Thông thường, trong khoảng 3 – 5 ngày đầu sau khi độn cằm, cằm sẽ bị sưng kèm theo đau nhức nhưng ở mức độ chịu đựng được. Bạn hoàn toàn có thể giảm đau bằng cách chườm đá lạnh, uống thuốc và ăn uống khoa học. Đối với trường hợp, đau nhức sau khi độn cằm kéo dài thì nguyên nhân có thể liên quan đến tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc và chất lượng của miếng độn. Bạn nên tới gặp bác sĩ để được khắc phục nhanh chóng.
Đau nhức sau khi độn cằm là một hiện tượng hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi về bản chất, phẫu thuật độn cằm là một phương pháp thẩm mỹ có sự tác động của dao kéo. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, bóc tách niêm mạc miệng để đưa miếng sụn nhân tạo có kích thước và hình dáng vào trong. Sau đó, phần sụn nhân tạo được bác sĩ cố định lại bằng nẹp vis.
Khi thuốc gây tê đã hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở vị trí phẫu thuật. Tuy nhiên, mức độ đau nhức hoàn toàn ở trong ngưỡng có thể chịu đựng được và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chỉ cần bạn chăm sóc vết thương đúng cách, hiện tượng trên sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Đau nhức sau khi độn cằm là hiện tượng bình thường
Bác sĩ Vũ Minh Tân đang công tác tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris đã chia sẻ, những cơn đau nhức thường chỉ xuất hiện trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi độn cằm. Trong đó, ngày đầu tiên là thời điểm cằm đau nhất bởi vết thương vẫn còn rất mới. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan đến cả những bộ phận xung quanh.
Sang những ngày tiếp theo, hiện tượng đau nhức ở vị trí phẫu thuật vẫn còn nhưng mức độ và tần suất đã được giảm bớt đi đáng kể. Sau khoảng 5 ngày phẫu thuật độn cằm, cơn đau gần như đã biến mất hoàn toàn. Riêng với những người có cơ địa dữ, nhạy cảm, những cơn đau nhức có thể kéo dài hơn.
Để hiện tượng đau nhức sau độn cằm nhanh chóng giảm bớt, bạn nên chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau và có chế độ ăn uống khoa học.
Sau khi phẫu thuật độn cằm, các bác sĩ luôn tư vấn nên chườm đá lạnh trong khoảng vài ngày đầu tiên. Hơi lạnh sẽ làm tê vùng tổn thương nên hỗ trợ giảm đau tạm thời. Không chỉ vậy, biện pháp chườm lạnh còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co lại, giúp cải thiện tình trạng bầm tím, sưng tấy và giảm ứ dịch ở vết thương
Trước tiên, bạn cần bọc khoảng vài viên đá lạnh vào trong khăn sạch hoặc túi chườm chuyên dụng. Sau đó, bạn chườm trực tiếp lên vùng cằm và lần lượt sang những vị trí xung quanh trong khoảng 10 – 15 phút. Bạn không nên chườm quá lâu bởi có thể làm tổn thương da mặt, thậm chí cứng hàm.
Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức sau khi độn cằm
Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng của thuốc. Bởi điều đó không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn có thể làm tăng nguy cơ đào thải miếng sụn nhân tạo.
Trong những ngày đầu tiên sau khi độn cằm, bạn chỉ nên những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa chua, sữa, nước ép hoa quả… giúp tránh tác động xấu tới vết thương. Khi nấu cháo, súp, bạn nên cho thêm thịt, rau xanh… để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp vết thương mau chóng hồi phục.
Bên cạnh đó, sau khi độn cằm, bạn cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau đây:
Người mới độn cằm không nên ăn thực phẩm cứng
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, hiện tượng đau nhức kéo dài sau khi độn cằm thường xảy ra do những nguyên nhân dưới đây: tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc và vật liệu độn.
Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và mức độ đau nhức sau khi phẫu thuật độn cằm. Theo đó, những bác sĩ được đào tạo bài bản, am hiểu sâu về cấu trúc khuôn mặt và dày dặn kinh nghiệm sẽ xây dựng kế hoạch độn cằm an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Không chỉ vậy, mọi thao tác trong quá trình độn cằm từ rạch niêm mạc miệng, đặt miệng độn đến khâu vết thương đều được bác sĩ thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ.
Ngược lại, những bác sĩ có chuyên môn kém, kinh nghiệm không nhiều rất dễ gặp phải sai sót khi độn cằm như: xâm lấn tới các mô xung quanh, đặt miếng độn sai vị trí… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng viêm nhiễm xung quanh vùng cằm. Khi đó, tình trạng đau nhức kéo dài là điều rất khó tránh khỏi.
Bác sĩ độn cằm sai kỹ thuật có thể gây đau nhức kéo dài
Sau khi phẫu thuật độn cằm, vết thương cần mất một khoảng thời gian thì mới có thể khôi phục trở lại như lúc ban đầu. Do đó, chế độ chăm sóc tại nhà cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian đau nhức cũng như hồi phục vết thương sau khi độn cằm.
Nếu như bạn ăn uống không khoa học, vệ sinh sai cách, nghỉ ngơi không điều độ hoặc uống thuốc sai liều lượng, tình trạng đau nhức ở vùng cằm chắc chắn sẽ kéo dài, có thể lên tới hàng chục ngày. Chưa hết, bạn còn bị nhiễm trùng, viêm cằm sau khi phẫu thuật.
Những miếng độn nhân tạo không có xuất xứ rõ ràng, chất lượng kém sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng còn gây kích ứng các mô xung quanh làm cho tình trạng đau nhức kéo dài.
Không những thế, các loại sụn kém chất lượng có thể ăn sâu, ngấm vào da và máu, xâm lấn đến phần thịt. Điều đó làm cho thịt bị hoại tử và gây nguy hiểm tới tính mạng.
Vật liệu độn kém chất lượng nhanh chóng bị đào thải
Nếu như tình trạng đau nhức sau khi phẫu thuật độn cằm kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương, xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức và xây dựng phương án xử lý kịp thời.
Đặc biệt, đối với trường hợp nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng hoặc dị ứng vật liệu độn, bác sĩ sẽ cần tháo miếng độn ra ngoài để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Như vậy, đau nhức sau khi độn cằm là điều không thể tránh khỏi. Bạn hoàn toàn có thể giảm đau nếu như chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt