Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Hàm răng bị móm: 4 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

Hàm răng bị móm là hàm răng bị sai tỷ lệ khớp cắn. Xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên, miệng khó khép đều nhau theo tỷ lệ chuẩn, góc chính diện và góc nghiêng đều không cân đối. Có 2 kỹ thuật điều trị khuyết điểm móm là niềng răng với người mức độ nhẹ; phẫu thuật hàm với người mức độ nặng hoặc kết hợp cả 2 kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Như thế nào là một hàm răng bị móm?

Hàm răng móm được gọi là hàm có khớp cắn ngược. Tức là khi khép miệng, hàm dưới bao phủ hàm trên thay vì hàm trên phủ hàm dưới như khớp cắn bình thường. Tình trạng móm thường xuất hiện ở những chiếc răng cửa, 1 nhóm răng cửa hoặc cả các răng trong hàm. 

Có nhiều mức độ móm khác nhau, phân loại dựa vào tỷ lệ dài bất thường của hàm dưới và sự lệch lạc của xương răng.

Với người móm nhẹ, nhìn trực diện thấy hàm dưới đưa ra bằng hàm trên. Khuyết điểm không lộ quá rõ ràng, góc nghiêng vẫn đảm bảo tỷ lệ mũi, môi, cằm bình thường. Có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng bị móm nhưng vẫn có nhan sắc nổi bật như Yoona (SNSD), Sehun (EXO)…

Răng bị móm dạng nhẹ

Răng bị móm dạng nhẹ

Với người móm trung bình, nhìn trực diện thấy rõ xương hàm dưới gồ lên phía trước. Nhìn góc chéo thấy môi trên ngắn hơn môi dưới, môi dưới trề ra, cằm nhỏ,.

Người móm nặng là người hay bị gọi với cái tên “mặt lưỡi cày” với phần cằm dài, lệch, cong. Đo tỷ lệ khi nhìn nghiêng thấy chóp cằm dài hơn chóp mũi. 

Người bị móm nặng, cấu trúc mặt cong như lưỡi cày

Người bị móm nặng, cấu trúc mặt cong như lưỡi cày

Nhìn chung người có hàm răng móm thường có phần xương hàm dưới và phần răng dưới dài hơn bình thường. Mặt nhìn gãy, thiếu đi nét hài hòa, cân đối. Chưa kể việc ăn nhai không tự nhiên, phát âm gặp nhiều khó khăn, lâu dài xảy ra nhiều biến chứng hàm mặt. 

2. Bố mẹ bị móm thì con có móm không?

Các bác sĩ khẳng định bố mẹ bị móm có thể sinh ra con bị móm, tỷ lệ di truyền lên đến 50% – 70%. Gen xương hàm hoặc xương răng của cha mẹ/ ông bà/ cô dì chú bác cùng huyết thống rất dễ truyền lại cho con cái đời sau. Đời càng gần tỷ lệ kế thừa càng cao. 

Theo một nghiên cứu, có đến 70% người bị móm là do di truyền từ khi sinh ra. Có nhiều người mang gen móm nhưng thuở bé cung hàm vẫn bình thường, không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng đến khi lớn lên, tính trạng ngày càng biểu hiện rõ hơn. 

Việc bố mẹ móm sẽ sinh ra con móm là điều không thể thay đổi ngày 1 ngày 2. Đây là điều rất đáng buồn. Tuy nhiên, móm sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nhờ vào việc can thiệp chỉnh khớp cắn, xương hàm. Càng điều trị sớm tỷ lệ di truyền cho đời sau càng thấp đi, thậm chí có thể loại bỏ hết gen hàm răng bị móm.

3. Một số nguyên nhân gây ra hàm răng móm

Hàm răng móm hình thành do nhiều nguyên nhân, 4 nguyên nhân sau đây chiếm tỷ lệ nhiều nhất: 

3.1 Răng mọc không chuẩn khớp cắn

Răng mọc lệch, mọc chìa ra ngoài miệng là biểu hiện thường thấy của người móm khớp cắn ngược. 

Răng cửa hàm dưới vì nhiều lý do bị xô lệch nhau, mọc chồng lên nhau và thò ra khỏi khuôn khổ hàm, chúng thường đâm vào niêm mạc miệng, làm môi dưới và cằm gồ lên. Khi khép miệng, mặt răng cửa dưới chạm vào mặt răng răng cửa trên hoặc chìa ra ôm khít răng hàm trên. 

Chân răng hàm dưới chìa ra ngoài ôm lấy răng hàm trên

Chân răng hàm dưới chìa ra ngoài ôm lấy răng hàm trên

3.2 Hàm răng bị móm do tuyến yên

Rối loạn tuyến yên làm suy giảm chức năng nhiều bộ phận cơ thể, việc sản xuất các hormone trong tuyến yên hoạt động bất thường. Gián tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ hệ nội tiết, bao gồm hệ cơ xương. 

Xương hàm dưới thông thường sẽ bị quá phát, hình dáng to, thô kệch hoặc dị dạng so với người có tuyến yên bình thường. Hiện tượng móm hoặc vổ sẽ diễn ra.

3.3 Do khớp thái dương hàm

Thông thường người móm có khớp hàm dưới dài bất thường hơn khớp hàm trên. Tuy nhiên không phải 100% trường hợp móm đều do hàm dưới. Có nhiều người mặt lưỡi cày là do xương hàm trên phát triển quá ngắn, dù xương hàm dưới phát triển bình thường nhưng dài hơn hàm trên. Nhìn trực diện giống như bị móm.

Một số người do bẩm sinh bị dị tật khe hở vòm miệng nên xương hàm bị ngắn về chiều ngang, răng hàm trên luôn nằm phía trong hàm dưới khi khép miệng

3.4 Do các thói quen xấu

Nhiều trẻ có thói quen đẩy lưỡi răng hàm dưới, mím môi, nhai cắn vật cứng, mút tay… Đây là nguyên nhân làm cho cung hàm bị tác động, chân răng vĩnh viễn mọc lên chịu sự va chạm ngoại lực. Hệ quả là răng mọc xô lệch, chân răng chồng đè lên nhau, xương hàm phát triển không đều. 

Nếu trẻ bị móm do thói quen xấu cha mẹ cần chú ý ngăn chặn ngay những hành động này để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Trẻ em mút tay dễ bị móm hoặc vổ, hô

Trẻ em mút tay dễ bị móm hoặc vổ, hô

4. Hàm răng bị móm có ảnh hưởng gì ngoài thẩm mỹ không?

Người bị răng móm gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày.  Sau đây là những khó khăn được các bác sĩ tại bệnh viện hàm mặt chia sẻ: 

4.1 Giảm khả năng ăn nhai

Sai khớp cắn làm mặt nhai các răng không cắn khớp được với nhau, mỗi răng mọc 1 kiểu. Việc cắn, xé, nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi nhai thịt, cắn hoa quả… 

Ngoài ra răng hàm dưới tự do mọc chìa và thực hiện việc ăn nhai của hàm trên sẽ làm phát sinh bệnh đau khớp thái dương hàm, méo miệng, xô lệch răng nặng hơn.

Người bị móm có tỷ lệ đau dạ dày và mắc các bệnh tiêu hóa cao hơn người bình thường. Bởi khớp cắn có vấn đề nên việc ăn nhai không hiệu quả, thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi nuốt. 

4.2 Hàm răng bị móm làm việc phát âm sai lệch

Muốn phát âm tròn vành rõ chữ, các yếu tố môi, răng, lưỡi đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Người bị móm do cấu tạo hàm sai tiêu chuẩn nên hay có tật nói đớt, trề môi, nói hở miệng, phát âm không tròn chữ. 

Nếu là trẻ em bị móm sớm trong thời kỳ phát âm, các em dễ bị nói ngọng, nói chậm và hạn chế khả năng giao tiếp rất nhiều. 

Trẻ dễ bị nói đớt, phát âm méo chữ nếu cấu tạo hàm có vấn đề

Trẻ dễ bị nói đớt, phát âm méo chữ nếu cấu tạo hàm có vấn đề

4.3 Khó vệ sinh răng sạch

Các vùng răng bị móm thường là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, cao răng bởi chúng mọc lộn xộn, chồng chéo lên nhau. Chải răng bằng bàn chải thường là không đủ để loại bỏ kẽ răng có thức ăn thừa.  

Người có hàm răng dưới chìa gặp rất nhiều khó khăn khi làm sạch khoang miệng và thường bị hôi miệng, răng vàng. 

4.4 Khiến răng và hàm nhanh yếu hơn

Hàm dưới của người mặt lưỡi cày rất yếu, bởi chúng không có sự nâng đỡ và cắn khít với răng hàm trên. Rối loạn khớp thái dương hàm chính là 1 biểu hiện của việc xương hàm yếu. 

Ngoài ra, những người móm dễ bị va đập và tổn thương phần cằm, xương hàm dưới. 

Chỉ cần một tác động ngoại lực nhỏ cũng làm gãy xương răng, lung lay răng, tiêu xương hàm, sụp cằm…

5. Cách điều trị hàm răng bị móm

Có nhiều cách chữa tình trạng răng móm. Mỗi nguyên nhân gây ra móm sẽ được áp dụng những kỹ thuật điều trị khác nhau. Thông thường có 3 cách chữa là: đeo niềng lên răng, phẫu thuật cắt gọn hàm dưới hoặc bọc sứ.

5.1 Móm chỉ do răng

Nếu chỉ móm do xương chân răng (không do hàm), chúng ta có thể đeo niềng răng. niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha tốt nhất, giúp điều trị khỏi hoàn toàn các tình trạng sai lệch răng kể cả mức nặng nhất. 

Đến hiện tại, có 2 loại niềng là niềng mắc cài và niềng khay trong. Nguyên lý hoạt động của chúng là siết chỉnh trục răng, dần dần đưa các răng về vị trí chuẩn chỉnh trên cung hàm, nắn lại khớp hàm để đạt tỷ lệ khớp cắn lý tưởng.

Sau từ 1,5 đến 3 năm đeo niềng, tình trạng móm do răng hàm dưới sẽ biến mất. Các răng hàm dưới sẽ mọc đều đặn, thẳng hàng chuẩn tỷ lệ vàng.

Ở một số khách hàng móm do 2-3 răng mức nhẹ, nên tìm đến phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Tức là kỹ thuật mài răng thật nhỏ lại, thiết kế răng giả bọc bên ngoài và căn chỉnh lại vị trí răng sao cho đều đặn hơn. 

Trước và sau niềng hàm móm nhẹ

Trước và sau niềng hàm móm nhẹ

5.2 Móm do hàm lệch

Với người móm do hàm lệch thể nhẹ hãy áp dụng đeo niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, niềng răng không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng xương hàm lệch. Chúng chỉ nắn chỉnh xương hàm nhỏ lại để vừa vặn với hàm trên với khoảng cách dưới 4mm. Tỷ lệ chữa khỏi theo đánh giá từ bác sĩ là 70% đến 95% tùy từng khách hàng. 

Với khách hàng kém may mắn bị móm do xương hàm lệch nặng, cần phẫu thuật để can thiệp vào phần xương hàm, gọi chung là phẫu thuật hàm móm. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe, tiến hành gây mê và sử dụng máy cắt xương chuyên dụng cắt bỏ 1 vị trí hàm thừa kết hợp nhổ răng (nếu cần). Sau đó kéo hàm dưới đẩy lùi vào bên trong và cố định bằng đinh vít.

Sau cuộc đại phẫu, khách hàng cần nghỉ ngơi từ 1 đến 3 tháng. Kết quả cuối cùng là sở hữu một cung hàm mới hài hòa, đều đặn, hết hẳn khuyết điểm móm, mặt lưỡi cày. 

Phẫu thuật cắt bỏ hàm dưới giúp gương mặt thanh thoát tự nhiên

Phẫu thuật cắt bỏ hàm dưới giúp gương mặt thanh thoát tự nhiên

5.3 Móm do cả hàm và răng

Phần lớn nhiều người bị móm là do cả hàm và răng sai lệch. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật gọt xương hàm kết hợp đeo niềng chỉnh nha. 

6. Chữa răng bị móm uy tín tại bệnh viện răng hàm mặt Paris

Chữa hàm răng bị móm, lưỡi cày là một trong những dịch vụ thẩm mỹ hàm mặt được quan tâm nhất tại bệnh viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris. Tại các chi nhánh Paris, chúng tôi đón hàng ngàn khách hàng đến tư vấn chữa móm mỗi ngày, đặc biệt là các chị em. 

Làm cho mình đẹp hơn là quyền lợi chính đáng của mỗi con người. Điều quan trọng nhất là khách hàng lựa chọn được đúng nơi, đúng bác sĩ chất lượng để gửi gắm khuôn mặt quý giá. Paris chính là bệnh viện thẩm mỹ tiêu chuẩn Pháp hàng đầu Việt Nam, với các thế mạnh sau:

  • Được Bộ y tế cấp giấy phép hoạt động theo đúng tiêu chuẩn (có thông tin công khai rõ ràng)
  • Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình
  • Quy trình khám – chữa bệnh – phẫu thuật nhanh chóng, hiệu quả, hiện đại, không rườm rà
  • Máy móc áp dụng cắt gọt hàm, chỉnh nha được nhập khẩu chính hãng từ Pháp, Ý, Hà Lan… đều là các dòng máy hiện đại số 1 trong lĩnh vực thẩm mỹ  như máy CT cone beam, máy gọt xương, máy nhổ răng siêu âm, máy li tâm PRP…
  • Có cam kết về quyền lợi, chế độ chăm sóc hậu phẫu, trả góp chỉnh nha… với mọi khách hàng.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho những khách hàng muốn cải thiện khuyết điểm hàm hô, móm. Đội ngũ bác sĩ cam kết sau điều trị, 100% khách hàng “thoát khỏi” tình trạng móm, khuôn miệng cân đối, hài hòa mang lại vẻ đẹp tự nhiên, trọn đời.

Tiến sĩ Trâm - giám đốc chuyên môn bệnh viện răng hàm mặt thẩm mỹ Paris

Tiến sĩ Trâm – bác sĩ giỏi tại Việt Nam đang là giám đốc chuyên môn tại Paris

7. Một số biện pháp giảm khả năng bị móm

Để tránh gặp phải khuyết điểm móm, mặt lưỡi cày, chúng ta cần có chế độ chăm sóc hàm miệng và cơ thể thật tốt, đặc biệt là những bậc cha mẹ đang có con nhỏ.

7.1 Loại bỏ các tật xấu

Những tật xấu như mút tay, gặm đồ vật, thè lưỡi, chống cằm chủ yếu chỉ xảy ra ở trẻ em bởi chúng làm theo bản năng và chưa có ý thức. Cha mẹ cần rèn cho con tiếp xúc với những thói quen lành mạnh như chạy nhảy, hát, vẽ thay vì để con ngồi yên 1 chỗ và mút tay, xem điện thoại, chống cằm trong vô thức.

Nếu răng sữa hoặc răng vĩnh viễn của trẻ mọc/rụng chậm so với trang lứa quá 1 năm, hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám.

Ngoài ra, khi trẻ lên 2 tuổi, cha mẹ có thể dạy con cầm bàn chải và bắt chước đánh răng. Việc bảo vệ răng miệng từ sớm không những giúp răng trắng sáng mà còn ngăn chặn được nhiều bệnh lý hàm miệng. 

Không cho trẻ mút tay

Không cho trẻ mút tay

7.2 Hấp thụ đủ chất dinh dưỡng

Để hàm miệng phát triển toàn diện, cần bổ sung rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong đó vitamin C, K, canxi và khoáng chất là những chất dinh dưỡng quan trọng nhất.

Vitamin C là chất tăng cường sức đề kháng, diệt virus cho cơ thể. Thiếu vitamin C hàm miệng dễ bị sưng nướu, chảy máu khi vệ sinh răng. Chúng ta cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại hoa quả như cam, quýt, dâu tây; các loại rau như: súp lơ (trắng), bông cải (xanh); viên ngậm uống: C sủi, thuốc…

Vitamin K giúp xương răng chắc khỏe, quá trình rụng răng, nhú chân răng vĩnh viễn phát triển đều đặn, góp phần vào sự ổn định của tiến trình thay răng. Hoa quả như kiwi, chuối, bơ rất giàu vitamin K. Đặc biệt là các dòng rau nhiều mùi như: cần tây, húng quế…

Canxi và khoáng chất là những chất dinh dưỡng kiến tạo nên các khung xương chắc khỏe, dẻo dai. Xương răng, xương hàm muốn cứng chắc cần phải bổ sung đầy đủ lượng canxi và khoáng chất. Vì vậy, chúng ta cần siêng ăn những món từ hải sản như cá, cua, tôm, ngao…

Duy trì thói quen ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chúng ta hoàn toàn yên tâm hàm miệng sẽ phát triển bình thường, khỏe mạnh, ít gặp các vấn đề về răng, nướu, lợi…

Thu nạp đầy đủ thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều dinh dưỡng cho răng miệng

Thu nạp đầy đủ thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều dinh dưỡng cho răng miệng

7.3 Khám nha khoa thường xuyên

Việc thăm khám hàm răng tại nha khoa định kỳ 6 tháng/lần có vẻ là khuyến cáo “quen mặt” với nhiều người. Tuy nhiên, theo một khảo sát: hơn một nửa người trưởng thành tại Việt Nam không có thói quen thăm khám răng miệng. Họ chỉ đến bệnh viện khi răng miệng có vấn đề nghiêm trọng không thể chịu đựng được.

Các bậc cha mẹ hãy chú ý và cẩn trọng. Để phát hiện sớm tình trạng móm, khớp cắn ngược ở con trẻ, cần đưa con đến bệnh viện khám răng ít nhất 1 năm 2 lần. Với người trưởng thành, đi kiểm tra hàm miệng sẽ được bác sĩ vệ sinh răng, cạo cao răng và kiểm tra khớp cắn. Những người có dấu hiệu quá phát xương hàm dưới do tuyến yên sẽ được phát hiện và điều trị sớm. 

Hệ thống thăm khám, chụp chiếu răng miệng tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris hàm răng bị móm

Hệ thống thăm khám, chụp chiếu răng miệng tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris

Trên đây là những thông tin chia sẻ từ bác sĩ tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris cho những khách hàng hàm răng bị móm. Để nhận biết mức độ móm và phương pháp điều trị hiệu quả nhất, khách hàng hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ để được trò chuyện, bày tỏ nguyện vọng và tiến hành chụp chiếu CT. 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ hàm răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi