Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Kết quả độn cằm sau 3 tháng: Cải thiện hình dáng khuôn mặt của bạn

Độn cằm sau 3 tháng cũng là thời điểm dáng cằm đã vào phom một cách tự nhiên nên rất đẹp, bạn cũng không cần phải kiêng khem “chật vật” như lúc trước nữa. Hầu hết các khách hàng của Bệnh viện Paris sau 3 tháng độn cằm đều có những phản hồi rất tích cực về kết quả. Hơn thế, đây cũng là thời điểm bạn đã có thể massage cũng như xông hơi thư giãn.

1. Độn cằm sau 3 tháng đã đẹp chưa

Theo chia sẻ từ bác sĩ thẩm mỹ Vũ Minh Tân (Bệnh viện Paris), sau khi độn cằm từ 3 – 6 tháng bạn sẽ có dáng cằm đẹp tự nhiên hoàn chỉnh theo đúng ý nhất. 

Tất nhiên, nếu như bạn chỉ tiêm filler hay cấy mỡ tự thân thì không cần đến 3 hay 6 tháng thì cằm đã vào đúng phom. 

Như vậy, sau 3 tháng độn cằm nếu như không có các biến chứng, vấn đề ngoài mong muốn thì cằm của bạn đã rất đẹp và ổn định hoàn toàn.

Độn cằm sau 3 tháng đã đẹp chưa

Sau 3 tháng độn cằm bạn sẽ thấy cằm đã vào đúng phom, đẹp tự nhiên

2. Độn cằm sau 3 tháng đã có thể massage chưa

Tùy vào từng phương pháp thực hiện, sau khi độn cằm bạn cần phải có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định để phục hồi cũng như hạn chế các tác động vào vùng cằm.

Thông thường thì sau khoảng 2 – 4 tuần sau khi độn cằm, bạn có thể bắt đầu massage bằng tay nhẹ nhàng khu vực cằm và vùng xung quanh để giảm sưng, cải thiện tuần hoàn máu.

Còn nếu như dùng các loại máy massage thì sau 3 tháng bạn cũng đã có thể sử dụng được. Nhưng bạn cần lưu ý về tần suất cũng như lựa chọn mức độ lực massage sao cho phù hợp.

Tránh lựa chọn chế độ massage quá mạnh của máy, vì có thể làm ảnh hưởng đến dáng cằm sau khi độn. 

Để đảm bảo về hiệu quả cũng như hạn chế các ảnh hưởng không tốt, bạn nên trao đổi vấn đề trên thật kỹ lưỡng với bác sĩ thẩm mỹ của mình.

Độn cằm sau 3 tháng đã có thể massage chưa

Bạn có thể massage sau 3 tháng độn cằm

3. Độn cằm sau 3 tháng đi xông hơi được không

Sau 3 tháng độn cằm, vết thương đã hoàn toàn lành lại và các chất liệu độn cũng đã tương thích với các mô cơ, mô xương nên bạn có thể đi xông hơi được như bình thường.

Hơn thế, các bác sĩ thẩm mỹ vẫn thường đưa ra lời khuyên không đi xông hơi trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật độn cằm. Vì đi xông hơi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Như vậy, tối đa bạn cũng chỉ cần kiêng trong 1 tháng đầu nếu như quá trình phục hồi diễn ra tốt.

Độn cằm sau 3 tháng đi xông hơi được không

Khi cằm đã vào phom, phục hồi hoàn toàn thì bạn đã có thể đi xông hơi

4. Review độn cằm sau 3 tháng của khách hàng

Để các bạn có những góc nhìn toàn diện hơn đối với vấn đề sau 3 tháng độn cằm như thế nào, dưới đây sẽ là những review thực tế của khách hàng đã làm dịch vụ tại Bệnh viện Paris.

Review của khách hàng Thu Ngọc: “Chưa cần đến 3 tháng, cằm của mình đã vào đúng phom dù mình làm phẫu thuật độn cằm bằng sụn tự thân. Dáng cằm rất đẹp và tự nhiên, không mấy người nhận ra mình đã phẫu thuật thẩm mỹ. Rất cảm ơn các bác sĩ của Bệnh viện Paris đã giúp mình sở hữu được đáng cằm như ý muốn”.

Review của khách hàng Khánh Đan: “Mình cấy mỡ tự thân độn cằm tại Bệnh viện Paris, vì là phương pháp gần như không có tác động xâm lấn nên đến tháng thứ 3 thì cằm của mình đã rất đẹp rồi. Đây là phương pháp rất phù hợp với những bạn nào muốn đẹp mà sợ đau nhé”.

Review của khách hàng Kim Trang: “Độn cằm bằng sụn silicon thì sau 3 tháng đã siêu đẹp rồi, dáng cằm rất tự nhiên. Mình độn cằm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm mỹ Paris nên cả quá trình thực hiện đều diễn ra rất nhẹ nhàng. Từ các bác sĩ cho đến các bạn nhân viên đều rất đáng yêu và tận tình”.

Review của khách hàng

Review của khách hàng

5. Hướng dẫn chăm sóc sau khi độn cằm giúp vết thương mau lành

Sau khi độn cằm, dù là phương pháp phẫu thuật hay không phẫu thuật thì cằm của bạn cũng chưa thể vào phom ngay, chưa kể còn có vết thương hở.

Do đó, việc chăm sóc sau khi độn cằm cần rất được chú trọng. Thế nhưng không phải ai cũng biết chăm sóc như thế nào mới đúng cách.

Đối với vấn đề chăm sóc sau khi độn cằm để vết thương mau lành bạn nên áp dụng biện pháp giảm sưng tấy – giảm đau, điều chỉnh chế độ ăn uống – lối sống, theo dõi các triệu chứng bất thường…

5.1. Thực hiện các biện pháp giảm sưng tấy và đau đớn

Dù là tiêm filler độn cằm thì sau khi thực hiện xong trong 1 – 2 ngày đầu (đối với phương pháp phẫu thuật là 2 – 3 ngày) bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng sưng tấy, đau nhức cũng như bầm tím.

Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng bình thường do các tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện cũng như chất liệu độn cần thời gian nhất định để tương thích với các mô trong cơ thể.

  • Chườm lạnh: Bạn có thể lấy một vài viên đá lạnh bọc vào miếng vải sạch hoặc túi chườm để chườm lên vùng cằm sẽ giúp giảm sưng tấy và giảm đau đớn. Bạn nên chườm khoảng 10 – 15 phút và nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi tiếp tục áp dụng lần thứ 2.
  • Chườm nóng: Bạn chỉ nên chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu, sau đó chuyển sang chườm nóng để giảm máu bầm cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn để vết thương hết sưng, nhanh lành.
Thực hiện các biện pháp giảm sưng tấy và đau đớn

Thực hiện các biện pháp giảm sưng tấy và đau đớn

5.2. Thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi

Sau khi độn cằm, để giúp vết thương mau lành và hồi phục nhanh chóng, bạn cần thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ thẩm mỹ về chế độ nghỉ ngơi.

  • 1 – 2 ngày đầu: Bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn, thư giãn nhẹ nhàng, nhất là khi thực hiện phẫu thuật độn cằm. Vì đây là thời điểm các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy hay bầm tím đều rõ ràng nhất.
  • Tránh làm việc quá sức: Khi vết thương chưa lành hoàn toàn, vùng cằm chưa ổn định bạn cần tránh làm việc quá sức cũng như không tham gia vào các môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…
  • Khi nằm nên kê gối cao hơn một chút: Điều đó sẽ giúp vùng cằm tránh chịu các áp lực lớn gây đau nhức, sưng tấy nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không nên nằm nghiêng, nằm sấp hay cúi đầu: Vì đây đều là những tư thế gây ra áp lực lớn cho vùng cầm khiến tình trạng đau, sưng và bầm tím trở nên nghiêm trọng.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Mỗi ngày bạn cần phải ngủ đủ giấc, đúng giờ để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, từ đó phần nào cũng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

5.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống là một trong những điều quan trọng bạn cần thực hiện sau khi độn cằm để giúp tăng khả năng phục hồi và đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số  lưu ý bạn cần quan tâm.

  • Ăn uống lành mạnh: Bạn nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, ưu tiên các món giúp vết thương mau lành bao gồm rau củ, trái cây, thịt lợn, cá, đậu, ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Tránh các loại thực phẩm giàu đường và chất béo không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần kiêng các thực phẩm cứng, dai, cay, chua, quá nóng và quá lạnh ít nhất từ 7 – 10 ngày.
  • Giảm cường độ hoạt động: Sau độn cằm, bạn nên giảm cường độ hoạt động và tránh các hoạt động vật lý quá mức tới vùng cằm vì dễ khiến quá trình phục hồi kéo dài.
  • Uống đủ nước: Bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể để giúp thải độc tố và vết thương mau lành. Đồng thời cần kiêng uống rượu bia cũng như đồ uống quá nhiều đường.
  • Tránh stress: Stress, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phục hồi của bạn. Nên hãy tìm các hoạt động giải trí và thư giãn để giảm stress, bao gồm tập yoga, xem phim, đọc sách.
  • Hạn chế tiếp xúc với tia UV: Tia UV có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi độn cằm. Nên khi ra ngoài trời bạn nên đội mũ, kính râm, cầm theo ô.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

5.4. Giữ vùng độn cằm sạch sẽ 

Dù thực hiện phương pháp độn cằm nào thì bạn vẫn cần phải giữ vùng thực hiện luôn sạch sẽ, nhằm hạn chế biến chứng nhiễm trùng xảy ra.

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương trong miệng và vùng quanh cằm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và tránh viêm nhiễm..
  • Không sử dụng các sản phẩm làm đẹp trên vùng độn cằm: Tránh sử dụng các sản phẩm làm đẹp trên vùng độn cằm khi vết thương chưa lành hoàn toàn.
  • Sử dụng khăn mềm để lau sạch vùng độn cằm: Ưu tiên các loại khăn mềm để vệ sinh vết thương thay vì khăn có chất liệu thô ráp hoặc xù lông.
  • Tránh tiếp xúc với bụi bẩn: Tránh tiếp xúc với bụi bẩn bằng cách không chạm tay vào vùng độn cằm nhiều lần, khi ra ngoài nên bịt khẩu trang thật kín và vệ sinh vết thương hàng ngày.

5.5. Theo dõi các triệu chứng bất thường

Bạn cần theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt sau khi độn cằm, đặc biệt là các triệu chứng bất thường như đau nhức dữ dội không thuyên giảm, sưng tấy dài ngày, chảy máu khó cầm… 

Nếu phát hiện có những triệu chứng bất thường như vậy cần báo ngay cho bác sĩ thẩm mỹ. Vì rất có thể, bạn đã gặp một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi độn cằm.

Theo dõi các triệu chứng bất thường

Theo dõi các triệu chứng bất thường

5.6. Dùng thuốc theo chỉ định

Sau khi độn cằm, bác sĩ thẩm mỹ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc để giảm đau, giảm sưng và kháng viêm. Theo đó, nhiệm vụ duy nhất của bạn là sử dụng thuốc theo đúng chỉ định trong đơn đã được kê.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng sau khi độn cằm:

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen để sử dụng trong vài ngày đầu. Nếu như bạn quá đau nhức, sưng tấy thì có thể sử dụng để giảm bớt các cảm giác khó chịu.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Đây là nhóm thuốc có tác dụng giúp giảm đau và kháng viêm. Một số loại thuốc không steroid thường được kê là diclofenac và naproxen.
  • Corticosteroids: Được sử dụng để giảm sưng và viêm sau phẫu thuật độn cằm. Thuốc có thể được tiêm trực tiếp vào vùng đau hoặc uống dưới dạng viên. Một số loại thuốc thuộc nhóm trên là prednisone và dexamethasone.

Trên đây, là những thông tin liên quan về độn cằm sau 3 tháng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Sau 3 tháng độn cằm, vùng cằm của bạn đã không còn cảm giác đau hay sưng tấy như lúc trước. Thậm chí, bạn đã có thể quay lại chế độ sinh hoạt thường nhật như trước kia. Tuy nhiên, để giúp kéo dài kết quả thẩm mỹ bạn vẫn nên hạn chế tác động mạnh vào vùng cằm, ăn uống lành mạnh và xây dựng lối sống khoa học.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ câu hỏi độn cằm
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi