Dấu hiệu bé sắp mọc răng thường xuất hiện như: chảy nhiều nước dãi, nổi mẫn xung quanh miệng và cằm, hay nhai cắn, quấy khóc nhiều hơn, giấc ngủ bị xáo trộn, nướu xưng, từ chối ăn, xoa mặt và tai là những dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng.
Từ 6 tháng đến gần 3 tuổi chính là thời kỳ mọc răng của bé, tuy nhiên cũng có bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với cột mốc trên. Nhưng các mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi đi kèm với đó là những dấu hiệu rất rõ ràng để nhận biết bé có đang mọc răng hay không.
Nếu như có các dấu hiệu, triệu chứng như ngủ ít, quấy đêm, chảy nước dãi nhiều, nướu sưng, ngứa,… cùng lúc thì 99,99% bé yêu của bạn sắp mọc răng.
Với những cơn đau, sự khó chịu trên nướu sẽ khiến giấc ngủ của bé bị gián đoạn rất nhiều. Thậm chí, không ít bé “thay tính, đổi nết” dù ngày thường rất ngoan, ăn đúng bữa, ngủ đúng giấc thì hiện lại hay quấy đêm và ngủ ít trong nhiều ngày.
Ngủ ít, quấy đêm
Một dấu hiệu cho thấy bé sắp mọc răng khác rất dễ nhận thấy là chảy nhiều nước dãi hơn so với bình thường.
Tất cả các bé sơ sinh đều thường xuyên chảy nước dãi, nhưng trong giai đoạn sắp răng mọc thì mức độ sẽ nhiều hơn. Vì vậy, để đảm bảo sạch sẽ các mẹ hãy đeo và thay yếm thường cho con.
Má hồng và ấm hơn là một trong những dấu hiệu rất thường gặp ở các bé khi mọc răng. Do sự phát triển của răng sữa mọc xuyên qua nướu nên có thể gây ra các tình trạng kích ứng và sốt nhẹ. Vì vậy, nhìn từ mắt thường và khi áp tay vào má của bé các mẹ đều thấy rõ những dấu hiệu trên.
Hơn thế, quá trình mọc răng cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ bị thay đổi, nên đây là lý do vì sao nhiều bé gặp tình trạng sốt cao khi mọc răng. Các mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt thường xuyên để có thể kịp thời điều trị.
Khi sắp mọc răng phần nướu của bé sẽ sưng và ngứa do đang trong thời kỳ kích ứng và nguyên nhân đến từ sự phát triển của thân răng nằm ở phía dưới. Khi quan sát sẽ thấy nướu ở vị trí răng mọc nên sẽ hơi đỏ. Để giảm bớt sự khó chịu từ các triệu chứng, các mẹ hãy massage nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Nướu sưng và ngứa
Đây có lẽ là một dấu hiệu quá đỗi rõ ràng, khi quan sát vào trong khoang miệng của bé sẽ thấy chồi răng đã phát triển lên. Dùng tay chạm nhẹ vào còn cảm nhận thấy chiếc răng nhỏ đang dần được mọc lên ở phía dưới, cứng hơn so với những vùng lợi xung quanh.
Trẻ sơ sinh đưa đồ vào miệng có lẽ là điều hết sức là bình thường, nhưng nếu bé yêu của bạn bắt đầu ngậm, cắn hoặc nhai đồ vật nhiều hơn thì rất có thể bé chuẩn bị mọc răng. Bởi do sự phát triển của răng sữa sẽ làm lợi của các bé khó chịu, ngứa ngáy nên đây giống như một sự giải tỏa để cảm giác ấy giảm đi.
Nhưng cũng chỉ vì điều đó nên các mẹ, các bố cần phải để ý về những đồ vật xung quanh bé. Tránh để những món đồ chơi hay các món đồ có về mặt sắc nhọn, dễ gây tổn thương trong tầm tay với của bé.
Những cơn đau, sự khó chịu do nướu bị sưng tấy, kích ứng sẽ khiến bé khóc và quấy phá nhiều hơn so với bình thường.
Miệng của bé sẽ bị đau khi chiếc răng nhỏ bắt đầu phá nướu để mọc lên, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi bé khóc hay quấy phá liên tục, nhiều bé thậm chí còn ăn ít hơn, bám mẹ cả ngày.
Khóc, quấy phá
Khi bé bắt đầu có những dấu hiệu như trên, các mẹ cần điều chỉnh cách chăm sóc sao cho hợp lý. Do lúc đó cả cơ thể lẫn tinh thần của các bé đều rất khó chịu, nhiều bé còn trở nên khác hoàn toàn so với ngày thường. Dù trước đấy rất ngoan ngoãn, nhưng khi sắp mọc răng thì lại “khó chiều”, quấy mẹ cả ngày.
Vì vậy, sau đây là một số bí quyết chăm sóc trẻ thời kỳ mọc răng được chuyên gia đưa ra mà các mẹ cần lưu tâm:
Thứ nhất: Trước khi massage, chà nướu cho bé cần vệ sinh tay sạch sẽ tránh để vi khuẩn theo tay đi vào khoang miệng khiến nướu của bé bị kích ứng nặng hơn.
Thứ hai: Nếu bé bị chảy nước dãi nhiều hay đeo yếm cho bé và nhớ là thường xuyên thay chúng, không để yếm ướt sũng thì mới thay. Ngoài ra, sử dụng thêm khăn mềm để lau nước dãi trên miệng cho bé nhằm hạn chế tình trạng phát ban.
Thứ ba: Nếu trẻ bị sốt cao, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Việc sử dụng thuốc khai sinh cho trẻ nhỏ cần phải chú ý rất nhiều về liều lượng, chủng loại. Vì vậy, đừng tự ý sử dụng thuốc hay phớt lờ các triệu chứng khác lạ.
Thứ tư: Đối với những bé có triệu chứng tiêu chảy, hệ tiêu hóa có vấn đề khi sắp mọc răng thì cần phải bù nước kịp thời. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với lượng thích hợp để bé dễ dàng tiêu hóa hơn.
Thứ năm: Khi bé bị ngứa nướu các mẹ có thể cho bé ngậm, cắn những món đồ chơi được thiết kế riêng cho các bé mọc răng. Điều đó sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do nướu bị kích ứng rất nhiều.
Thứ sáu: Trong giai đoạn trẻ mọc răng, mẹ cần chú ý là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào trong bữa ăn mỗi ngày. Không chỉ là khẩu phần ăn của bé mà còn bao gồm cả mẹ, đối với những bé bú sữa mẹ.
Thứ bảy: Tránh sử dụng các loại gel hay thuốc bôi nướu khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi rất có thể trong các thành phần của chúng sẽ khiến nướu bị kích ứng nhiều hơn, gây hại cho các mô mềm trong khoang miệng.
Bí quyết chăm sóc trẻ thời kỳ mọc răng
Những “chú lính” đầu tiên trên hàm của bé dù không tồn tại mãi, nhưng lại là tiền đề cho răng vĩnh viễn phát triển. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu tiên phụ huynh cần phải chăm sóc răng mới của trẻ một cách khoa học. Đặc biệt đối với các vấn đề như vệ sinh bằng vải, hạn chế đồ ngọt, bú sữa đêm và khám răng định kỳ.
Ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc nên mẹ nên dùng vải mềm hoặc các miếng gạc chuyên dụng để vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé. Chỉ khi nào răng mọc nhiều hơn, dần ổn định thì mới nên dùng bàn chải lông mềm.
Do khi răng mới mọc và cũng chưa có nhiều thì việc vệ sinh bằng bàn chải không chỉ bất tiện mà còn khiến răng miệng bị kích ứng hơn. Nhất là khi các chồi răng mới nhú lên, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ qua việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Hơn thế cách vệ sinh răng cho trẻ bằng vải còn giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng sữa từ sớm và đảm bảo cho sự phát triển của răng được tốt nhất.
Vệ sinh răng cho trẻ bằng vải
Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng, khi các bé đã mọc những chiếc răng sữa đầu tiên thì các mẹ nên hạn chế đồ ngọt và bú sữa vào ban đêm. Nhất là sau khi bé bú sữa xong thì cần lấy bình ra ngay, đặc biệt là vào buổi tốt.
Lý do đơn giản là bởi vì thói quen ti sữa vào ban đêm, ngậm bình sữa khi ngủ và ăn nhiều đồ ngọt sẽ hình thành nên các mảng bám vào men răng, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phá hủy.
6 tháng sau khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên thì mẹ cần đưa bé đi khám răng ở những địa chỉ uy tín để bác sĩ kiểm tra, thăm khám một cách kỹ lưỡng.
Rất nhiều phụ huynh chủ quan trong vấn đề chăm sóc, khám răng định kỳ ở trong giai đoạn răng sữa phát triển do tâm lý “rồi chúng cũng sẽ được thay thế”. Tuy nhiên, việc không đưa bé đi khám răng định kỳ có thể khiến chúng ta bỏ qua các “thời điểm vàng” trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng. Dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình thay răng vĩnh viễn.
Đưa trẻ khám răng định kỳ
Trên đây là 7 dấu hiệu bé sắp mọc răng mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Thực tế thì không phải ở bé nào cũng sẽ xuất hiện đầy đủ các triệu chứng trên. Nhưng các triệu chứng liên quan về nướu răng là điều giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất. Điều quan trọng là khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng, các mẹ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về cách chăm sóc, đồ ăn và tâm lý nếu như bé quấy khóc nhiều.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt