Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Độn cằm ăn mì tôm được không – 4 tác hại của mì tôm

Trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi độn cằm, bạn tuyệt đối không được ăn mì tôm. Đây chính là câu trả lời của các bác sĩ thẩm mỹ đối với vấn đề độn cằm ăn mì tôm được không. Nếu như bạn không kiêng khem cẩn thận thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro như: kéo dài thời gian hồi phục, chảy nhiều dịch, mẩn ngứa, sưng đỏ và tăng nguy cơ kích ứng với các chất liệu độn.

1. Độn cằm ăn mì tôm được không

Bác sĩ Vũ Minh Tân đang công tác tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris đã chia sẻ, bạn không nên ăn mì tôm sau khi tiến hành phẫu thuật độn cằm. Đây là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi và mùi vị dễ ăn. 

Tuy nhiên, chúng lại có chứa rất nhiều chất bảo quản và phụ gia. Chính vì vậy, việc sử dụng mì tôm sau khi độn cằm không chỉ làm kéo dài thời gian hồi phục mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Độn cằm ăn mì tôm được không

Người mới độn cằm không nên ăn mì tôm

2. Tại sao không nên ăn mì tôm sau khi độn cằm

Mì tôm luôn là một cái tên nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng sau khi độn cằm bởi những lý do sau: kéo dài thời gian hồi phục, chảy nhiều dịch, mẩn ngứa và tăng nguy cơ kích ứng với các chất liệu độn.

2.1. Kéo dài thời gian hồi phục

Sau khi độn cằm, đặc biệt là với phương pháp sử dụng miếng độn nhân tạo, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể mau chóng hồi phục.

Tuy nhiên, mì tôm lại được xếp vào nhóm các thực phẩm kém dưỡng chất và không lành mạnh. Bởi chúng không cung cấp cho cơ thể những thành phần dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, protein, khoáng chất… Chính vì vậy, nếu như bạn thường xuyên sử dụng mì gói sau khi phẫu thuật độn cằm, vết thương sẽ cần mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể hồi phục hoàn toàn.

Chưa hết, trong mì tôm còn chứa nhiều chất bảo quản cùng hàm lượng muối vượt quá mức tiêu thụ cho phép của người bình thường. Chúng sẽ gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, sỏi thận, tiểu đường…

2.2. Chảy nhiều dịch ở vết thương

Lượng muối natri ở trong sợi mì và các gói gia vị khá cao. Nếu bạn ăn mì gói thường xuyên, huyết áp và nhịp tim sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến cho máu trong cơ thể lưu thông nhanh hơn, dẫn tới vết thương dễ bị rỉ máu và chảy nhiều dịch.

Nếu hiện tượng trên không được xử lý kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với biến chứng nhiễm trùng vết thương. Nghiêm trọng hơn, bạn còn có thể phải tiến hành phẫu thuật lại để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Độn cằm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương

Độn cằm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương

2.3. Gây mẩn ngứa, sưng đỏ

Các chất bảo quản, phụ gia… có trong mỳ tôm là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mẩn ngứa và sưng đỏ ở các vùng da xung quanh hoặc tại vết thương. Nếu như bạn không chăm sóc vết thương đúng cách hoặc vẫn tiếp tục sử dụng mì gói, vết thương sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2.4. Tăng nguy cơ kích ứng chất liệu độn

Filler hay miếng độn nhân tạo mà các bác sĩ sử dụng khi độn cằm đều có khả năng tương thích cao với cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ đã chia sẻ, các thành phần trong mì tôm như propylene glycol, chất béo bão hòa, chất bảo quản… sẽ làm giảm mức độ thích ứng với các chất liệu độn.

Thậm chí, chỉ sau một thời gian ngắn, filler, miếng độn đã bị đào thải ra khỏi cơ thể. Kéo theo đó là tình trạng đau nhức dữ dội, chảy máu kéo dài…

3. Thời gian cần kiêng mì tôm sau khi độn cằm

Theo bác sĩ thẩm mỹ Vũ Minh Tân, bạn nên kiêng ăn mì tôm trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi độn cằm. Đây là giai đoạn mà vết thương đã lành lại và cấu trúc mũi cũng dần ổn định.

Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể bắt đầu ăn mì tôm trở lại nhưng vẫn cần hạn chế. Mặc dù, cằm đã dần hồi phục nhưng việc ăn quá nhiều mì tôm vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian hồi phục vết thương ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống khoa học nhất, giúp vết thương mau chóng hồi phục và đạt được hiệu quả thẩm mỹ đúng như mong muốn.

Bạn nên kiêng ăn mì trong khoảng 7 - 10 ngày sau khi độn cằm

Bạn nên kiêng ăn mì trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi độn cằm

4. Những thực phẩm khác cần kiêng sau khi độn cằm

Bên cạnh mì gói, sau khi độn cằm, bạn cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm như cay, cứng, dai, có chứa chất kích thích, đồ ngọt…

4.1. Thực phẩm cay

Các loại thực phẩm cay như ớt, mù tạt… luôn là một cái tên không thể thiếu trong danh sách những đồ cần kiêng sau khi phẫu thuật độn cằm. Bởi các bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ bên trong niêm mạc của khoang miệng để đưa miếng độn vào dưới cằm.

Vì vậy, việc ăn nhai các loại thực phẩm cay có thể khiến cho vết thương bị kích ứng. Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng sưng tấy và đau nhức kéo dài.

Thực phẩm cay có thể làm vết thương dễ bị kích ứng

Thực phẩm cay có thể làm vết thương dễ bị kích ứng

4.2. Thực phẩm cứng, dai

Dù áp dụng phương pháp tiêm filler hay phẫu thuật thì bạn cũng cần tránh sử dụng các loại thực phẩm cứng, dai. Điển hình như mía, sườn sụn, thịt trâu…

Khi ăn những thực phẩm trên, răng và hàm sẽ phải hoạt động nhiều hơn thì mới có thể nghiền nát chúng trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Điều đó có thể làm cho chất liệu độn bị xô lệch sang những vị trí xung quanh và gây biến dạng khuôn mặt.

4.3. Thực phẩm có chất kích thích

Sau khi độn cằm, bạn tuyệt đối không được hút thuốc lá hoặc sử dụng các đồ có chứa chất kích thích khác như rượu, bia, cà phê, soda, đồ uống có ga… Chúng sẽ làm giảm việc tổng hợp collagen của cơ thể, ảnh hưởng không tốt tới vết thương cũng như cấu trúc của vùng da đang lành.

Không chỉ vậy, các chất kích thích còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nếu biến chứng trên không được xử lý sớm, bạn rất dễ bị nhiễm trùng máu, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

4.4. Đồ ngọt

Những loại đồ ngọt như bánh, kẹo, bắp rang bơ… cũng là nhóm thực phẩm bạn cần hạn chế sử dụng sau khi phẫu thuật độn cằm. Bởi chất đường có trong đó chính là tác nhân hàng đầu khiến cho mảng bám hình thành trên răng.

Sau một khoảng thời gian ngắn, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển trong khoang miệng. Chúng dần tấn công vào vết thương và gây viêm nhiễm.

4.5. Thực phẩm nóng, lạnh

Bên cạnh những loại thực phẩm mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, bạn cũng cần kiêng ăn những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Đồ nóng sẽ khiến cho vết thương bị rát, rỉ máu và kéo dài thời gian hồi phục. Còn các loại đồ lạnh như kem, nướu đá… sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, sưng tấy niêm mạc, cứng cơ và làm khuôn mặt trở nên thiếu tự nhiên.

5. Chế độ ăn uống khoa học sau độn cằm để vết thương mau lành

Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học chắc chắn sẽ giúp cằm mau chóng hồi phục và vào đúng phom dáng như mong muốn. Cụ thể, sau khi độn cằm, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại thịt.

5.1. Uống nhiều nước

Theo các bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ, nước rất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương. Do đó, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có như vậy, cằm mới nhanh chóng lành lại và trở nên đầy đặn, đẹp như mong muốn.

Không chỉ vậy, nước còn giúp cho các cơ quan trong cơ thể như các khớp, thận, tim mạch… hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước bởi có thể làm loãng muối trong máu.

5.2. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Sau khi độn cằm, bạn nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh. Đây là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại rau dễ gây sẹo lồi, mưng mủ vết thương như rau muống, su su… 

Bạn nên ăn nhiều hoa quả sau khi độn cằm

Bạn nên ăn nhiều hoa quả sau khi độn cằm

5.3. Món ăn mềm

Trong những ngày đầu tiên sau khi độn cằm, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như sữa, phô mai, cháo, súp… Bởi khi đó, vùng cằm vẫn chưa cố định hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn hãy bổ sung thêm thịt, rau… để cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Bài viết trên đây là lời giải đáp cho vấn đề “độn cằm ăn mì tôm được không”. Quá trình hồi phục sau khi độn cằm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, bạn cần kiêng khem cẩn thận để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hiệu quả thẩm mỹ.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ câu hỏi độn cằm
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi