Hàm tháo lắp là phương pháp khắc phục tình trạng bị mất một răng, nhiều răng và cả hàm. Hiện hàm giả được chia thành 3 loại chính là: hàm giả bằng nhựa dẻo, hàm giả bằng khung kim loại và hàm giả trên trụ Implant. Trong đó, hàm răng giả tháo lắp trên trụ Implant giúp khôi phục chức năng ăn nhai tốt và có tuổi thọ cao nhất.
Trồng răng giả tháo lắp là biện pháp phục hình răng có thể áp dụng với trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc thậm chí cả hàm. Bạn có thể lựa chọn sử dụng hàm tháo lắp toàn phần (mất cả hàm) hoặc hàm bán phần (mất một răng, nhiều răng).
Một hàm răng giả được cấu tạo từ 2 phần chính là: khung răng và răng giả.
Phục hình răng bằng hàm tháo lắp
Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, bạn nên áp dụng phương pháp hàm giả tháo lắp trong trường hợp mất nhiều răng hoặc cả hàm trong trường hợp điều kiện kinh tế không ổn định.
Bất kỳ phương pháp phục hình răng nào cũng đều có ưu, nhược điểm riêng biệt. Để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất, bạn cần đánh giá chi tiết những ưu, nhược điểm của kỹ thuật trồng răng giả tháo lắp.
Hàm giả tháo lắp có nhiều ưu điểm nổi bật như: tiết kiệm chi phí, an toàn, thẩm mỹ tốt và vệ sinh dễ dàng.
Việc phục hình răng đã mất đang dần trở nên quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn nhai và giao tiếp. Trong số các phương pháp phục hình răng, hàm răng giả tháo lắp là kỹ thuật có chi phí thấp nhất.
Hàm tháo lắp phù hợp với những người già bị mất nhiều răng hoặc mất nguyên hàm bởi chúng tách rời với hàm thật. Người cao tuổi thường không đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế… để cấy ghép Implant. Khi đó, trồng răng tháo lắp chính là lựa chọn phục hình răng tối ưu.
Hàm tháo lắp phù hợp với người cao tuổi bị mất nhiều răng
Phần khung răng và răng giả đều được làm từ những chất liệu an toàn và được kiểm định chặt chẽ về chất lượng như nhựa, sứ, titan,… Do đó, hàm giả cực kỳ lành tính với cơ thể, hoàn toàn không gây bất kỳ kích ứng hay nguy hại nào tới các bộ phận trong khoang miệng như răng, nướu…
Với công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, hàm giả được thiết kế có màu sắc tương đồng như răng thật nên đem lại tính thẩm mỹ cao. Nếu không nhìn kỹ, mọi người xung quanh sẽ gần như không thể phát hiện được bạn đang đeo răng tháo lắp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin khi giao tiếp hoặc phát biểu trước đám đông.
Nhờ ưu điểm có thể tháo lắp dễ dàng, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng không có gì phức tạp. Khoang miệng được vệ sinh cẩn thận sẽ ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển và tránh gặp phải các bệnh nướu nguy hiểm như: viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy…
Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì hàm tháo lắp cũng còn nhiều nhược điểm như: hạn chế khả năng ăn nhai, độ bền kém, bất tiện khi sử dụng…
Hàm răng giả tháo lắp vốn không chịu được lực nhai quá mạnh nên khả năng ăn nhai sau khi phục hình răng chỉ khôi phục được khoảng 40 – 60%. Bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm quá cứng, dai bởi chúng có thể khiến cho hàm giả bị gãy, vỡ.
Bên cạnh đó, chức năng ăn nhai kém còn khiến cho thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chính khiến cho dạ dày phải hoạt động hết năng suất, gây nên những bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét, xuất huyết dạ dày…
Những người phục hình răng bằng hàm giả cần hạn chế ăn đồ cứng
Hàm giả tháo lắp bán phần sử dụng kim loại không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. Về bản chất, đây là phương pháp phục hình răng sử dụng móc kim loại để giữ cố định hàm và răng thật. Phần kim loại lộ ra ngoài khiến nhiều người tự ti, e dè khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
So với những phương pháp phục hình răng khác như cấy ghép Implant, bắc cầu răng sứ… tuổi thọ của trồng răng tháo lắp không cao bằng. Thông thường, hàm giả chỉ có độ bền khoảng 3 – 5 năm. Nếu muốn cải thiện chức năng ăn nhai, bạn cần phải thay thế hàm mới.
Trong quá trình ăn uống, lực nhai sẽ tác động lên hàm và ảnh hưởng tới nướu. Dùng hàm tháo lắp lâu ngày, bạn có thể gặp phải tình trạng tiêu xương, tụt lợi, gây nên hiện tượng lão hóa sớm và hóp má, làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ khuôn mặt.
Mặc dù được chế tác vừa khít với khung răng thật, tuy nhiên hàm tháo lắp chỉ chắc chắn trong giai đoạn đầu sử dụng. Sau một khoảng thời gian, khung hàm sẽ có dấu hiệu bị lỏng lẻo và rất dễ bị bung, tuột.
Hơn nữa, khi áp dụng trồng răng tháo lắp, bạn cũng cần vệ sinh hàm giả sạch sẽ, cẩn thận để kéo dài tuổi thọ của răng và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Hiện trên thị trường, trồng răng tháo lắp có 3 loại chính là: hàm răng giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, hàm răng giả tháo lắp bằng khung kim loại và hàm răng giả tháo lắp trên trụ Implant. Mỗi dòng có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Hàm tháo lắp nhựa dẻo đã xuất hiện từ khá lâu và đang được sử dụng phổ biến. Đây là loại hàm thường được bác sĩ tư vấn áp dụng cho người cao tuổi bị mất răng cả hàm hoặc nhiều răng liên tiếp.
Trong số 3 loại hàm giả mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, hàm nhựa dẻo có mức giá thấp nhất. Đặc biệt, hàm được thiết kế linh động và có khả năng ôm sát vào nướu. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, người sử dụng sẽ cảm thấy khá nặng trong khoang miệng.
Sau một quá trình sử dụng, tình trạng tiêu xương hàm sẽ xảy ra do không có chân răng. Hàm tháo lắp cũng trở nên lỏng lẻo hơn và rất dễ bị rơi khi đeo. Khi đó, bạn buộc phải đến bệnh viện để thay thế một hàm khác.
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo
Phần khung răng của hàm tháo lắp bằng kim loại được làm từ Ni-Cr hoặc Titan. Đây đều là những hợp chất được cấp phép sử dụng trong y tế nên cực kỳ lành tính và an toàn với sức khỏe người dùng. Hàm giả kim loại được chỉ định cho những người bị mất một vài chiếc răng và vẫn còn răng thật để làm trụ bám.
Hàm giả tháo lắp bằng khung kim loại có độ cứng chắc cao, bền và kích thước nhỏ gọn hơn hàm nhựa dẻo. Nhờ vậy, người sử dụng hạn chế được cảm giác cộm cấn và khó chịu trong khoang miệng.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian, hàm răng thật sẽ dần bị yếu đi do móc kim loại bám vào răng thật. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng răng bị xô lệch ra khỏi vị trí chuẩn và chồng chéo lên nhau.
Khác với 2 loại hàm nhựa dẻo và kim loại, để áp dụng hàm tháo lắp trên trụ Implant, bác sĩ cần phải cấy ghép trực tiếp khoảng 4 – 6 trụ Implant vào trong xương hàm. Sau khi trụ răng đã tích hợp hoàn toàn với xương, bác sĩ mới tiến hành gắn hàm giả tháo lắp. Trụ Implant sẽ giúp hàm giả cứng chắc hơn và khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả.
Trụ răng được làm từ titan lành tính, có khả năng tương thích cao nên không gây bất kỳ ảnh hưởng, rủi ro nào tới khoang miệng. Implant sau khi cấy ghép vào xương hàm sẽ đóng vai trò như chân răng thật nên hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương.
Tuy nhiên, chi phí để hoàn thiện một hàm tháo lắp kết hợp cấy ghép trụ implant tương đối cao. So với hàm nhựa dẻo và hàm kim loại, thời gian phục hình răng bằng hàm giả trên implant cũng lâu hơn đáng kể. Bởi thông thường, trụ răng phải mất từ 2 – 6 tháng mới có thể tương thích hoàn toàn và liên kết chặt chẽ với các mô trong xương hàm.
Răng giả tháo lắp kết hợp cấy ghép Implant
Để sở hữu một hàm tháo lắp hoàn chỉnh và vừa vặn nhất, bạn cần trải qua 4 bước như sau:
Trước tiên, khách hàng cần kiểm tra, thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng để xác định chính xác mức độ tổn thương của răng cần phục hình. Đối với những khách hàng mắc các bệnh lý răng miệng như viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm, sau đó mới tiến hành làm hàm tháo lắp.
Ngoài ra, nhằm giúp khách hàng đưa ra được quyết định phù hợp nhất, bác sĩ cũng tư vấn chi tiết ưu, nhược điểm và chi phí của từng loại hàm. Sau khi khách hàng lựa chọn hàm, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chi tiết.
Bác sĩ sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên biệt để lấy dấu hàm, đo đạc kích thước giữa các răng và lựa chọn màu sắc phù hợp nhất với những răng còn lại trên cung hàm. Toàn bộ thông số và dữ liệu dấu răng sẽ được chuyển trực tiếp với phòng Labo để kỹ thuật viên chế tác hàm giả. Quá trình lấy dấu hàm cần được thực hiện tỉ mỉ, chính xác để tạo ra hàm tháo lắp đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng, tránh tình trạng hàm sai kích thước và gây cộm cấn trong khoang miệng.
Bước tiếp theo trong quá trình trồng răng giả tháo lắp, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ khoang miệng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng, giúp hạn chế tối đa tình trạng viêm, nhiễm trùng khi gắn hàm giả.
Sau khi hàm giả tháo lắp đã được chế tác thành công, bác sĩ gắn lên cung hàm để kiểm tra thử. Nếu như khách hàng cảm thấy khó chịu hay cộm cấn, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cần thiết để khắc phục. Trong trường hợp khách hàng đã hài lòng với hàm giả, bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng, chế độ ăn uống hợp lý, chăm sóc răng miệng và vệ sinh bộ hàm hàng ngày.
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như duy trì độ bền của hàm giả, bạn cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, cụ thể như sau:
Dưới đây là bảng giá mới nhất 2022 về dịch vụ hàm giả tháo lắp tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris:
Hàm tháo lắp là kỹ thuật phục hình răng có nhiều ưu điểm nổi bật như: tiết kiệm chi phí, an toàn, không gây kích ứng, vệ sinh dễ dàng, tính thẩm mỹ ổn… Để được các bác sĩ tư vấn chi tiết và cụ thể hơn, bạn hãy đến ngay chi nhánh Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Paris gần nhất!
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt