Gọt hàm nên ăn gì mau lành, bớt sưng để ra ngoài là câu hỏi của rất nhiều khách hàng. Theo chuyên gia, gọt hàm là một ca đại phẫu phức tạp vậy nên khách hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn. Sau đây là chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa.
Gọt hàm sau khoảng 1 đến 2 tuần là có thể ăn được thức ăn. Theo quy trình phẫu thuật gọt hàm, 2 -3 ngày đầu, khách hàng cần ở tại bệnh viện để theo dõi sức khỏe.
Lúc này y tá sẽ hướng dẫn khách hàng chăm sóc vùng mặt. Vì vết thương còn mới nên khách hàng phải mút thức ăn lỏng qua ống tiêm. 1 tuần sau, vết thương bớt sưng, bớt đau và đang lành dần, khách hàng có thể ăn được đồ ăn nhão và thức ăn mềm.
Gọt hàm là ca phẫu thuật phức tạp. Vì vậy, khách hàng cần thận trọng trong quá trình chăm sóc sau khi rời bàn mổ. Chỉ một sơ xuất nhỏ thôi cũng dễ gây ra những biến chứng khó lường.
Gọt hàm bao lâu thì ăn được
Gọt hàm nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng và giàu chất xơ như cháo, rau xanh, củ, quả, nước ép hoa quả để bổ sung vitamin A, B, C, E… Đặc biệt là uống nhiều nước lọc để bổ sung lượng nước thiết hụt của cơ thể.
Sau đây bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc cơ thể sau khi gọt hàm. Đồng thời trả lời câu hỏi gọt hàm nên ăn gì cho các khách hàng.
– Ăn nhiều chất xơ
Theo các chuyên gia nha khoa, sau phẫu thuật khách hàng phải uống nhiều thuốc kháng sinh và giảm đau nên dễ bị táo bón. Khách hàng cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm như rau xanh, củ, quả, bánh mì, ngũ cốc gạo lứt, bột mì, bột yến mạch…
– Ăn thức ăn lỏng, xay nhuyễn
Thức ăn lỏng rất tốt cho dạ dày sau khi phẫu thuật. Ăn cháo loãng, súp… là điều quan trọng khách hàng cần nhớ sau phẫu thuật gọt hàm.
– Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả
Khách hàng cần uống các loại nước ép, nước lọc để bổ sung lượng nước cho cơ thể.
Chế độ ăn uống sau khi khách hàng phẫu thuật gọt hàm
– 2 ngày đầu tiên: chỉ nuốt, không nhai thức ăn. Khách hàng ăn cháo xay, súp loãng. Uống nước lọc ở nhiệt độ phòng, uống nước ép. Khách hàng có thể ăn bằng thìa trẻ em hoặc ống tiêm, không mở miệng quá 1cm.
– 5 ngày sau: chỉ ăn đồ dễ nuốt trôi, không nhai. Giữ nguyên chế độ ăn như 2 ngày đầu tiên. Bổ sung thêm nước ép hoa quả tươi như cam, bưởi, đu đủ, nho, kiwi… Và sữa như sữa đậu nành, sữa chua loãng. Sinh tố rau, củ quả như sinh tố cà rốt, sinh tố cà chua, sinh tố cải ngồng, sinh tố dưa hấu… Không mở miệng quá lâu, không di chuyển cơ miệng nhiều.
– 1 đến 2 tuần sau: ăn được đồ nhão, thức ăn kèm, không hoạt động hàm nhiều. Khách hàng bắt đầu ăn được cơm nhão, thức ăn mềm, cháo có hạt ngũ cốc.
– 1 tháng sau: vẫn duy trì chế độ ăn đồ nhão, không hoạt động cơ hàm nhiều. Khách hàng có thể ăn thêm được thực phẩm rắn, rau tươi, trái cây như đậu, bánh mì, rau luộc, trứng đồ tráng miệng.
Lưu ý: Gọt hàm xong ăn gì khách hàng phải hỏi ý kiến từ bác sĩ, không được tự ý ăn theo ý thích. Bác sĩ khuyên khách hàng hạn chế ăn thực phẩm dai, khó nuốt như xương, sụn, thịt nạc… vì dễ bị dắt vào kẽ răng. Khách hàng rất khó vệ sinh khoang miệng và xương hàm ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thuốc bảo quản.
Chế độ ăn uống sau khi khách hàng phẫu thuật gọt hàm
– Không ăn đồ khô, đồ dầu mỡ, đồ ngọt
Những thực phẩm khô, đồ sấy sẵn như bò khô, hoa quả sấy tuyệt đối không nên ăn. Ngoài ra, các món chiên rán nhiều dầu mỡ như: thịt quay, cá rán, gà quay… khách hàng cũng nên tránh xa.
Nhiều khách hàng hỏi gọt hàm nên ăn gì hay lầm tưởng cần ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều sữa để bổ sung dưỡng chất. Nhưng theo chuyên gia thì những thực phẩm đó làm cho chứng táo bón xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt là làm cho vết thương lâu lành, thời gian kiêng cữ kéo dài.
– Không ăn đồ nếp, đồ gây mưng mủ
Các thực phẩm chế biến từ gạo nếp đều có tính nóng. Thịt bò, rau muống, bí đao, nội tạng động vật… cũng là những thực phẩm làm vết viêm mủ, sưng nề thêm nghiêm trọng. Ăn những thực phẩm này, vết mổ của khách hàng dễ bị hình thành nên sẹo lồi.
– Hạn chế ăn hải sản, đồ tanh
Theo các chuyên gia chia sẻ, các món từ hải sản như cá, tôm, cua… dù nhiều dinh dưỡng nhưng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng vết thương hoặc biến chứng. Vì vậy, khách hàng nên hạn chế ăn, đặc biệt là trong 1 tuần đầu tiên sau khi làm phẫu thuật gọt hàm.
– Không uống đồ uống có cồn, thuốc lá
Đồ uống có cồn đặc biệt gây hại cho cơ thể con người và người sau phẫu thuật. Khách hàng cần chú ý không uống rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá.
Những khách hàng đang thắc mắc gọt hàm kiêng ăn gì hãy tránh xa những thực phẩm cấm bên trên nhé!
Thực phẩm không nên ăn sau khi gọt hàm
Sau khi biết gọt hàm nên ăn gì, khách hàng cần biết thêm những hoạt động nên làm và không nên làm sau khi gọt hàm.
Chườm đá hàng ngày để giảm vết sưng
Sau phẫu thuật gọt hàm, khách hàng phải đeo băng ép liên tục khoảng 1 tuần để cố định khuôn mặt mới. Lúc này, khuôn mặt sẽ bị sưng, tê do vết thương còn mới. Để cấu trúc xương, mô, lớp da định hình theo đúng khuôn mong muốn khách hàng cần làm như sau.
– 1 đến 3 ngày đầu: chườm đá lạnh 2 bên má, trên gò má. Đá lạnh sẽ làm co lại các mạch máu, giúp vết thương giảm sưng. Khách hàng sẽ thấy bớt đau và vết sưng nhanh xẹp xuống. Tần suất chườm khoảng 3 phút sau đó nghỉ 10 phút. Làm liên tục như vậy 3 lần, mỗi lần 1h đồng hồ/ngày.
– 3 ngày đến 1 tuần sau: sau 3 ngày, khách hàng có thể chườm nước ấm. Nước ấm làm tăng tuần hoàn máu, giảm bầm tím. Chườm nóng khoảng 3 lần/ngày, mỗi ngày cách nhau 4 tiếng.
Lưu ý: không nên chườm quá nhiều đá lạnh dẫn đến bị buốt mặt. Hãy dùng những túi chườm không thấm nước để nước đá không thấm vào băng ép. Khách hàng cần kết hợp cả chườm nóng và chườm lạnh điều độ, hợp lý. Tránh trường hợp máu lưu thông quá nhanh hoặc máu bị tắc làm sưng vết mổ hơn.
Chăm sóc khoang miệng tránh sâu răng
Sau khi trả lời được câu hỏi gọt hàm nên ăn gì, khách hàng cũng cần biết cách chăm sóc răng miệng sau khi ăn.
Trong tháng đầu tiên, khách hàng tuyệt đối không đánh răng. Phải dùng nước súc miệng để tránh sâu răng. Khách hàng nên súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng (có thể tham khảo ý kiến bác sĩ). Nếu cảm thấy hơi thở có vấn đề, hãy sử dụng những sản phẩm nước chống hôi miệng.
Sinh hoạt hàng ngày theo chỉ định bác sĩ
– Khi ngủ, khách hàng xếp nhiều gối mềm xung quanh đầu. Cách này giúp cố định tư thế ngủ, tránh va chạm với vết thương. Nếu vết thương bị đụng chạm quá nhiều, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình khuôn mặt.
– Uống thuốc giảm đau, chống sưng – viêm, thuốc hỗ trợ sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần uống thuốc đúng giờ, đúng bữa, đúng liều lượng theo kê đơn.
– Lau mặt hàng ngày bằng khăn bông sạch, nhúng nước ấm vắt khô và thoa nhẹ lên vết thương.
Hoạt động mạnh vùng mặt
– Không được đụng chạm nhiều đến vùng mặt. Không hoạt động cơ hàm liên tục, không lắc đầu mạnh. Đây là những điều tối kỵ đặc biệt là trong 1 tuần đầu.
– Ngoài ra, khách hàng không được quan hệ tình dục để tránh máu lưu thông quá nhanh.
Làm vết thương bị ướt, bẩn
– Khách hàng lưu ý không để vết thương dính nước vào vùng băng nẹp. Trong 10 ngày đầu tiên không được gội đầu bằng nước, chỉ nên gội đầu khô. Không sờ nắn vùng mặt quá nhiều. Chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, vì ra ngoài vết thương dễ bị nhiễm bụi bẩn.
Không nên làm sau khi gọt hàm
Tóm lại, gọt hàm nên ăn gì khách hàng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tuân thủ đầy đủ chế độ ăn uống, biết cách chăm sóc vết thương, khách hàng sẽ hồi phục rất nhanh. Trong quá trình chăm sóc, nếu xảy ra hiện tượng vết thương chảy máu, nứt hay nẹp cố định bị lỏng, cần liên lạc ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt