Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Cách xử lý Ê Răng hàm dưới, trên bị ê buốt – Cách giảm ê buốt

Ê răng hàm dưới mang đến những cảm giác khó chịu trong ăn uống khi ăn các đồ ăn hay uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua, dẫn đến các vấn đề về răng miệng, Điều trị răng ê buốt tại Khoa Răng hàm mặt paris

1. Ê răng hàm dưới là bệnh gì?

Thực chất ê răng cung hàm dưới không phải là bệnh lý mãn tính, đây là một biểu hiện của việc tủy răng bị kích ứng. 

Cấu tạo một răng hoàn chỉnh bao gồm 3 lớp chính: lớp phía ngoài màu trắng là men răng; tiếp giáp là các lớp ngà răng màu vàng; phía trong cùng là các tủy răng. Tủy là bộ phận quan trọng nhất, chúng nối liền với dây thần kinh xương hàm.

Hiểu đơn giản quá trình bị ê răng diễn ra như sau: men răng bị ăn mòn do hóa chất hoặc ma sát, ngà răng theo đó yếu đi, không bảo vệ được tủy răng. Các hoạt động ăn nhai, thu nạp thức ăn làm ảnh hưởng trực tiếp đến tủy. Tủy bị kích ứng lập tức truyền tín hiệu qua dây thần kinh và sinh ra cảm giác ê, buốt, nhức tại 1 hoặc 1 vài vị trí răng.

Cấu tạo 1 chiếc răng

Cấu tạo 1 chiếc răng

1.1 Triệu chứng của ê buốt răng

Ê buốt răng là cảm giác cực kỳ khó chịu và đau đớn. Mức độ ê buốt được phân chia ra qua các triệu chứng dưới đây. 

– Mức độ ê răng nhẹ, trung bình:

  • Thấy đau răng khi ăn nhai thức ăn, đặc biệt là khi ăn đồ ăn dai, dẻo như nhai kẹo cao su, gặm xương, cắn hoa quả, ăn kẹo dẻo…
  • Răng ê nhẹ mỗi khi bàn chải chạm vào phần men và nướu.
  • Khó chịu và ê buốt đỉnh điểm nhất là khi cắn kem, uống nước đá. 

– Mức độ ê răng nghiêm trọng bao gồm 3 triệu chứng trên và còn có thêm các biểu hiện: 

  • Ăn hoa quả chua, mọng nước, có tính axit như táo, quýt, xoài… đều thấy răng bị đau, buốt.
  • Răng khó chịu, cảm thấy đau mỗi khi thu nạp đồ quá ngọt như đường, mật ong, bánh kẹo.
  • Ăn đồ mềm, nhão, xé nhỏ như cháo, canh, đồ hầm nhưng vẫn bị đau răng khi thức ăn chạm vào.
  • Sau vệ sinh răng, cảm thấy nhói, buốt, cứng chân răng
  • Không cử động cung hàm, trong trạng thái miệng nghỉ răng vẫn bị đau. Cơn đau âm ỉ kéo dài, lúc đau liền 5-10 phút, lúc đau nhẹ 1-2 phút nhưng tần suất ngày càng nhiều.
  • Răng đau nhẹ khi nằm điều hòa quá lạnh hay di chuyển đến vùng có nhiệt độ thấp.
Ê buốt răng khi ăn là cảm giác ám ảnh với nhiều người

Ê buốt răng làm ám ảnh tâm lý trong bữa ăn

1.2 Nguyên nhân gây ra ê răng hàm dưới

Ê răng hàm dưới có nhiều nguyên nhân như:

– Lớp men răng bị mài mòn, mỏng, lỗ chỗ do hoạt động ăn uống

Thói quen ăn uống quyết định đến 70% sức khỏe hàm răng. Người ăn nhiều món có vị chua (axit) như chanh, cam, quýt, bưởi, dưa chua… và có thói quen ăn hoa quả non, xanh như cóc, xoài bao tử… thường có men răng yếu, ngả nâu, ngả vàng.

Ngoài ra, người có thói quen ăn đồ chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, tinh bột; đồ uống có ga, lên men như bia, rượu, cocktail, siro cũng làm cho men răng bị yếu. 

Các loại thực phẩm trên đều chứa 1 lượng axit nhất định hoặc khi nghiền nát trong miệng chúng chuyển hóa thành axit. Chất này tạo phản ứng khử khoáng với canxi và hydroapatit trên men răng làm lớp men này bị mài mòn dần. 

– Men răng kích ứng do tẩy trắng răng

Nhiều người có thói quen tự tẩy trắng hàm răng tại nhà để nhìn răng trắng sáng hơn. Công thức phổ biến được rỉ tai nhau là trộn baking soda với chanh quệt lên răng. Bản thân baking soda đã là một chất tẩy trắng mạnh mẽ, kết hợp với chanh sẽ tạo ra hỗn hợp axit nồng độ cao. Nếu sử dụng quá 2 lần/tuần sẽ làm men răng bị mài mòn đáng kể, phần nướu cũng dễ sưng đỏ, chảy máu.

Trước khi quyết định làm đẹp cho hàm răng bằng dịch vụ tẩy trắng răng, cạo vôi răng nha khoa chúng ta cũng cần lưu ý: nếu răng yếu, nhạy cảm hãy hạn chế làm. Quá trình tẩy trắng răng bằng laser hay thuốc tẩy có nguy cơ phá vỡ cấu trúc men răng. Tốt nhất nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.

Tia laser chiếu lên răng

Tia laser chiếu lên răng

– Men răng bị tổn thương do thao tác vệ sinh răng

Những người đang có thói quen vệ sinh răng miệng dưới đây có nguy cơ bị mòn men và ngà răng nhanh chóng:

  • Sử dụng nước súc miệng nồng độ axit cao trong khi răng thuộc tình trạng nhạy cảm, súc miệng quá nhiều lần trong 1 ngày.
  • Đánh răng theo chiều ngang (chải theo chiều dọc là cách làm đúng); dùng bàn chải có lông cứng, nhọn; chỉ chải răng tập trung vào 1 chỗ; thao tác chải răng nhanh, mạnh, ghì chặt bàn chải lên răng.

– Mô nướu hàm dưới bị sưng viêm, sâu thân răng

Khoang miệng có nhiều vi khuẩn không được xử lý sớm sẽ dẫn đến các bệnh về nha chu như nhiệt miệng, viêm lợi, nhiễm trùng nướu răng… Biểu hiện là sưng đỏ, rỉ máu, áp xe nướu phần chân răng, các mô dây chằng bị tổn thương làm kích ứng tủy và làm răng nhạy cảm hơn. Người bị viêm tủy là người bị ê răng mức độ nặng, tức là sẽ thấy nhức răng liên tục dù không bị kích thích bởi ngoại lực.

Sâu răng là bệnh lý răng phổ biến hiện nay. Xuất phát từ ổ vi khuẩn trong miệng tấn công và lan rộng khắp men răng đến lớp ngà. Chúng phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, dấu hiệu là men răng vàng, lỗ chỗ, xỉn màu, hôi miệng, nhức răng.

– Tai nạn, sự cố về răng

Sự va đập mạnh ở vùng cằm sẽ làm cả hàm răng dưới bị chấn động mạnh. Nhẹ thì sang chấn hàm, nhức chân răng, chảy máu nướu, sứt mẻ men răng. Nặng thì sự va đập làm tổn thương toàn bộ các tổ chức ngoài và trong răng, dẫn đến lộ buồng tủy, hỏng ngà răng, nhiễm trùng tủy, gãy răng… 

Tất cả những nguyên nhân trên trực tiếp gây ra tình trạng ê buốt, đau răng hàm dưới làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nhai nghiền và cảm nhận hương vị thức ăn. Gián tiếp làm xuất hiện nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.

Răng bị chấn thương chảy máu dẫn đến ê buốt

Răng bị chấn thương chảy máu dẫn đến ê buốt

2. Ê buốt răng hàm dưới gây ra những phiền toái gì

– Khó khăn đầu tiên khi bị ê răng là triệu chứng đau buốt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng mỗi khi đến bữa ăn hoặc khi phải giao tiếp nhiều.

– Răng ê buốt làm giảm sự hứng thú với các món ăn. Có thể phải tránh xa những đồ ăn ưa thích và các thói quen gặm sườn sụn, xương, chân gà, thịt gà, cắn hoa quả, ăn kem, uống nước giải khát…

– Răng bị đau làm việc nhai thức ăn yếu ớt hơn. Quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày bị gián đoạn hoặc hoạt động quá độ, làm viêm loét dạ dày. Nếu là người bị ê các răng hàm của hàm dưới thì việc ăn nhai có thể phải tạm dừng.

– Tổn thương răng lâu ngày không được điều trị kịp thời sẽ làm hỏng tủy nghiêm trọng, nguy cơ rối loạn dây thần kinh xương hàm, răng bị sâu, lung lay, viêm nhiễm và phải nhổ bỏ gấp là rất cao.

3. Làm thế nào để hết ê răng hàm dưới?

Bệnh viện Răng Hàm Mặt PARIS chia sẻ “Tình trạng ê buốt răng nên được điều trị càng nhanh càng tốt”. Sau các bác sĩ sẽ cung cấp cho khách hàng những phương pháp giảm thiểu và điều trị tình trạng này như sau.

3.1 Với trường hợp ê răng hàm dưới dạng nhẹ

– Ăn đồ ăn lành mạnh

Tránh ăn đồ chua, cay, ngọt, có ga; đồ nhiều tinh bột, chất kích thích và chứa nhiều phẩm màu.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, B và khoáng chất như: hải sản, trứng, rau xanh, hoa quả mềm, sữa chua, bơ, cải xanh, ngũ cốc… 

Chỉ nên nhai cắn nhẹ nhàng, tránh va chạm vào vùng răng bị đau. Bổ sung nhiều nước lọc, uống đủ nước tối thiểu 1,5 lít nước/ngày.

Ăn đồ cắt nhỏ, nấu mềm

Ăn đồ cắt nhỏ, nấu mềm

– Điều chỉnh cách vệ sinh răng

Dùng kem đánh răng chứa lượng flour vừa đủ (hàm lượng 1000 – 1500 ppm). 

Chải răng theo chiều dọc, thao tác nhẹ nhàng, không sử dụng lực mạnh.

Súc miệng nước muối ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn, đảm bảo vi khuẩn và đồ ăn thừa không tồn đọng trong khoang miệng.

Đến nha khoa cạo mảng bám răng trên bề mặt men răng, cổ chân răng và nướu.

– Hạn chế hoạt động mạnh

Những hoạt động thể thao như đá bóng, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ, tập tạ… có nguy cơ va đập và chấn thương vùng đầu. Tốt nhất nên hạn chế những môn thể thao này. 

– Chườm đá giảm đau

Đá lạnh có “sức mạnh” gây tê liệt một khoảng thời gian ngắn trên da. Nếu thấy quá đau nhức răng hay sưng đỏ nướu có thể dùng cách này để làm giảm cơn đau. Cách làm rất đơn giản: cho 3-4 viên đá lạnh vào túi nilon và bọc ngoài bằng khăn sạch. Chườm khăn lên má chỗ răng bị đau, giữ nguyên khoảng 2-3 phút. Bất cứ lúc nào đau cũng có thể áp dụng chườm đá.

3.2  Trường hợp ê buốt răng nặng

Người bị ê buốt răng hàm dưới mức độ nghiêm trọng cần kết hợp ăn uống lành mạnh, chăm sóc răng an toàn và can thiệp điều trị nha khoa.

– Điều trị nội nha và phục hình lại răng

Răng bị tổn thương tủy do viêm nhiễm, sâu, sứt mẻ cần tiến hành phục hình răng bằng các kỹ thuật bọc sứ, trám răng. 

Trám răng dùng cho tình trạng răng sứt, mẻ, đây là quá trình bác sĩ sử dụng vật liệu trám răng bổ sung vào chỗ men răng bị mất. 

Bọc sứ/làm cầu răng sứ: bác sĩ mài 1 vài răng thật xung quanh vị trí răng bị tổn thương, loại bỏ tủy răng xấu. Sau đó lấy tỷ lệ hàm răng và chế tác ra các mão sứ để cố định lên trên. Răng sứ giống như lớp bảo vệ cho răng thật và thay thế việc ăn nhai hàng ngày. 

Bọc răng sứ ở cung hàm dưới ê răng hàm dưới

Bọc răng sứ ở cung hàm dưới

– Nhổ răng và trồng răng giả

Khi răng ê buốt bị tổn thương hoàn toàn nhưng khách hàng không đủ điều kiện can thiệp phục hình răng thì nhổ răng là phương án bắt buộc. Bác sĩ sẽ nhổ bỏ toàn bộ chân răng, tủy răng ra khỏi xương ổ răng. Sau đó chỉ định khách hàng trồng răng implant để thay thế cho răng vừa nhổ. 

Trồng răng implant thay thế răng vừa nhổ

Trồng răng implant thay thế răng vừa nhổ

Tóm lại, bị ê răng hàm dưới chủ yếu là do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, làm men răng, ngà răng bị ăn mòn và mất lớp bảo vệ tủy răng. Khách hàng nên đến nha khoa sớm để được điều trị dứt điểm tình trạng này. 

Quý khách hãy để lại thông tin cá nhân tại đây để được bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thăm khám, vệ sinh răng và lên phác đồ điều trị răng ê buốt.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ ê răng hàm dưới
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi