Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

10 dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất

Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh dễ nhận thấy nhất gồm có: thay đổi giờ giấc ngủ, chảy nước dãi nhiều, nổi phát ban, má hồng hơn, nướu sưng đỏ, thích cắn và nhai hơn, biếng ăn, sốt, hay quấy khóc… Để bé vượt qua khủng hoảng khi mọc răng, cha mẹ cần: cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh nướu, miệng sạch sẽ và chọn vòng nhai mềm, chất liệu tốt.

1. Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất

Trẻ sơ sinh khi mọc răng thường có những dấu hiệu sau: thay đổi giờ giấc ngủ, chảy nước dãi nhiều, nổi phát ban, má hồng hơn, nướu sưng đỏ , thích cắn và nhai hơn, sốt, đi tướt, biếng ăn…

1.1. Thay đổi giờ giấc ngủ

Đau nhức là tình trạng không thể tránh khỏi khi trẻ mọc răng. Thông thường, cơn đau sẽ có mức độ dữ dội nhất vào ban đêm. Đây là nguyên nhân khiến bé hay quấy khóc và giấc ngủ bị xáo trộn.

1.2. Chảy nhiều nước dãi 

Trẻ sơ sinh chảy nước dãi là hiện tượng rất phổ biến do cấu tạo cơ quan miệng chưa phát triển toàn diện khiến trẻ không kiểm soát được hoàn toàn chức năng nuốt. Tuy nhiên, khi những chiếc răng trồi lên khỏi nướu, lượng nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Do đó, trẻ bước vào giai đoạn mọc răng thường chảy rất nhiều nước dãi.

Chảy nhiều nước dãi là dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Chảy nhiều nước dãi là dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

1.3. Nổi phát ban trên cằm và mặt

Nước dãi chảy ra nhiều khi trẻ mọc răng khiến cho vùng da ở cằm và xung quanh miệng dễ bị nổi phát ban. Do đó, cha mẹ nên sử dụng khăn giấy mềm thấm khô nước dãi cho trẻ thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ.

1.4. Má ấm hồng hơn

Trẻ mọc răng thường có biểu hiện ửng đỏ ở mặt và má. Răng trồi lên và mọc xuyên qua nướu có thể gây nên tình trạng kích ứng và khiến má bé đỏ lên. Bên cạnh đó, khi chạm vào má của trẻ, bạn sẽ cảm thấy âm ấm.

1.5. Nướu sưng đỏ – dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Nướu bị sưng tấy và có màu đỏ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng. Đặc biệt, đối với những bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, tình trạng sưng nướu sẽ ở mức độ nặng nhất. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng massage để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

1.6. Thích cắn và nhai hơn

Mầm răng nhú lên khỏi lợi sẽ khiến hàm bị ngứa ngáy và khó chịu. Khi đó, trẻ sẽ cắn và nhai bất kỳ đồ vật gì mà chúng có thể chạm vào. Cha mẹ cần chuẩn bị những loại đồ chơi gặm nướu mềm, chất lượng và an toàn để tránh tổn hại tới lợi và đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Trẻ thích cắn và nhai hơn khi mọc răng

Trẻ thích cắn và nhai hơn khi mọc răng

1.7. Trở nên biếng ăn – dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Những cơn đau nhức và khó chịu xuất hiện khi mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Bên cạnh đó, những enzyme trong cơ thể có xu hướng tập trung vào vị trí răng chuẩn bị mọc để giúp răng nhanh chóng trồi lên. Enzyme tiêu hóa giảm đi cũng sẽ làm cho trẻ cảm thấy không ngon miệng và biếng ăn.

1.8. Tỏ ra khó chịu và quấy khóc

Trẻ khó chịu và hay quấy khóc khi mọc răng là do tình trạng đau nhức nướu diễn ra liên tục. Cha mẹ nên thường xuyên chơi đùa cùng trẻ để trẻ tạm thời quên đi những cơn đau nhức.

1.9. Sốt, đi tướt mọc răng

Mọc răng sữa sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị thay đổi nên dễ gặp phải tình trạng sốt. Thông thường, trẻ mọc răng chỉ bị sốt nhẹ, khoảng 38 – 38,5. Trẻ hay bị sốt khi nướu sưng tấy và răng chuẩn bị trồi lên khỏi nướu. 

Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa còn kém nên khi mọc răng, trẻ có thể bị đi tướt. Những bé có cơ địa tốt, một ngày chỉ bị đi ngoài khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên, đối với những trẻ có cơ địa yếu, số lần đi tướt có thể lên đến 5 – 7 lần/ngày.

Trẻ bị sốt - dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị sốt khi mọc răng

1.10. Chồi răng bắt đầu nhú

Khi trẻ mọc răng, bạn có thể nhìn thấy chồi răng nhỏ bắt đầu nhú ra khỏi nướu. Nhìn qua, bạn sẽ thấy chồi răng gần giống với những vết sưng trên lợi của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn lấy ngón tay sạch lướt trên chúng thì sẽ cảm thấy có chiếc răng cứng xuất hiện ở bên dưới.

2. Một số lưu ý khi nhận biết dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh

Khi nhận biết những dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý 3 vấn đề sau: chú ý thời gian mọc răng, phân biệt rõ sốt bệnh và sốt mọc răng, tiêu chảy và tướt mọc răng.

2.1. Chú ý tới thời gian mọc răng

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên từ 6 – 8 tháng tuổi. Do đó, nếu như cha mẹ phát hiện những dấu hiệu như biếng ăn, sốt, nướu sưng… khi trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi thì rất có thể nguyên nhân không phải do mọc răng. Cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để có phương án xử lý kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Trẻ thường bắt đầu mọc răng sữa từ 6 - 8 tháng tuổi

Trẻ thường bắt đầu mọc răng sữa từ 6 – 8 tháng tuổi

2.2. Phân biệt sốt bệnh và sốt mọc răng

Về cơ bản, sốt bệnh và sốt mọc răng có điểm chung là thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường, mệt mỏi, hay quấy khóc và biếng ăn. Tuy nhiên, hai loại sốt trên vẫn có nhiều điểm khác biệt:

  • Nhiệt độ: Sốt do mọc răng thường không quá cao, chỉ khoảng 38 – 38,5 độ. Đối với trường hợp sốt bệnh, thân nhiệt của bé có thể lên trên 39 độ và gây nên tình trạng co giật.
  • Dấu hiệu: Bé bị sốt do mọc răng thường đi kèm với nhiều biểu hiện khác như: chảy nước dãi nhiều, sưng nướu, hay cắn các đồ vật xung quanh… Còn sốt bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như rét run người, sổ mũi, đau họng…

Sốt là dấu hiệu thường gặp khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ nhầm lẫn sốt mọc răng với sốt bệnh thông thường nên chăm sóc sai cách khiến bệnh không được xử lý dứt điểm. Do đó, bạn nên phân biệt chính xác hai loại sốt trên để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất.

2.3. Khác biệt giữa tiêu chảy và tướt mọc răng

Trẻ bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và tướt mọc răng đều có biểu hiện chung là đi ngoài nhiều lần trong ngày. Để phân biệt hai tình trạng trên, cha mẹ có thể căn cứ theo những điểm sau đây:

  • Tình trạng phân: Đối với trường hợp đi tướt mọc răng, phân thường lỏng và có mùi chua nhưng không kèm theo máu. Trong khi đó, nếu trẻ bị tiêu chảy, phân tanh, có nhầy, thậm chí kèm theo cả máu.
  • Biểu hiện của trẻ: Trẻ đi tướt mọc răng thường có những dấu hiệu khác như chảy dãi nhiều, sưng nướu, má ấm hồng hơn, chồi răng bắt đầu nhú… nhưng vẫn chơi bình thường, không mệt lả và mất nước. Còn trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn thì cơ thể mệt mỏi, quấy nhiều và không chịu chơi.
  • Thời gian: Bé đi tướt khi mọc răng thường sẽ khỏi sau khoảng 2 – 3 ngày, khi răng đã nhú lên khỏi nướu. Ngược lại, bé bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa… thì thời gian có thể kéo dài tới 1 tuần, thậm chí lâu hơn nếu cha mẹ chăm sóc không đúng cách.

3. Tổng hợp các cách chăm sóc bé thời kỳ mọc răng

Để bé có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất trong suốt quá trình mọc răng, cha mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý như: cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh nướu và miệng sạch sẽ và chọn vòng nhai chất liệu tốt.

3.1. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho răng và nướu

Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển răng và nướu của trẻ. Tuy nhiên, do bé đang trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ nên chế biến nguyên liệu thành những thức ăn ở dạng mềm và dễ nuốt như cháo, bột…

Dưới đây là một số chất dinh dưỡng tốt cho trẻ trong thời kỳ mọc răng:

  • Vitamin D: giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng. Các thực phẩm giàu vitamin D mà cha mẹ có thể tham khảo gồm: cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, đậu phụ, sữa…
  • Chất xơ: giúp răng nướu thêm chắc khỏe. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, cha mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và các loại hoa quả như: lê, chuối, táo, dâu tây…
  • Vitamin A: bảo vệ sức khỏe răng miệng và thúc đẩy sự phát triển của xương. Trẻ mọc răng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: cà chua, ớt chuông, bí ngô, khoai lang, rau bina, trái xoài…
  • Phospho: hỗ trợ hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc của trẻ. Phospho có nhiều trong những thực phẩm sau: gà, thịt lợn, hải sản… 
  • Vitamin C: có tác dụng chống nhiễm khuẩn chân răng và giúp nướu chắc khỏe. Các loại trái cây họ cam quýt, súp lơ trắng, bông cải xanh, khoai tây, ớt chuông… là những thực phẩm dồi dào vitamin C.
  • Magie: đây là khoáng chất tạo môi trường kiềm ở trong máu, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin D, tăng độ chắc khỏe của xương hàm và răng. Những loại thực phẩm giàu magie gồm có: bơ, đậu xanh, đậu phụ…
Cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng

Cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng

3.2. Vệ sinh nướu và miệng bé

Trong giai đoạn mọc răng, bạn nên vệ sinh nướu và miệng cho bé sạch sẽ để tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa bệnh lý viêm lợi. Bạn chỉ cần quấn khăn mềm sạch hoặc gạc lên đầu ngón tay trỏ và nhẹ nhàng chà lên nướu, lưỡi của bé. Ngoài ra, sau khi uống sữa hoặc ăn dặm, bạn nên cho trẻ uống nước lọc để làm sạch khoang miệng.

3.3. Chọn vòng nhai mềm, chất liệu tốt

Như những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, khi mọc răng, trẻ thường cắn, gặm đồ vật để làm giảm bớt tình trạng hàm bị ngứa ngáy và khó chịu. Để tránh gây tổn thương tới nướu, cha mẹ nên chọn cho con những vòng nhai hoặc đồ chơi gặm nướu mềm, an toàn và được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ gặm nướu của trẻ, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Vòng gặm nướu của trẻ cần đảm bảo chất lượng tốt

Vòng gặm nướu của trẻ cần đảm bảo chất lượng tốt

Bài viết trên đây là toàn bộ những dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất mà cha mẹ không nên bỏ qua. Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ và có phương pháp hợp lý để quá trình mọc răng sữa diễn ra nhẹ nhàng.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ dấu hiệu bé sắp mọc răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi