Độn cằm sau 10 ngày gần như miệng vết thương đã lành hoàn toàn, nên các hiện tượng như đau nhức, sưng tấy và bầm tím đều biến mất. Tuy nhiên, lúc bấy giờ cằm của bạn vẫn chưa vào chuẩn phom nên cần phải chăm sóc một cách kỹ lưỡng. Theo đó, sẽ có một vấn đề bạn cần lưu ý là tái khám đúng hẹn, không đi xông hơi hay tắm nước nóng, giữ cho tinh thần thoải mái…
Theo bác sĩ Vũ Minh Tân (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris), sau khi bạn thực hiện độn cằm xong thì cần phải có một khoảng thời gian nghỉ ngơi, phục hồi nhất định thì cằm mới vào đúng phom hay vết thương lành hoàn toàn.
Quá trình phục hồi sau khi độn cằm sẽ có sự khác biệt theo từng phương pháp thực hiện.
+ Đối với phương pháp độn cằm không phẫu thuật:
+ Đối với phương pháp phẫu thuật độn cằm:
Quá trình phục hồi sau khi độn cằm
Dựa trên quá trình phục hồi ở trên, có thể thấy sau 10 ngày thì gần như tình trạng đau, sưng sẽ không còn ngay cả khi bạn lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
Tất nhiên, nếu lúc bấy giờ bạn tác động hay ấn vào vùng cằm có thể vẫn cảm thấy hơi đau do các mô cơ, mô xương vẫn chưa lành hoàn toàn.
Nếu bạn đã không còn cảm thấy đau nhức hay bị sưng sau 10 ngày, thì đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy quá trình hồi phục đang diễn ra tốt.
Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người thì vẫn có những trường hợp sau 10 ngày vẫn hơi đau, sưng nhẹ, nhưng nhìn chung cũng không có gì quá quan ngại.
Sau 10 ngày độn cằm gần như đã hết sưng, đau hoàn toàn
Thông thường, các phương pháp phẫu thuật độn cằm sẽ sử dụng chỉ tự tiêu để đảm bảo tính thuận tiện.
Tuy nhiên, sau 10 ngày nếu miệng vết thương đã lành và bạn cảm thấy vướng víu vì chỉ khâu thì có thể đến cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ cắt chỉ.
Độn cằm sau 10 ngày đã có thể cắt chỉ
Tuy rằng, sau 10 ngày vết thương độn cằm đã lành lại nhưng lúc bấy giờ cằm của bạn vẫn thương vào phom nên bạn vẫn cần tái khám đúng hẹn, tránh vận động mạnh, tránh gây áp lực lớn tới vùng cằm…
Sau 10 ngày độn cằm, bạn vẫn cần tuân thủ lịch tái khám đúng hẹn với bác sĩ thẩm mỹ. Bởi đây vẫn là thời điểm vùng cằm đang dần phục hồi, chứ chưa phục hồi hoàn toàn nên việc kiểm tra, theo dõi định kỳ là điều cần thiết.
Nhất là đối với những bạn thực hiện các phương pháp phẫu thuật thì lịch tái khám sẽ nhiều hơn so với việc tiêm filler hay cấy mỡ tự thân.
Việc tái khám đúng hẹn sẽ giúp bác sĩ thẩm mỹ kiểm soát tốt quá trình phục hồi cũng như kịp thời phát hiện ra các triệu chứng bất thường để xử lý.
Tái khám đúng hẹn
Từ ngày thứ 10 trở đi, tuy rằng bạn đã không phải ăn uống kiêng khem quá nhiều nhưng cũng chưa thể ăn uống một cách “thả ga” được. Nhất là với những ca phẫu thuật độn cằm, sau 10 ngày thì vẫn cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp.
Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp giúp tăng cường sức khỏe và đồng thời còn giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Dù miệng vết thương đã lành thì bạn vẫn nên tránh vận động quá mạnh như đá bóng, chơi bóng chuyền, khuân vác đồ nặng…
Các hoạt động mạnh như trên sẽ dễ tác động đến vùng cằm gây ra tình trạng đau nhức, thậm chí khiến vết thương bị rách chảy máu và miếng độn bị di chuyển.
Bạn vẫn nên ưu tiên làm việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thư giãn đầy đủ mỗi ngày để cằm nhanh chóng vào phom hơn.
Hạn chế việc gây áp lực lớn tới vùng cằm như massage, bắn bóp, nằm sấp… dễ khiến cằm bị đau dữ dội, chất liệu độn bị di chuyển, cằm lệch.
Ngay cả đối với vấn đề vệ sinh vết thương hàng ngày vẫn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh gây ảnh hưởng không tốt tới việc phục hồi.
Tránh gây áp lực lớn tới vùng cằm
Theo lời khuyên của các bác sĩ thẩm mỹ, sau khi độn cằm bạn nên kiêng xông hơi và tắm nước quá nóng trong khoảng 1 tuần.
Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm tăng lưu lượng máu đến vùng cằm, gây ra sưng tấy và đau đớn. Ngoài ra, nước quá nóng cũng có thể làm vết thương lâu lành hoặc gây nhiễm trùng.
Thay vào đó, bạn chỉ nên tắm nước ấm để tạo cảm giác thoải mái, thư giãn nhẹ nhàng.
Việc giữ cho tinh thần luôn thoải mái và hạn chế stress sau khi độn cằm là rất quan trọng nhằm giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Khi bạn stress nhiều , cơ thể sẽ sản xuất cortisol – một hormone căng thẳng dễ khiến làm giảm quá trình lành vết thương, tăng đau đớn và sưng tấy. Do đó, để tăng cường tốc độ hồi phục, bạn cần giảm bớt stress và giữ cho tinh thần luôn được thoải mái.
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, bò húc… có thể làm giảm khả năng hồi phục sau độn cằm. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu, gây mất nước và tạo ra căng thẳng thêm cho cơ thể.
Hơn nữa, những chất kích thích trên còn tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm vết thương thêm đau và sưng tấy nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, bạn nên uống nước nhiều hơn mỗi ngày và lựa chọn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng hồi phục.
Không sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích khác
Nếu có dấu hiệu bất thường sau 10 ngày độn cằm bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ thẩm mỹ để kịp thời kiểm tra, khắc phục.
Bởi sau 10 ngày thì biến chứng, rủi ro vẫn có thể xảy ra, nên chúng ta không được chủ quan trong việc theo dõi sức khỏe.
Như vậy, độn cằm sau 10 ngày dù không còn đau và có thể cắt chỉ nhưng trong vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi hay tái khám vẫn cần phải tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ. Bởi sau đó quá trình phục hồi vẫn còn kéo dài, nếu bạn lơ là trong vấn đề chăm sóc thì vẫn rất dễ xảy ra các biến chứng, rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có chế độ chăm sóc tốt nhất sau khi độn cằm.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt