Dây chằng răng là một trong những bộ phận quan trọng của răng, với nhiệm vụ giữ chắc răng trong ổ xương hàm. Cấu tạo của chúng bao gồm nhiều sợi nhỏ đan xen với nhau, đi từ chân răng tới xương ổ răng. Để bảo vệ bộ phận trên cần lưu ý đến việc vệ sinh, thăm khám nha khoa, chế độ ăn uống cũng như thay đổi thói quen xấu là hút thuốc lá.
Dây chằng răng thực chất chính là dây chằng nha chu hay còn được biết đến với tên gọi khác là màng nha chu. Chúng được hình thành từ các sợi collagen nên có tính đàn hồi rất cao.
Tác dụng của dây chằng nha chu được ví giống như tấm nệm ngăn cách chân răng với xương ổ răng. Một đầu của dây chằng sẽ gắn vào xương ổ răng, đầu còn lại thì bám vào chân răng. Nhờ vậy mà chúng giúp cho răng đứng vững chắc trong xương hàm, nhưng không phải hoàn toàn cố định hay cứng nhắc.
Ngược lại, răng vẫn sẽ có những cử động, nhất là khi chúng ta ăn nhai, răng sẽ lún xuống một ít do lực tác động trên bề mặt rồi lại bung trở lại trạng thái ban đầu.
Thông thường khi ăn nhai (đối với các món không quá cứng, dai), bạn sẽ thấy cảm giác nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức đều là nhờ tác dụng của dây chằng răng cùng với lực cứng chia đều trên cung hàm.
Tìm hiểu về bộ phận dây chằng răng
Hầu hết mọi người đều cho rằng quá trình chỉnh nha sẽ chỉ tác động đến bề mặt răng đơn thuần. Tuy nhiên, muốn răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn thì vai trò của dây chằng nha chu lại vô cùng quan trọng.
Nếu không có các màng nha chu hay chúng bị tổn thương, thì gần như răng sẽ rơi vào tình trạng kẹt cứng trong ổ xương hàm. Như vậy, khi chỉnh nha các răng không thể di chuyển sang các vị trí khác, thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu đến xương và thân răng.
Vì vậy, nhờ cơ chế hoạt động của dây chằng răng sẽ có tác dụng không nhỏ tới hiệu quả chỉnh nha. Theo đó, bất kỳ một thao tác nắn chỉnh nào trên thân răng thì toàn bộ hoặc một bên màng nha chu sẽ bị nén lại, bên còn lại sẽ tự động nới lỏng ra.
Lúc bấy giờ, ở bên phía dây chằng bị nén xương hàm sẽ dần dần tiêu đi và cho phép răng dịch chuyển về cùng hướng. Còn ở bên đối diện xương hàm sẽ phát triển dày lên, giúp cấu trúc xương luôn được ổn định. Nhờ vậy, cho phép bác sĩ nắn chỉnh răng theo các lực tác động khác nhau mà vẫn tạo cảm giác thoải mái.
Dây chằng răng có vai trò gì trong quá trình niềng răng?
So với phương pháp nhổ răng truyền thống (dùng kìm để nhổ trực tiếp), thì công nghệ nhổ răng không đau đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng hơn.
Công nghệ nhổ răng không đau sẽ sử dụng các sóng siêu âm làm đứt các màng nha chu xung quanh chân răng ra một cách nhẹ nhàng. Chân răng và nướu sẽ tách ra mà không cần phải rạch lợi, sau đó bác sĩ chỉ cần nhổ răng ra mà không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
Các thao tác thực hiện vừa nhanh chóng vừa hạn chế xâm lấn, tổn thương. Gần như trong cả quá trình khách hàng sẽ chỉ cảm thấy hơi tê ở vùng răng cần nhổ mà không cảm thấy đau đớn gì.
Dẫn đầu trong công nghệ nhổ răng không đau phải kể đến Piezotome – một sản phẩm với những ưu điểm vượt trội đến từ tập đoàn Acteon. Máy có hai tính năng riêng biệt là Piezotome và Newtron, trong đó Piezotome là công nghệ rung bằng sóng siêu âm còn Newtron là chế độ bảo tồn mô răng. Ngoài ra, máy còn có hệ thống phun nước giúp hạ nhiệt đầu mũi khoan, hạn chế gây tổn thương cho răng cũng như các mô nướu.
Dây chằng răng trong cơ chế hoạt động của công nghệ nhổ răng không đau
Là bộ phận nằm ở phía dưới, nhưng dây chằng răng cũng rất dễ bị tổn thương bởi viêm nha chu, sâu răng hoặc do các chấn thương. Dù nguyên nhân là gì thì khi bị tổn thương các màng nha chu sẽ không đảm bảo được các chức năng của chúng, đồng thời tác động xấu đến sức khỏe răng miệng.
Tuy dễ phòng ngừa, nhưng viêm nha chu là một bệnh lý nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời, đúng cách. Nhất là khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Độc tố từ vi khuẩn gây viêm sẽ từ từ phá hủy cấu trúc dây chằng nha chu, làm cho nướu bị tụt khỏi thân răng và tiêu xương hàm.
Nhưng vì bệnh nha chu ở giai đoạn đầu thương sẽ không có các dấu hiệu rõ ràng, không gây đau đớn, nên khi ảnh hưởng đến màng nha chu thì việc điều trị đã khó hơn rất nhiều.
Viêm nha chu
Sâu răng nếu không được điều trị ngay từ đầu sẽ dẫn đến các biến chứng viêm, chết tủy và từ đó lan sang dây chằng răng.
So với mức độ nguy hiểm thì vẫn “nhẹ nhàng” hơn viêm nha chu, nhưng sâu răng vẫn là bệnh lý cần điều trị đúng thời điểm để phòng tránh biến chứng.
Có thể thấy khi ta vô tình ta cắn phải một hạt sạn trong lúc ăn uống sẽ cảm thấy đau nhói ngay lập tức. Phản ứng đó là do lực của cả hàm răng lúc bấy giờ chỉ đè lên một vị trí duy nhất, nên xảy ra tình trạng quá tải. Đồng thời, chóp răng sẽ chạm mạnh vào xương ổ răng và gây đau.
Trong trường hợp lực va chạm quá mạnh sẽ làm đứt dây chằng răng và mạch máu khiến chết răng vĩnh viễn. Vì vậy, các chấn thương cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến màng nha chu phổ biến mà chúng ta thường gặp.
Chấn thương
Với những vai trò, công dụng quan trọng như đã đề cập đến ở trên, việc bảo vệ dây chằng nha chu chắc chắn luôn là điều cần thiết.
Thực tế, việc bảo vệ các màng nha chu rất đơn giản chỉ với những điều quen thuộc là vệ sinh răng sạch sẽ, khám nha khoa định kỳ, ăn uống lành mạnh và không hút thuốc lá. Đây đều là những điều được đề cập thường xuyên trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Răng chằng nha chu rất dễ bị tổn thương khi có cao răng bám vào, trong khi đó cao răng lại được hình thành từ các mảng bám và cặn thức ăn thừa. Vì vậy, hãy chăm chỉ vệ sinh răng cũng như khoang miệng sạch sẽ mỗi ngày.
Tuyệt đối không được chải răng quá mạnh, chải một cách nhẹ nhàng với thao tác dọc hoặc vòng tròn đối với các mặt trong, mặt ngoài và dọc theo các đường nướu răng.
Sau khi đánh răng để tăng khả năng làm sạch bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng. Ngoài ra, đánh răng ít nhất là 2 lần mỗi ngày và mỗi lần kéo dài từ 2 đến 3 phút.
Vệ sinh răng sạch sẽ
Đi khám nha khoa định kỳ không chỉ giúp kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng mà còn kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý sớm không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, để bảo vệ dây chằng nha chu một cách tốt nhất thì bạn nên 6 tháng đi khám nha khoa 1 lần. Riêng đối với những người mắc các bệnh mãn tính liên quan đến răng miệng thì thời gian đi khám sẽ theo bác sĩ điều trị.
Ăn uống lành mạnh sẽ góp phần củng cố một sức khỏe răng miệng tốt, hạn chế các bệnh lý cũng như tình trạng xấu xảy ra đối với màng nha chu.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng chế độ dinh dưỡng và lượng calo ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi cũng như hoạt động thể chất thường ngày.
Ăn uống lành mạnh
Trong khói thuốc lá có hàng trăm chất gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt còn có Acid cyanhydric, Monoxit carbon và Nicotin – nguyên nhân gây hại cho các tổ chức nha chu, bao gồm cả dây chằng răng.
Cùng với đó các chất độc hại khác từ thuốc lá theo thời gian sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch của khoang miệng. Do đó, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng tấn công vào các tổ chức răng, mô nướu dẫn đến các bệnh lý khác nhau.
Trên đây là đầy đủ các thông tin liên quan đến dây chằng răng mà chúng ta cần nắm rõ. Tuy là bộ phận nằm ở phía dưới của răng, nhưng vai trò cũng như tác dụng của chúng trong các khía cạnh khác nhau, là điều không ai có thể phủ nhận được. Vì vậy, hãy tăng cường việc bảo vệ cũng như chăm sóc răng miệng để hạn chế các tổn thương đến các màng nha chu.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt