Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Hở hàm ếch có chữa được không – Lưu ý quan trọng

Dị tật hở hàm ếch ở trẻ em hoàn toàn có thể được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Đây là câu trả lời của các bác sĩ răng hàm mặt đối với vấn đề hở hàm ếch có chữa được không. Tuy nhiên, khi trẻ phẫu thuật, cha mẹ nên: tham khảo ý kiến của bác sĩ, chăm sóc răng miệng cẩn thận, ăn uống khoa học và theo dõi tình trạng hàm răng của trẻ…

1. Thế nào là hở hàm ếch

Hở hàm ếch là tình trạng có khe hở ở giữa vòm miệng và khoang mũi. Đây là một dị tật thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ khoảng 1/700. Dị tật hở hàm ếch không gây tử vong nhưng chắc chắn sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều trở ngại trong việc ăn uống, giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng.

Dị tật hở hàm ếch thường do di truyền từ cha mẹ sang con. Ngoài ra, dị tật trên cũng có thể xảy ra bởi các yếu tố khác trong quá trình mang thai như: mẹ bị cảm cúm, sử dụng vitamin A liều cao, nhiễm tia phóng xạ, thường xuyên hút thuốc lá… 

Hở hàm ếch có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với các dị tật khác. Trong đó, tật sứt môi và hở hàm ếch thường xuất hiện đồng thời với nhau. Đây là hiện tượng môi trên phát triển không đồng đều, bị khiếm khuyết ở một bên, tạo ra khe nứt ở một hay cả hai bên đường giữa của môi trên. Điều đó khiến cho khuôn mặt của trẻ bị biến dạng nghiêm trọng.

Hiện tượng hở hàm ếch

Hiện tượng hở hàm ếch

2. Hở hàm ếch có chữa được không

Dị tật hở hàm ếch ở trẻ em hoàn toàn có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở, tạo ra các vạt mô, tạo hình vòm miệng và khâu lại. Sau ca phẫu thuật, hình dáng, cấu trúc và chức năng của môi sẽ được khôi phục tương đối.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể phải tiến hành ca phẫu thuật ống tai. Bác sĩ sẽ đặt các ống nhỏ vào trong màng nhĩ để tạo ra lỗ mở, giúp ngăn chặn tình trạng tích tụ chất lỏng ở trong tai. Khi đó, trẻ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính liên quan đến tai.

Hở hàm ếch có chữa được không

Phẫu thuật chữa hở hàm ếch

3. Có nên phẫu thuật hở hàm ếch quá sớm hay không

Các bác sĩ luôn khuyên trẻ không nên tiến hành chữa hở hàm ếch quá sớm bởi đây là một ca phẫu thuật rất phức tạp. Nếu trẻ còn quá nhỏ thì sức khỏe sẽ không đảm bảo để quá trình phẫu thuật có thể diễn ra thuận lợi. Đặc biệt, vết mổ cần mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục.

Ngoài ra, các cấu trúc giải phẫu cũng chưa rõ ràng nên sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình thực hiện. Khi đó, ca phẫu thuật rất khó có được kết quả đúng như mong muốn.

Trẻ không nên chữa hở hàm ếch quá sớm

Trẻ không nên chữa hở hàm ếch quá sớm

4. Thời điểm phù hợp để chữa hở hàm ếch

Như vậy, việc phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ ngay sau khi sinh hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên, trẻ cũng không nên chữa dị tật quá muộn bởi khó có thể đạt được kết quả tốt nhất và dễ để lại sẹo xấu.

Dưới đây là khoảng thời gian phù hợp để chữa dị tật hở hàm ếch cho trẻ:

  • Trẻ bị hở hàm ếch có sứt môi 1 bên: phẫu thuật khi trẻ trên 3 tháng tuổi và nặng hơn 5kg.
  • Trẻ bị hở hàm ếch có sứt môi toàn bộ 2 bên: phẫu thuật khi trẻ được 6 tháng tuổi và nặng hơn 6kg.
  • Trẻ bị hở hàm ếch không sứt môi: phẫu thuật khi trẻ được 18 tháng tuổi và nặng khoảng 10kg.

5. Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp hở hàm ếch đều không thể khắc phục hoàn toàn dị tật trong một lần phẫu thuật. Sau lần đầu phẫu thuật, tình trạng chẻ vòm miệng hầu như đã được cải thiện. Tuy nhiên, cơ thể của trẻ phát triển rất nhanh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Điều đó có thể khiến cho khuôn mặt của trẻ trở nên bất cân xứng và gây biến dạng mũi, răng, nướu và cả hàm trên.

Ngoài ra, lần phẫu thuật hở hàm ếch đầu tiên còn để lại sẹo kéo dài từ nhân trung tới phần môi trên. Do đó, các bác sĩ có thể chỉ định trẻ cần tiếp tục phẫu thuật để sửa sẹo, tái tạo hình dáng của môi, miệng và mũi để trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Không chỉ vậy, trong trường hợp có khiếm khuyết của vùng xương ổ răng, trẻ còn cần thực hiện phẫu thuật ghép xương. Mục đích của ca phẫu thuật trên là để tạo khoảng trống cho răng mọc hoặc làm răng giả. Thời gian phẫu thuật sẽ dựa trên sự đánh giá của quá trình mọc răng qua hình ảnh chụp phim X-quang nhưng thường diễn ra ở giai đoạn trẻ 7 – 13 tuổi.

6. Hình ảnh sau khi phẫu thuật hở hàm ếch

Sau đây là một số hình ảnh sau khi phẫu thuật khắc phục dị tật hở hàm ếch:

Dị tật hở hàm ếch được khắc phục sau khi phẫu thuật

Dị tật hở hàm ếch được khắc phục sau khi phẫu thuật

Cấu trúc môi được khôi phục sau khi phẫu thuật

Cấu trúc môi được khôi phục sau khi chữa hở hàm ếch

7. Những lưu ý khi chữa hở hàm ếch

Khi chữa dị tật hở hàm ếch cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: tham khảo ý kiến của bác sĩ răng hàm mặt, chăm sóc răng miệng cẩn thận, ăn uống khoa học và theo dõi tình trạng hàm răng.

7.1. Cần tư vấn của bác sĩ răng miệng trước khi chữa hở hàm ếch

Để đạt hiệu quả tốt nhất và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, ca phẫu thuật hở hàm ếch cần được tiến hành vào thời điểm phù hợp. Do đó, cha mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện uy tín. Các bác sĩ răng hàm mặt sẽ kiểm tra tình trạng hở hàm ếch, sức khỏe của trẻ và tư vấn phương án phẫu thuật toàn diện.

7.2. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Sau khi trẻ phẫu thuật hở hàm ếch, cha mẹ cần đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng. Cha mẹ nên sử dụng dung dịch nước muối ở dạng xịt để giữ vệ sinh miệng của trẻ. Ngoài ra, các mẹ nên cho trẻ uống nước đun sôi nhiều lần trong ngày.

Nếu như răng miệng của trẻ không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi. Dần dần, chúng tấn công trực tiếp vào vào vết mổ và gây viêm nhiễm.

7.3. Tránh sử dụng những thực phẩm có hại

Trong thời gian đầu tiên sau khi phẫu thuật hở hàm ếch, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng như mía, sườn, bánh quy… Chúng khiến cho răng, hàm phải hoạt động nhiều và kéo dài thời gian hồi phục vết thương.

Ngoài ra, trẻ cũng tuyệt đối không được sử dụng ống hút để uống nước, sữa… Bởi ống hút sẽ tác động trực tiếp và gây ảnh hưởng xấu tới vị trí phẫu thuật.

Khi vết thương đã tương đối ổn định, đối với những trẻ đã lớn, các mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau xanh, hoa quả, trứng… Thông thường, sau khoảng 1 tháng, nếu vết thương hồi phục tốt, trẻ đã có thể ăn uống trở lại như bình thường.

Trẻ mới phẫu thuật hở hàm ếch không nên ăn đồ cứng

Trẻ mới phẫu thuật hở hàm ếch không nên ăn đồ cứng

7.4. Theo dõi tình trạng hàm răng

Bên cạnh những yếu tố mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, cha mẹ cần theo dõi hàm răng của trẻ sau khi phẫu thuật chữa hở hàm ếch. Nếu như gặp phải tình trạng mọc thiếu, thừa răng, răng mọc lộn xộn… thì trẻ có thể cần tiến hành chỉnh nha trong tương lai để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của hàm răng.

Toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “hở hàm ếch có chữa được không” đã được chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên. Tóm lại, đây là một dị tật xảy ra trong quá trình phát triển thai nhi và hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, cha mẹ nên lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn cho trẻ.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Hở hàm ếch
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi