Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Dính phanh lưỡi ở trẻ em: 2 Cấp độ cần biết khi bé bị dính phanh lưỡi

Dính phanh lưỡi là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi bị ngắn, dầy và căng khiến cho lưỡi kém linh hoạt, khó chịu khi ăn uống và hay nói ngọng.có đến 5% các bé gặp phải tình trạng đó. Cùng với đó là các dấu hiệu rất dễ nhận biết như gặp khó khăn khi bú (ăn uống), thắng lưỡi ngắn, khi khóc đầu lưỡi tạo thành hình trái tim

1. Tình trạng dính phanh lưỡi ở trẻ em là gì?

Dính phanh lưỡi còn được biết đến với một cái tên quan thuộc khác là dính thắng lưỡi. Tình trạng đó là một dị tật bẩm sinh, xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh ra do dây thắng lưỡi bị ngắn gây ảnh hưởng đến hoạt động của lưỡi.

Thắng lưỡi là một lớp niêm mạc mỏng với hình tam giác tạo nên sự kết nối giữa sàn miệng và mặt dưới của lưỡi. Với tình trạng dính phanh lưỡi thì phần tam giác đấy không chỉ ngắn mà còn bám thấp, cấu trúc dày, căng và dính gần hơn phần đầu của lưỡi.

Theo các bác sĩ, có đến 5% trẻ sơ sinh sẽ gặp phải tình trạng trên và thường được phát hiện từ sớm qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng. 

Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết thì cho đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học vẫn phải “bó tay” trong việc tìm hiểu nguyên nhân dính thắng lưỡi, phần lớn mới chỉ xác định được dị tật trên liên quan đến các yếu tố di truyền.

Tình trạng dính phanh lưỡi ở trẻ em là gì?

Dính phanh lưỡi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ em

2. Phân loại và các cấp độ dính phanh lưỡi

Dù chưa rõ về nguyên nhân cụ thể, nhưng tình trạng dính phanh lưỡi ở trẻ sơ sinh được phân chia rõ thành 4 loại và 3 cấp độ khác nhau. Căn cứ vào từng loại cũng như mức độ các bác sĩ sẽ xác định nhanh chóng phương án giải quyết tối ưu, mang đến hiệu quả cao.

2.1. Các loại dính thắng lưỡi

Cùng là dính thắng lưỡi, nhưng các phụ huynh cần phải biết rằng có đến 4 loại khác nhau với các đặc điểm riêng biệt.

  • Dính ở đầu lưỡi: Đây là loại thường gặp nhất, theo đó trẻ sẽ bị dính lớp niêm mạc gần với phần đầu lưỡi, hướng về phía trước lưỡi.
  • Dính ở giữa: Đúng như tên gọi, lớp niêm mạc sẽ bị dính ở phần giữa ở mặt dưới lưỡi.
  • Dính ở giữa nhưng xa hơn: Cũng vẫn là vị trí ở giữa như trên, nhưng khoảng cách sẽ xa hơn.
  • Dính sàn miệng: Trong 4 loại thì dính sàn miệng sẽ ít gặp hơn cả, lúc đó sàn miệng sẽ bị dính vào phía sau ở mặt dưới của lưỡi. Còn phần đầu lưỡi lại không bị dính và lớp niêm mạc lại trở nên dày hơn so với mức thông thường.
Các loại dính thắng lưỡi

Các loại dính thắng lưỡi

2.2. Các cấp độ dính phanh lưỡi

Để phân chia cấp độ của dính phanh lưỡi, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ dài của lớp niêm mạc kết nối giữa sàn miệng và mặt dưới của lưỡi. Như vậy, sẽ có 4 cấp độ khác nhau được áp dụng cho cả 4 loại như trên.

  • Cấp độ I: Chiều dài phanh lưỡi từ 12 – 16mm, ở cấp độ I phần đầu lưỡi vẫn chạm được vào vòm khẩu cái cứng và đưa được sang hai bên.
  • Cấp độ II: Chiều dài phanh lưỡi từ 8 – 11mm, ở cấp độ II chuyển động của đầu lưỡi sẽ có sự hạn chế hơn, nhất là không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng.
  • Cấp độ III: Chiều dài phanh lưỡi từ  3 – 7mm, ở cấp độ III sự chuyển động của đầu lưỡi rất khó và gần như bị dính chặt vào sàn miệng, đương nhiên cũng không thể đưa lên để chạm vào vòm khẩu cái cứng được nữa.
  • Cấp độ IV: Chiều dài phanh lưỡi nhỏ hơn 3mm, đây là cấp độ nặng nhất do bị dính lưỡi hoàn toàn.
Các cấp độ dính phanh lưỡi

Các cấp độ dính phanh lưỡi

3. Những dấu hiệu cho thấy bé bị dính phanh lưỡi

Tật dính phanh lưỡi của bé có thể phát hiện từ rất sớm qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ gặp khó khăn trong khi bú sữa.
  • Cử động của lưỡi trở nên khó khăn hơn, nhất là khi đưa sang hai bên, lên trên hoặc thè ra ngoài do phần thắng lưỡi bị ngắn.
  • Ở trẻ sơ sinh, nếu bị dính phanh lưỡi thì thời gian bú sẽ lâu hơn và khi bú thường sẽ phát ra các âm thanh khác lạ.
  • Khi bé thè lưỡi, phần đầu lưỡi tạo thành hình chữ V.
  • Đầu lưỡi tạo thành hình trái tim khi bé khóc.
  • Lưỡi không thể đưa ra khỏi hàm dưới.
  • Đối với các bé lớn hơn, cung hàm dưới sẽ bị nghiêng hơn hoặc giữa hai răng cửa sẽ có khoảng cách lớn hơn các răng khác.
  • Trẻ bị dính thắng lưỡi thường nói chậm hơn so với các bé khác, phát âm cũng không được rõ ràng.
Những dấu hiệu cho thấy bé bị dính phanh lưỡi

Những dấu hiệu cho thấy bé bị dính phanh lưỡi

4. Ảnh hưởng của tật dính phanh lưỡi đối với sinh hoạt của trẻ

Trong trường hợp, dị tật dính phanh lưỡi được phát hiện sớm, xử lý một cách hiệu quả sẽ không gây ra quá nhiều tác động xấu. 

Nhưng khi phát hiện muộn hơn, nhất là khi sau khi các bé đã giao tiếp bằng lời nói hoàn toàn thì các ảnh hưởng sẽ càng rõ ràng hơn trong cả hoạt động ăn uống, phát âm cho đến ngoại hình của trẻ.

Dù là một tình trạng không gây nguy hiểm, nhưng với những ảnh hưởng đó cũng đủ khiến quá trình phát triển của bé trở nên khó khăn hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

4.1. Khả năng ăn uống

Ngay từ khi còn nhỏ, tật dính thắng lưỡi hay lưỡi ngắn đã biểu hiện rất rõ sự ảnh hưởng tới khả năng ăn uống của các bé. Trong giai đoạn sơ sinh thì là chức năng bú nuốt, bé sẽ bú lâu hơn, mà lực bú cũng không mạnh bằng các trẻ khác.

Lớn hơn thì việc ăn uống giống như “đánh vật”, do khi nuốt thức ăn vào bên trong thì lưỡi lại bị kéo lại. Về lâu dài sẽ khiến các bé biếng ăn, nhẹ cân và chậm phát triển.

4.2. Khả năng phát âm

Khi trẻ bắt đầu tập nói, các mẹ sẽ thấy dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng lớn như thế nào. Không chỉ bị khó nói mà trẻ còn phát âm sai, chậm nói và nói ngọng.

4.3. Ngoại hình của trẻ

Dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến quá trình  mọc răng của trẻ, khiến răng bị nghiêng hoặc cung hàm bị lệch. Chỉ cần một cung răng không chuẩn sẽ khiến thẩm mỹ của cả gương mặt bị giảm xuống.

Ảnh hưởng của tật dính phanh lưỡi đối với sinh hoạt của trẻ

Ảnh hưởng của tật dính phanh lưỡi đối với sinh hoạt của trẻ

5. Thời điểm phù hợp nhất để phẫu thuật dính phanh lưỡi trẻ em

Thời điểm phù hợp để tiến hành phẫu thuật tật dính phanh lưỡi cho bé cần được căn cứ dựa vào từng kiểu và mức độ cụ thể. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì tình trạng trên nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế các ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Hơn thế, nếu dị tật là dính phanh ở đầu lưỡi được phát hiện từ sớm và tiến hành xử lý trên thì đơn thuần chỉ là một thủ thuật y khoa, các thao tác thực hiện bao giờ cũng đơn giản hơn rất nhiều. Thậm chí còn không gây ra các tình trạng xâm lấn nhiều, ít đau và gần như không bị chảy máu. 

Còn đối với 3 kiểu còn lại thì ít nhất cần phải đợi bé đủ 2 tuổi thì mới nên cân nhắc đến việc phẫu thuật. Do 3 kiểu trên đòi hỏi kỹ thuật thực hiện khó hơn, trong quá trình phẫu thuật các bé sẽ được gây mê.

Lưu ý: Trường hợp bé bị mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc răng miệng đang bị nhiễm khuẩn thì không nên thực hiện phẫu thuật cắt phanh lưỡi.

Thời điểm phù hợp nhất để phẫu thuật dính phanh lưỡi trẻ em

Thời điểm phù hợp nhất để phẫu thuật dính phanh lưỡi trẻ em

6. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ hậu cắt phanh lưỡi

Phẫu thuật cắt phanh lưỡi tuy rằng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hay mang đến nhiều nguy hiểm cho các bé, nhưng quá trình chăm sóc hậu phẫu vẫn cần phải lưu ý đến nhiều vấn đề khác nhau:

  • Hạn chế các tác động vào vùng phẫu thuật, nhất là việc chạm tay trực tiếp dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
  • Tránh cho bé ngậm vật cứng hay ăn các món quá dai, cần phải dùng nhiều sức gây nên áp lực trực tiếp đối với vùng phẫu thuật. Thậm chí còn khiến vết thương bị chảy máu không kiểm soát.
  • Nên ưu tiên các món ăn ở dạng mềm như súp, cháo nhưng phải nguội. Uống thêm nhiều nước hoặc sữa.
  • Trong ngày đầu tiên, tránh cho bé ăn hoặc uống đồ nóng.
  • Cho bé uống thuốc đúng liều, đúng loại theo đơn bác sĩ đã kê.
  • Cho bé tập một số bài vận động lưỡi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến tái khám ngay.

Ngoài ra, có trường hợp sau phẫu thuật sẽ xuất hiện một ít giả mạc màu trắng ở khu vực phẫu thuật. Nhưng đâu không phải tình trạng nhiễm trùng và hoàn toàn không khiến các bé bị đau đớn hay khó chịu gì, sau một thời gian giả mạc tự bong ra.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ hậu cắt phanh lưỡi

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ hậu cắt phanh lưỡi

Là một dị tật bẩm sinh và không ít trẻ gặp phải, tuy nhiên dính phanh lưỡi nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của các bé. Vì vậy, hãy thông qua các dấu hiệu nhận biến để kịp thời đưa các bé đi thăm khám bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững để được kiểm tra, tư vấn và tìm ra phương án chữa trị tốt nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Dính phanh lưỡi
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi