Để giúp vết thương mau lành, hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu đến kết quả làm đẹp thì sau khi độn cằm bạn cần ăn kiêng trong khoảng 7 – 10 ngày. Tất nhiên, đối với vấn đề độn cằm kiêng ăn bao lâu ở mỗi người vẫn sẽ có sự khác nhau đôi chút. Điển hình với những người cơ địa không tốt, vết thương dễ bị nhiễm trùng thì sẽ phải ăn kiêng lâu hơn. Sau khi độn cằm bạn nên ăn nhiều rau củ quả, sữa, các loại hạt… Đồng thời cần kiêng đồ cứng, dai, cay nóng…
Bác sĩ Vũ Minh Tân (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris) cho biết, thông thường sẽ mất từ 7 – 10 ngày để phần cằm dần trở nên phục hồi sau khi độn và đây cũng là khoảng thời gian chúng ta cần kiêng ăn, cũng như tiến hành nghiêm ngặt các chế độ chăm sóc khác.
Thực chất, đối với vấn đề kiêng ăn sau khi độn cằm sẽ chỉ siết chặt trong 3 ngày đầu, nhất là đối với những trường hợp tiến hành phẫu thuật. Bởi lúc bấy giờ, dáng cằm chưa thể cố định, chất liệu độn chưa tương thích và vết thương thì vẫn còn đau, sưng tấy.
Từ ngày thứ 5 – 7, việc ăn uống kiêng khem cũng đã có thể nới lỏng hơn đối với những người có cơ địa tốt. Nhưng để đảm bảo kết quả thẩm mỹ được đúng với mong muốn, không có ảnh hưởng nào xảy ra thì bạn vẫn nên tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn uống từ bác sĩ thẩm mỹ.
Độn cằm cần kiêng ăn trong 7 – 10 ngày
Sau khi thực hiện độn cằm, bạn cần kiêng ăn một số thực phẩm không tốt cho quá trình phục hồi như các món cứng, dai, đồ ăn dễ gây sẹo, đồ cay nóng…
Tối thiểu trong 7 – 10 ngày, bạn cần kiêng các món cứng, dai hay đúng hơn là phải dùng nhiều sức để ăn nhai.
Bởi cằm khi vừa độn xong chưa thể ổn định được ngay, nên cần hạn chế tối đa các tác động lực mạnh gây ảnh hưởng đến quá trình định hình của vật liệu độn với cơ thể.
Trong khi đấy, các món ăn có độ cứng và dai cao luôn đòi hỏi cơ hàm phải vận động rất nhiều. Từ đó, chúng sẽ làm tăng nguy cơ xê dịch chất liệu độn, lệch cằm và đau nhức nhiều hơn.
Vì vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày bạn nên tạm thời tránh các món như xương, sườn sụn, gân bò, mía…
Các món cứng, dai
Các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, bạn có thể gặp phải tình trạng bị sẹo, chuyển màu sắc tố da cũng như mưng mủ sau khi độn cằm nếu không cẩn thận trong vấn đề ăn uống ngay cả với những người chỉ tiêm filler, cấy mỡ tự thân.
Vì thế, nhóm thực phẩm thứ hai bạn cần kiêng sau khi độn cằm chính là những đồ dễ gây sẹo, mưng mủ và chuyển màu sắc tố da như rau muống, thịt gà, thịt bò, trứng, hải sản, đồ nếp.
Đây đều là những thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành thương, chúng sẽ gia tăng sản sinh các mô tế bào đặc biệt hình thành sẹo cũng như chuyển màu sắc tố ra khiến vết thương khi lành sẽ có màu sẫm hơn.
Đồ cay nóng là những thực phẩm tiếp theo cần phải loại bỏ ra trong thực đơn ăn uống hàng ngày sau khi độn cằm trong ít nhất là 7 – 10 ngày. Nhất là đối với những bạn tiến hành phẫu thuật độn cằm bên trong khoang miệng.
Với đặc tính cay nóng, nhưng thực phẩm trên sẽ khiến vết thương khó lành, xảy ra tình trạng kích ứng và thậm chí là nhiễm trùng, mưng mủ.
Vậy nên bạn cũng cần tạm thời “chia tay” với các món ăn cay nóng như lẩu, mù tạt, tương ớt…
Đồ cay nóng
Tương tự như các món cay nóng, thực phẩm chứa nhiều axit cũng khiến cho vết thương bị kích ứng, khó lành hơn.
Chưa kể đối với những bạn làm phẫu thuật trong miệng, khi ăn uống các món có tính axit cao còn khiến miệng vết thương bị loét và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Thực phẩm chứa nhiều axit bạn cần kiêng là nước ngọt có ga, chanh, quýt, cam, bưởi…
Cuối cùng, sau khi độn cằm xong thì ít nhất trong vòng 7 – 10 ngày bạn cần kiêng tuyệt đối các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Các chất kích thích là nguyên nhân khiến quá trình phục hồi của bạn diễn ra dài hơn, vết thương lâu lành và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Chất kích thích
Tùy theo từng giai đoạn phục hồi sau độn cằm, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất.
Đặc biệt là vào hai thời điểm là 1 – 2 ngày đầu và 1 – 2 tuần tiếp theo việc nên ăn gì sẽ được cân nhắc cụ thể như sau.
Đây là giai đoạn bạn cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi, lành thương của cơ thể.
Ngoài ra, đây là khoảng thời gian cần hạn chế ăn nhai nên bạn hãy chú ý trong cách chế biến. Nên ưu tiên các món cháo, súp, đồ ninh nhừ hoặc sinh tố.
Bước sang 1 – 2 tuần tiếp theo là lúc phần cằm đã bắt đầu được định hình và ổn định tốt hơn, việc ăn uống vì vậy cũng trở nên thoải mái hơn giai đoạn trước rất nhiều.
Nhưng để cơ thể hoàn toàn phục hồi thì bạn vẫn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein và những dưỡng chất cần thiết.
Sau độn cằm nên bổ sung các món giàu vitamin và dưỡng chất
Ngoài các thực phẩm không tốt cho quá trình lành thương, thì sau khi độn cằm bạn cũng cần phải kiêng một số điều dưới đây để tránh gây ảnh hưởng xấu tới kết quả thẩm mỹ.
Tránh vận động mạnh – Những điều cần kiêng sau khi độn cằm
Ắt hẳn, thông qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn tìm kiếm được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi độn cằm kiêng ăn bao lâu mới tốt. Dù bạn tiêm filler hay phẫu thuật độn cằm thì việc ăn kiêng sau khi thực hiện xong luôn là điều cần thiết. Bởi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn sẽ quyết định trực tiếp đến tốc độ lành thương, cũng như kết quả làm đẹp cuối cùng..
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt