Độn cằm bị tụ dịch thường xảy ra do bác sĩ tay nghề kém, nhiễm trùng, chăm sóc sai cách, tình trạng sức khỏe hoặc tác động mạnh lên vết thương. Nếu như tụ dịch chỉ ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì bạn chỉ cần uống thuốc mà không phải can thiệp các phương pháp chuyên sâu. Tuy nhiên, trong trường hợp khối dịch lớn, bác sĩ sẽ cần tiến hành hút dịch, dẫn lưu, chích xơ hoặc phẫu thuật.
Bác sĩ Dương Ngọc Toàn tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris cho biết, tụ dịch là hiện tượng các chất lỏng có màu trong tích tụ ở vết thương sau khi độn cằm. Chúng chính là dịch rỉ ra từ các mạch máu và mạch bạch huyết bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật.
Thông thường, tình trạng tụ dịch sẽ xuất hiện vào những ngày đầu tiên sau khi độn cằm. Nếu bạn để lâu, không xử lý kịp thời, chúng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Tụ dịch sau khi phẫu thuật độn cằm thường có những dấu hiệu điển hình như sau:
Cơn đau khi tụ dịch sau độn cằm có thể lan sang những bộ phận xung quanh
Các bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ cho biết, những nguyên nhân chính gây nên biến chứng tụ dịch sau độn cằm là: bác sĩ tay nghề kém, nhiễm trùng, chăm sóc sai cách, tình trạng sức khỏe và tác động mạnh lên vết thương.
Bác sĩ thẩm mỹ là người quyết định trực tiếp tới thành công của một ca phẫu thuật độn cằm. Nếu như bác sĩ rạch niêm mạc miệng sai kỹ thuật hoặc đặt miếng độn không đúng vị trí thì có thể xâm lấn với các mạch máu và mô xung quanh. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng cằm bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn tới tụ dịch.
Độn cằm bị tụ dịch do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho vết thương có dịch mủ sau khi phẫu thuật độn cằm. Hiện tượng trên thường xảy ra do quá trình phẫu thuật không đảm bảo điều kiện vô khuẩn tuyệt đối hoặc bác sĩ vệ sinh vết mổ không sạch.
Ngoài tụ dịch, nhiễm trùng còn có các triệu chứng khác như đau nhức dữ dội, sốt cao, hôi miệng, sưng đỏ xung quanh vết thương…
Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc chăm sóc vết thương không cẩn thận cũng có thể gây nên tình trạng tụ dịch. Vết thương không được vệ sinh cẩn thận hàng ngày sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Chúng sẽ giải phóng độc tố nhằm phá hủy tế bào và làm vết thương có mủ.
Nhiều bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ đã chia sẻ, những người đang có tình trạng sức khỏe không tốt cũng khiến cho vết thương dễ bị tụ dịch sau khi phẫu thuật độn cằm. Bởi sức đề kháng kém sẽ khó có thể chống lại sự tấn công của những vi khuẩn gây hại. Chính vì vậy, trước khi độn cằm, các bác sĩ luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát để đảm bảo bạn đủ điều kiện tiến hành thẩm mỹ.
Sau khi phẫu thuật độn cằm, các bác sĩ thẩm mỹ luôn khuyến cáo không nên thực hiện những hành động có thể gây tác động mạnh vào vết thương như ăn nhai những thực phẩm cứng hoặc xoa, nắn cằm. Bởi chúng không chỉ làm tăng nguy cơ tụ dịch vết thương mà còn khiến cho chất liệu độn bị xê dịch sang vị trí xung quanh.
Ăn đồ cứng có thể làm ảnh hưởng đến vết thương độn cằm
Trên thực tế, tụ dịch sau khi phẫu thuật độn cằm được phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì hoàn toàn có thể biến mất mà không gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, tình trạng trên cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng vết thương. Đây là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau khi độn cằm. Nếu như bạn không xử lý kịp thời, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập trực tiếp vào máu và đe dọa tới tính mạng.
Nếu như tình trạng tụ dịch vết thương chỉ ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì bạn chỉ cần uống thuốc mà không phải can thiệp các biện pháp chuyên sâu. Bởi theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, các chất lỏng ở vết thương sẽ dần được hấp thụ. Tuy nhiên, thuốc không làm cho dịch biến mất nhanh hơn mà chỉ hỗ trợ giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.
Đối với trường hợp khối dịch lớn, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương và áp dụng một trong những biện pháp như hút dịch, dẫn lưu, chích xơ hoặc phẫu thuật loại bỏ ổ tụ
Để quá trình độn cằm diễn ra suôn sẻ, an toàn và nhanh chóng đạt được kết quả đúng như mong muốn, bạn nên lưu ý một vài vấn đề trước và sau khi phẫu thuật dưới đây.
Trước khi phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên:
Bạn không nên hút thuốc lá trước khi độn cằm
Sau khi phẫu thuật độn cằm, bạn cũng nên chăm sóc vết thương cẩn thận, cụ thể như sau:
Đồ cay, nóng có thể làm vết thương bị kích ứng
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng độn cằm bị tụ dịch. Tóm lại, để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của tụ dịch, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt