Trước khi ghép xương cằm, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê với một tỉ lệ phù hợp nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thuốc hết tác dụng, cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện và thường kéo dài trong khoảng vài ngày. Như vậy, lời giải đáp chính xác cho vấn đề ghép xương cằm có đau không là có. Để giảm đau nhức, bạn nên chườm lạnh, uống thuốc giảm đau…
Cấy ghép xương cằm là một phương pháp có mục đích cải thiện hiện tượng cằm ngắn hoặc bị thụt vào so với môi, mũi. Các bác sĩ thẩm mỹ thường loại bỏ đi một phần xương hàm thô cứng và ghép trực tiếp vào vùng cằm. Cách trên không chỉ giúp bạn thu nhỏ khung xương hàm hai bên mà còn khắc phục những khiếm khuyết của cằm như: cằm lẹm, cằm ngắn, cằm mỏng…
Đặc biệt, phương pháp ghép xương cằm đem lại hiệu quả ngay sau lần đầu tiên thực hiện. Khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn, bạn sẽ sở hữu một chiếc cằm đẹp và hài hòa với các đường nét trên khuôn mặt.
Ghép xương cằm phù hợp với trường hợp cằm lẹm
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Khắc Hảo tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris, nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại và thuốc mê, phương pháp ghép xương cằm được thực hiện vô cùng nhẹ nhàng và không đau đớn.
Do quá trình phẫu thuật có sự xâm lấn trực tiếp tới cấu trúc xương nên khi hết thuốc mê, những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng xuất hiện. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, mức độ đau cũng không quá kinh khủng như nhiều người tưởng tượng. Chỉ cần bạn chăm sóc vết thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
Ghép xương cằm có gây đau nhức
Mức độ và thời gian đau nhức sau khi ghép xương cằm của mỗi người hoàn toàn không giống nhau. Bởi điều đó còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: tình trạng cằm, mức độ xâm lấn, độ tuổi, sức khỏe…
Tùy vào khiếm khuyết của vùng cằm, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ tính toán tỉ lệ cắt, ghép xương phù hợp với mỗi người. Đối với những người bị lẹm cằm nặng, tỉ lệ cắt xương sẽ nhiều hơn. Chính vì vậy, những cơn đau nhức sau khi ghép xương cằm cũng nhiều hơn so với trường hợp chỉ lẹm cằm ở mức độ vừa phải.
Ngoài ra, phương pháp ghép xương cằm cũng có thể áp dụng đối với trường hợp cằm bị biến dạng do phẫu thuật cằm thất bại. Tuy nhiên, chắc chắn cơn đau sau khi phẫu thuật sẽ nhiều hơn bởi các mô, xương ở cằm đã phải chịu tổn thương trước đó.
Mức độ xâm lấn cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng đau nhức sau khi phẫu thuật ghép xương cằm. Trong trường hợp chẳng may gặp phải những bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản, quá trình phẫu thuật rất dễ xảy ra sai sót như: cắt xương sai tỉ lệ, tác động tới các mô xung quanh…
Đây chính là nguyên nhân khiến cho những cơn đau nhức kéo dài và không thuyên giảm. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: hoại tử, lệch mặt…
Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ, người có độ tuổi càng lớn thì quá trình lành thương sau khi phẫu thuật ghép xương cằm sẽ diễn ra càng chậm. Bởi theo thời gian, các tế bào trên cơ thể sẽ bị già đi.
Tốc độ phân chia tế bào chậm khiến cho quá trình tái tạo da ở vết thương bị chậm lại và kéo dài thời gian hồi phục. Khi đó, tình trạng đau nhức chắc chắn cũng sẽ kéo dài hơn so với người trẻ tuổi.
Mức độ đau nhức khi ghép xương cằm phụ thuộc vào độ tuổi
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới tình trạng đau nhức sau phẫu thuật ghép xương cằm chính là sức khỏe. Trên thực tế, những người bị bệnh cao huyết áp hay các bệnh lý liên quan đến tim mạch là nhóm đối tượng cần đặc biệt chú trọng khi tìm đến phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn. Bởi mức độ lo lắng và hồi hộp của người mắc phải bệnh lý trên thường ở mức cao hơn bình thường.
Sau phẫu thuật thẩm mỹ, người bị bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khủng khiếp, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, các bác sĩ thẩm mỹ luôn kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi ghép xương cằm để đảm bảo an toàn.
Sau khi kết thúc ca phẫu thuật ghép xương cằm, các bác sĩ thường kê đơn thuốc để hỗ trợ giảm đau nhức và chống viêm nhiễm. Nếu như bạn uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Tuy nhiên, trên thực tế có không ít người chủ quan, không uống thuốc đều đặn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho tình trạng đau nhức lâu thuyên giảm.
Bạn nên uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Sau phẫu thuật ghép xương hàm, nếu bạn có chế độ chăm sóc cẩn thận, vết thương sẽ mau chóng hồi phục. Khi đó, những cơn đau nhức cũng nhanh chóng biến mất.
Ngược lại, trong trường hợp bạn ăn uống kém khoa học, vệ sinh vết thương sai cách hoặc nghỉ ngơi không điều độ, quá trình lành thường chắc chắn sẽ kéo dài hơn. Khi đó, những cơn đau nhức dai dẳng là điều rất khó tránh khỏi.
Trên thực tế, hiện tượng đau nhức sau khi phẫu thuật ghép xương cằm thường chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Thậm chí, với những người có thể cơ địa tốt, bác sĩ phẫu thuật đúng kỹ thuật thì cơn đau sẽ biến mất chỉ sau 4 – 5 ngày.
Trong trường hợp vùng cằm bị đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, khả năng cao là bạn đã gặp phải các rủi ro như: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh… Đây đều là những biến chứng rất nguy hiểm nên bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Bạn hoàn toàn có thể giảm bớt tình trạng đau nhức và hạn chế biến chứng xảy ra bằng những cách sau:
Người mới phẫu thuật cằm không nên uống rượu
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trong bài viết trên đã giúp các bạn tháo gỡ các thắc mắc liên quan đến vấn đề “ghép xương cằm có đau không”. Tóm lại, ghép xương cằm là một phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn nên cơn đau nhức không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện tượng trên sẽ nhanh chóng biến mất nếu như bạn chăm sóc đúng cách.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt