Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Hở hàm ếch có di truyền không – Phương pháp chữa trị

Hở hàm ếch có thể di truyền sang những thế hệ sau. Ngoài ra, dị tật trên còn có thể xảy ra do các yếu tố khác tác động vào gen như: thai phụ hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường… Như vậy, đối với vấn đề hở hàm ếch có di truyền không thì câu trả lời chính xác sẽ là có. Giải pháp điều trị dứt điểm dị tật hở hàm ếch ở trẻ là phẫu thuật chỉnh hình.

1. Hở hàm ếch có di truyền không

Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, hở hàm ếch có thể di truyền từ bố mẹ cho con. Nghĩa là trong gia đình ông, bà, bố, mẹ, anh, chị… có tiền sử bị dị tật trên thì bé cũng có nguy cơ mắc phải.

Theo các số liệu thống kê đã được công bố, gia đình có bố mẹ hoàn toàn bình thường và đã có 1 bé bị hở hàm ếch thì những bé sau có nguy cơ gặp phải tình trạng trên với tỉ lệ 3 – 5%. Còn nếu gia đình có bố hoặc mẹ và 1 bé đã mắc dị tật thì xác suất những đứa con về sau bị hở hàm ếch cũng sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, hở hàm ếch còn có thể là sự kết hợp của yếu tố di truyền và các tác nhân khác từ người mẹ trong quá trình mang thai như: hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, béo phì, sử dụng vitamin A liều cao, môi trường sống độc hại…

Hở hàm ếch có di truyền không

Dị tật hở hàm ếch có thể di truyền

3. Siêu âm thai ở giai đoạn nào để sớm phát hiện hở hàm ếch

Dị tật hở hàm ếch hoàn toàn có thể được phát hiện thông qua các hình ảnh siêu âm thai ở hai giai đoạn sau: thai được 12 – 14 tuần và 21 – 24 tuần.

3.1. Thai từ 12 tuần đến 14 tuần

Từ 12 – 14 tuần được xem là thời điểm phù hợp để phát hiện các dị tật gây ra bởi nhiễm sắc thể. Bởi về cơ bản, các mô môi và vòm miệng đều đã hình thành.

Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi. Nếu khoảng sáng da gáy tăng thì thai phụ cần phải tiến hành xác định thêm nước ối để khẳng định lại chính xác nguy cơ hở hàm ếch.

3.2. Thai từ 21 tuần đến 24 tuần

Khoảng 21 – 24 tuần tuổi được xem là một mốc vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể phát hiện dị tật ở thai nhi, đặc biệt là đối với trường hợp hở vòm miệng xảy ra đơn độc, không đi kèm với hiện tượng sứt môi. Bởi hiện tượng trên rất khó có thể phát hiện được chính xác ở giai đoạn 12 – 13 tuần tuổi. 

Ở tuần thứ 21 – 24, bé đã có sự phát triển mạnh mẽ về chức năng. Các bộ phận trên cơ thể cũng gần như đã hoàn thiện. Tuy nhiên, trọng lượng của thai nhi chưa quá lớn, chỉ khoảng 400 – 700 gram nên không gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát hình ảnh siêu âm.

Lượng nước ối cũng nhiều hơn nên các bác sĩ dễ dàng quan sát dị tật hở hàm ếch. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể phát hiện những bất thường khác ở tim, nhau thai, nước ối… và khắc phục kịp thời.

4. Một số hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch

Dưới đây là một số hình ảnh siêu âm thai nhi bị hở hàm ếch:

Siêu âm có thể phát hiện dị tật hở hàm ếch

Siêu âm có thể phát hiện dị tật hở hàm ếch

Thai nhi bị hở hàm ếch

Thai nhi bị hở hàm ếch

Hình ảnh siêu âm hở hàm ếch

Hình ảnh siêu âm hở hàm ếch

5. Hở hàm ếch có chữa được không

Dị tật hở hàm ếch hoàn toàn có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ không cần phẫu thuật ngay sau khi sinh mà sẽ đợi khoảng 18 tháng đối với trường hợp hở hàm ếch không sứt môi. Nếu như trẻ bị hở hàm ếch có kèm theo tình trạng sứt môi thì có thể phẫu thuật sau khoảng 3 – 6 tháng.

Khi phẫu thuật hở hàm ếch, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở, sắp xếp các mô, cơ, tạo hình lại vòm miệng và khâu kín vết thương bằng chỉ chuyên dụng. Mục đích của ca phẫu thuật trên là cải thiện chức năng ăn nhai, nghe nói và diện mạo của trẻ.

Trong một số trường hợp, trẻ cần phẫu thuật đặt các ống nhỏ hình ống trong màng nhĩ để tạo lỗ mở, giúp ngăn chặn tích tụ chất lỏng trong tai và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tai mãn tính. Sau một khoảng thời gian khắc phục các khe hở ban đầu, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tiếp để cải thiện hình dạng của môi, miệng và mũi.

6. Giải pháp phòng ngừa hở hàm ếch

Để ngăn chặn dị tật hở hàm ếch ở trẻ, cha mẹ cần phải lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai nhằm phát hiện các gen đột biến hay những rối loạn nhiễm sắc thể có thể khiến cho trẻ mắc dị tật hở hàm ếch.

Uống vitamin tổng hợp trước và trong giai đoạn mang thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối không được tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hút thuốc lá hay sử dụng những đồ có chứa chất kích thích trong quá trình mang thai bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hở hàm ếch.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong quá trình ăn nhai để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ có thai không nên hút thuốc lá

Phụ nữ có thai không nên hút thuốc lá

Chắc hẳn, với các thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được chính xác câu hỏi “hở hàm ếch có di truyền không”. Nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Hở hàm ếch
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi