạn đang gặp phải là gì. Từ đó mới biết nên bán loại thuốc giảm đau nào với liều lượng dùng ra sao.

2.5. Dùng chế phẩm của đinh hương

Các chế phẩm của đinh hương thường được dùng để giảm đau buốt răng là bột và tinh dầu. Trong đinh hương có chứa một hoạt chất gây tê mạnh là Eugenol, nhờ vậy sẽ giúp ức chế hoạt động của dây thần kinh vùng răng nhằm giảm triệu chứng đau nhức, ê buốt.

Dùng chế phẩm của đinh hương

Dùng chế phẩm của đinh hương

3. Những phương pháp sát khuẩn nơi đau buốt răng

Khi đề cập đến vấn đề sát khuẩn vùng răng bị đau, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những phương pháp chuyên dụng.

Tuy nhiên, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn ba cách sát khuẩn bằng nguyên liệu đơn giản là nước muối loãng, tỏi giã nhỏ và rượu cau. Bất kỳ cách nào bạn cũng thực hiện được tại nhà một cách nhanh chóng, tiết kiệm.

3.1. Súc miệng nước muối loãng

Súc miệng bằng nước muối loãng vốn được biết đến là phương pháp vệ sinh răng miệng rất tốt, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đây cũng là một cách sát khuẩn hiệu quả, nhất là đối với tình trạng răng bị đau buốt.

Nước muối dùng để sát khuẩn răng miệng cần pha theo tỷ lệ 9:1, tức là 9gr muốn sẽ pha trong 1000ml. Vị mặn và nhiệt độ sau khi pha cần phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, không quá mặn/nhạt cũng không quá lạnh/nóng.

Súc miệng nước muối loãng

Súc miệng nước muối loãng

3.2. Đắp tỏi giã nhỏ

Tỏi có tác dụng sát khuẩn, chống viêm được mọi người sử dụng để giảm đau răng rất nhiều. Lý do là vì trong tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Diallil – Trisulfide, Dianllil Disulfide, Azôene,… Đây đều là những chất chống lại được sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.

Bạn chỉ cần lấy một vài nhánh tỏi giã nhỏ ra sau đó đắp lên vùng răng đang bị đau, giữ nguyên trong vòng 10 – 15 phút, sau đó súc miệng sạch với nước ấm. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ hơn.

3.3. Ngậm rượu cau

Sau mỗi lần đánh răng sạch sẽ như thường lệ, bạn hãy lấy một lượng rượu cau vừa đủ rồi ngậm trong miệng khoảng 15 phút và sau đó súc miệng nhổ đi. Với cách đơn giản như vậy, sẽ giúp ngăn ngừa sự tăng sinh cũng như tấn công của vi khuẩn gây hại.

Cần lưu ý là sau khi đã ngậm rượu cau xong thì bạn không nên đánh lại và ăn uống ngay trong vòng 30 phút. Nhằm tăng hiệu quả, bạn nên ngậm rượu cau 2 lần/ngày.

Ngậm rượu cau

Ngậm rượu cau

4. Nguyên nhân có thể gây ra đau buốt răng

Muốn trị dứt điểm đau buốt răng thì chúng ta cần phải tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng đó là gì. Biết được nguyên nhân thì việc áp dụng các phương pháp điều trị mới được đúng cách, hiệu quả hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt răng, nhưng phổ biến vẫn là sâu răng, tụt nướu, viêm tủy răng, răng bị sứt mẻ/vỡ, thói quen nghiến răng và chế độ ăn uống có hại. Tất nhiên, những điều đó sẽ được xác định rõ ràng khi bạn đi khám bác sĩ nha khoa.

4.1. Sâu răng

Sâu răng gần như là một trong những bệnh lý phổ biến không chỉ ở nước ta, mà gần như bất kỳ độ tuổi nào cũng gặp phải. Khi các lỗ sâu phát triển mở rộng, vi khuẩn tấn công xuống sâu hơn thì đau răng chính là một triệu chứng quen thuộc.

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý, gần như các dấu hiệu sẽ chưa rõ ràng, vì lúc bấy giờ vi khuẩn mới gây tổn thương, phá hỏng men răng. Nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn sẽ dần tấn công đến ngà, tủy răng và gây nên hiện tượng đau nhức với các cơn đau kéo dài, dai dẳng.

4.2. Tụt nướu

Tụt nướu hở chân răng là bệnh lý không phải hiếm gặp và rất dễ quan sát được bằng mắt thường, đặc biệt là đối với những nhóm răng cửa, răng nanh hoặc răng cối nhỏ.

Khi lợi bị tụt xuống, đồng nghĩa với việc chân răng đã không được bảo vệ như trước. Tình trạng đó nếu kéo dài sẽ răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn, đây cũng chính là nguyên nhân hình thành các cơn đau khó chịu.

4.3. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng không chỉ khiến bạn bị hành hạ bởi những cơn đau dai dẳng mà còn gây ra không ít biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân là do khi tủy răng bị viêm sẽ thúc đẩy hoạt động của các tế bào, đồng thời khiến lượng máu lưu thông, làm tăng áp lực bên trong tủy và gây đau. Nếu bệnh lý tiến triển nặng hơn, bạn sẽ cảm thấy đau rất nhiều, buốt lên tận óc, ngay cả việc uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm.

4.4. Răng bị sứt mẻ, vỡ

Răng bị sứt mẻ, vỡ do chấn thương ngoại lực cũng là nguyên nhân thường gặp  khiến răng bạn bị đau buốt.

Với các tác động lớn không chỉ ảnh hưởng đến phần men răng mà ngay cả phần ngà răng phía trong cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nên nhiều người không chỉ bị đau nhức bình thường mà kèm theo cả tình trạng ê buốt.

4.5. Nghiến răng lâu ngày

Đối với những người có thói quen nghiến răng lâu ngày cũng rất khó tránh khỏi tình trạng đau buốt răng. 

Chưa kể, nghiến răng sẽ tạo nên tác động xấu làm mòn men răng, gây đau hàm, đau mặt và nguy hiểm hơn là đau cơ hàm mãn tính, rối loạn khớp thái dương. Do là khi nghiến răng hai hàm răng sẽ bị ghì và siết chặt lại, từ đó nghiễm nhiên tạo áp lực lên răng.

4.6. Chế độ ăn uống có hại

Những thực phẩm bạn nạp vào cơ thể hàng ngày, thực tế lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Đối với một người thường xuyên ăn uống đồ cứng, dai, chứa nhiều axit, đường thì lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến răng.

Riêng đối với các thực phẩm nhiều axit nếu sử dụng nhiều, thường xuyên sẽ khiến men răng nhanh chóng bị mòn đi và làm lộ ngà răng dẫn răng dễ bị ê buốt, đau nhức.

Cùng với đó, nếu như trong giai đoạn phát triển răng vĩnh viễn của các bé nhưng lại không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như canxi, kẽm, vitamin A, D,… thì răng của các bé sẽ rất yếu, mọc chậm và dễ bị sứt, vỡ.

Nguyên nhân có thể gây ra đau buốt răng

Nguyên nhân có thể gây ra đau buốt răng

Liên quan đến chủ đề đau buốt răng phải làm sao, mong rằng đã gửi đến bạn những thông tin đầy hữu ích. Hãy cân nhắc để lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Để được tư vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao hãy liên hệ ngay đến hotline của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Đau buốt răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi