Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Sưng, đau nướu răng: 9 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng sưng, đau nướu răng thường là do viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, thiếu chất… Tình trạng trên sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn nếu như bạn không có cách điều trị phù hợp. Tuy rằng, trong nhiều trường hợp thì đau nướu rất dễ điều trị và không có gì quá đáng lo lắng. Nhưng điều đấy hoàn toàn không đồng nghĩa với việc chúng ta được phép chủ quan trọng việc điều trị. Khi bị đau nướu bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có chế độ ăn uống phù hợp và đi khám bác sĩ nha khoa.

1. Nguyên nhân gây sưng, đau nướu răng

Triệu chứng sưng nướu răng và đau nướu răng thực chất xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nướu, áp xe, loét miệng, thiếu chất dinh dưỡng…

Đây đều là những triệu chứng rất dễ nhận biết, tuy nhiên nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì rất khó phán đoán nguyên nhân gây ra cụ thể là gì.

1.1. Viêm nướu răng

Viêm nướu răng được biết đến là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sưng, đau nướu răng mà rất nhiều người đã gặp phải.

Bệnh lý trên sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng, sưng tấy và đau nhức ở phần nướu xung quanh răng khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Có hai kiểu viêm nướu là do mảng bám và không do mảng bám. Trong đó, do mảng bám là trường hợp thường gặp hơn bởi quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lâu ngày mảng bám tích tụ và trở thành nơi trú ngụ cho các vi khuẩn gây bệnh.

Viêm nướu răng

Viêm nướu răng

1.2. Áp xe răng

Sưng, đau nướu là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng áp xe răng. Thậm chí cơn đau không chỉ tập trung tại một vị trí mà còn lan ra cả miệng, các cơn đau sẽ có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Hiểu đơn giản thì áp xe răng chính là một kiểu nhiễm trùng liên quan đến một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, nha chu… hay nứt răng.

Trong mọi trường hợp, áp xe răng cần được điều trị đúng cách, càng sớm càng tốt nếu không sẽ dẫn tới những biến chứng phức tạp.

Chưa kể, những cơn đau nhức còn ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của bạn.

1.3. Loét miệng

Loét miệng hay còn được gọi là nhiệt miệng, có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng kể cả nướu.

Bệnh lý sẽ gây đau nướu khi ăn uống cũng như nói chuyện, nhất là khi các mụn viêm đã bắt đầu bị vỡ ra.

Thực tế, loét miệng xảy ra có thể không liên quan đến các bệnh lý răng miệng từ trước. Điển hình như nhiệt miệng do bỏng, ăn nhiều đồ cay, vết thương cắn vào lưỡi/má…

1.4. Viêm nha chu

Viêm nha chu là hiện tượng nhiễm trùng khiến cho các tổ chức xung quanh bị viêm, gây đau nhức khó chịu.

Ở giai đoạn đầu, khu vực nướu xung quanh sẽ bị sưng tấy, chuyển màu khác thường, khi chạm hay va đậm vào bị đau. Nhưng ở những giai đoạn sau, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn ngay cả khi bạn không ăn uống hay có tác động ngoại lực.

Với diễn biến nặng hơn, viêm nha chu có thể chuyển sang thể mãn tính dẫn đến nguy cơ tụt lợi, mất răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu

Viêm nha chu

1.5. Thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng của chúng ta.

Đặc biệt, nếu bạn bỏ qua rau củ quả trong thực đơn ăn uống thì đây rất có thể là lý do khiến cho nướu của bạn bị sưng, đau.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị thiếu vitamin C, không bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày thì cũng tăng nguy cơ bị viêm lợi gây đau nhức.

1.6. Thay đổi nội tiết tố

Đối với phụ nữ, nội tiết tố cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng vào từng thời điểm khác nhau trong.

Bước vào tuổi dậy thì, lưu lượng máu chảy đến nướu nhiều hơn nên đôi khi bạn sẽ cảm thấy nướu bị mềm, sưng và đau.

Hay như khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố sẽ thay đổi rất nhiều. Điều đó sẽ khiến cho vùng nướu bị đau và dễ chảy máu nhiều hơn.

1.7. Mọc răng khôn

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, khi phát triển lên sẽ đâm vào nướu và gây ra tình trạng đau nhức trong vòng vài ngày.

Hơn thế, răng khôn không phải mọc một lần là xong, mỗi một lần phát triển chúng chỉ mọc lên một chút nên cảm giác khó chịu thỉnh thoảng lại xuất hiện.

Nên phần lớn các trường hợp bị đau nướu trong cùng đều do sự phát triển của răng khôn gây ra.

Mọc răng khôn

Mọc răng khôn

1.8. Hút thuốc lá

Đối với những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói như thuốc lá nhai, ngậm… thì đều có nguy cơ rất cao mắc phải các bệnh lý về răng nướu với triệu chứng sưng tấy, đau nhức thường gặp.

Nguyên nhân là vì các thành phần có trong thuốc lá dễ khiến nướu bị tổn thương, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến cho nướu bị đau dữ dội.

1.9. Ung thư miệng

Đây có lẽ là nguyên nhân mà không một ai mong muốn mình gặp phải nhất. Các khối u ác tính hoàn toàn có thể xuất hiện trong nướu răng của bạn.

Ban đầu chúng có thể không gây đau và dễ bị nhầm lẫn với các vết nhiệt miệng. Nhưng về lâu ngày, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện và kèm theo rất nhiều triệu chứng khác nhau mệt mỏi, có dịch lạ chảy ra từ vết loét miệng.

2. Đau nướu răng phải làm sao?

Đau nướu do bất kỳ nguyên nhân nào nếu điều trị từ sớm thì sẽ có hiệu quả tốt hơn cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Có 3 điều bạn cần thực hiện khi nướu răng bị đau là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều chỉnh chế độ ăn uống và thăm khám bác sĩ nha khoa.

2.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng đúng cách, sạch sẽ và kỹ lưỡng mỗi ngày luôn là phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả. 

Hơn thế khi nướu bị đau, sưng tấy thì cũng là lúc nướu đang bị tổn thương nên việc vệ sinh răng miệng lại càng cần phải chú trọng hơn.

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, khi chải răng chú ý nên tránh vùng nướu đang có vết thương hở.
  • Súc miệng nước muối sau khi đánh răng để giúp nướu được chắc khỏe cũng như loại bỏ vi khuẩn.
  • Đừng quên sử dụng thêm chi nha khoa để làm sạch các kẽ răng hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

2.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Khi vùng nướu bị sưng đau và nhất là lại có vết thương hở thì bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp nhất.

  • Với tình trạng đau nhức như vậy thì hãy ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai, không quá nóng và cũng không nên quá lạnh.
  • Bổ sung nhiều vitamin D, canxi và các dưỡng chất cần thiết.
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày.
  • Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê…
  • Tránh các món nhiều đường, vì đây là nguyên nhân tăng sự tích tụ của các mảng bám.

2.3. Thăm khám bác sĩ nha khoa

Chắc chắn bạn không thể trị đau nướu răng tại nhà một cách triệt để, chưa kể tình trạng trên có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Không phải ai cũng có đủ kiến thức để nhận định chính xác vấn đề của mình thực sự là do nguyên nhân gì.

Chính vì vậy, để biết mình bị đau nướu do đâu thì bạn cần đến phòng khám nha khoa uy tín.

Bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, chấm dứt cảm giác khó chịu đấy.

Thăm khám bác sĩ nha khoa

Thăm khám bác sĩ nha khoa

3. Mẹo giảm đau nướu răng tại nhà

Trong trường hợp bạn chưa sắp xếp được công việc cũng như có thời gian để đi khám bác sĩ nha khoa, thì có thể giảm đau nướu răng ngay tại nhà bằng những mẹo đơn giản dưới đây.

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Có thể bạn chưa biết thì chườm nóng hoặc chườm lạnh là cách giúp giảm sưng tấy, đau nhức rất hiệu quả. Nhưng cần lưu ý là bạn chỉ nên chườm ở má ngoài chứ không phải trực tiếp vị trí nướu bị đau. Hơn thế, mỗi lần chườm chỉ nên thực hiện trong vòng 10 – 15 phút, sau đó nghỉ một lúc rồi mới lặp lại lần tiếp theo.
  • Súc miệng nước muối: Muối có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm rất lành tính và an toàn. Bạn chỉ cần chăm chỉ súc miệng nước muối 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy các cơn đau nướu được xoa dịu nhanh chóng.
  • Dùng nha đam: Nhờ nhiều hoạt chất có lợi nên nha đam luôn giúp chống khuẩn, kháng viêm và giảm các cơn đau do viêm nướu rất tốt. Nếu bạn đang bị đau nướu cho viêm lợi thì chỉ cần dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng đang bị ảnh hưởng. Sau đó dùng ngón tay massage một cách nhẹ nhàng.
  • Dùng bột nghệ: Curcumin là chất được tìm thấy có trong nghệ rất nhiều. Chúng là chất có công dụng giảm đau, chống viêm nướu răng và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Trộn bột nghệ với nước sạch để tạo thành hỗn hợp có dạng sền sệt. Tiếp đến đắp hỗn hợp lên vùng nướu bị đau và giữ một lúc, cuối cùng súc miệng lại với nước sạch.
  • Dùng oxy già: Đây là một chất có tác dụng khử trùng giúp giảm đau các vấn đề về răng nướu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng oxy già 3% để pha với nước sạch theo tỷ lệ 1:1 dùng súc miệng. Nhờ vậy, tình trạng đau nướu sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Lưu ý là sau khi súc miệng bằng oxy già hãy súc miệng nhiều lần lại với nước ấm.
Mẹo giảm đau nướu răng tại nhà

Chườm lạnh hoặc chườm nóng sẽ giúp giảm đau nướu răng

4. Đau nướu răng khi mang thai

Sự thay đổi của nội tiết tố trong quá trình mang thai, sẽ khiến phụ nữ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng hơn so với người bình thường.

Trong đó, viêm lợi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà phụ nữ mang thai sẽ gặp phải. Bệnh có thể khởi phát vào tháng 2 của thai kỳ và có xu hướng cao nhất vào tháng thứ 8. Thậm chí còn kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Bệnh có biểu hiện chủ yếu là nướu bị sưng, đau nhức và dễ bị chảy máu khi đánh răng.

Mẹ bầu bị sưng, đau nướu khi đang mang thai thì nên đến bác sĩ nha khoa để thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt. Bởi vì tình trạng sức khỏe của mẹ bầu sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Hơn thế, việc dùng thuốc hay tiến hành các thủ thuật, tiểu phẫu nha khoa trong thời điểm trên luôn là điều cần phải cẩn trọng rất nhiều.

Đau nướu răng khi mang thai

Đau nướu răng khi mang thai

5. Đau, sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Hầu hết các trường hợp bị đau, sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thì đều là dấu hiệu cảnh báo răng khôn đang mọc.

Khi răng khôn phát triển, ngoài tình trạng đau, sưng nướu còn đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác như sưng má, khó nuốt, sốt nhẹ…

Thông thường, ngay cả khi răng khôn mọc thẳng thì vẫn gây ra tình trạng sưng tấy, đau nướu. Vì do răng mọc cuối cùng nên cũng là lúc phần nướu đã cứng lại nên quá trình phá nướu phát triển lên sẽ gây ra các cơn đau, cảm giác căng tức khó chịu.

Chưa kể đến các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra các cơn đau nướu dữ dội và kéo theo cả loạt hệ lụy phức tạp khác.

6. Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới đau họng

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới kèm theo cả triệu chứng đau họng rất dễ khiến nhiều người bị nhầm lẫn là do mình bị bệnh quai bị. 

Thế nhưng, theo các bác sĩ nha khoa cho biết thì tình trạng trên xảy ra rất có thể là hậu quả do sâu răng hàm (đặc biệt là răng số 7 và số 8). 

Vì đây là các vị trí nằm sâu trong hàm nên việc vệ sinh răng miệng bao giờ cũng gặp khó khăn hơn. Thức ăn dễ bị giắt lại, mảng bám tích tụ ngày càng nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng và tấn công xuống cả niêm mạc họng dẫn đến đau họng.

Ngoài ra, sưng nướu do mọc răng khôn cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra đau họng.

Nên trong các trường hợp như vậy, thăm khám bác sĩ nha khoa là việc bạn cần ưu tiên hàng đầu để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như kịp thời điều trị, chấm dứt các cơn đau nhức, tình trạng sưng nướu gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới đau họng

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới đau họng

Trên đây là những thông tin đầy hữu ích liên quan đến chủ đề sưng, đau nướu răng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nướu răng của bạn rất dễ bị đau, sưng tấy nhưng phần lớn các vấn đề đều được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng nếu như bạn đến phòng khám nha khoa uy tín. Thế nhưng, nướu răng bị đau có thể là triệu chứng hết sức bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp thì chúng lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân. Nên việc thăm khám bác sĩ, điều trị dứt điểm là điều không thể chậm trễ hay coi nhẹ.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ nướu răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi