Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Top 10 loại thuốc kháng sinh răng phổ biến và an toàn nhất

Các thuốc kháng sinh răng thường được sử dụng để điều trị bệnh răng miệng là Rodogyl, Naphacogyl, Augmentin, Penicillin, Azithromycin… Bác sĩ nha khoa sẽ kê những loại thuốc trên đối với trường hợp nhiễm trùng răng nặng, vùng lợi xung quanh răng đang mọc bị tổn thương… Để thuốc phát huy hiệu quả một cách tốt nhất, bạn nên uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.

1. Khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh răng

Theo chia sẻ của bác sĩ Tô Tiến Dũng – bác sĩ tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng răng nặng hoặc ảnh hưởng đến những khu vực lợi xung quanh răng đang mọc. Thuốc kháng sinh có vai trò ngăn vi khuẩn gây hại phát triển và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm lan rộng tới những bộ phận khác trong khoang miệng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng thường chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh khi nhận thấy có dấu hiệu áp xe răng. Đây là hiện tượng răng bị nhiễm trùng do sâu răng hoặc các bệnh lý về nướu không được điều trị triệt để.

Sử dụng thuốc kháng sinh chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình điều trị, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn áp xe tiến triển. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại ở vị trí răng bị áp xe.

Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh răng khi bị nhiễm trùng răng

Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh răng khi bị nhiễm trùng răng

2. Các loại thuốc kháng sinh răng được sử dụng phổ biến

Những loại thuốc kháng sinh đang được nhiều bác sĩ dùng trong quá trình điều trị các bệnh lý răng miệng là Rodogyl, Naphacogyl, Augmentin, Penicillin, Azithromycin… Tùy vào tình trạng của răng, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

2.1. Thuốc kháng sinh răng Rodogyl của Pháp

Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh của Pháp, được phối hợp bởi hai loại kháng sinh là Spiramycin và Metronidazole. Thuốc Rodogyl thường được sử dụng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn răng miệng như áp xe răng, viêm lợi, viêm quanh thân răng, viêm nha chu…

Bên cạnh đó, loại kháng sinh trên còn được sử dụng để dự phòng biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ sau khi thực hiện các ca phẫu thuật răng miệng.

Thuốc kháng sinh Rodogyl chống chỉ định đối với những người mẫn cảm với Spiramycin, Metronidazole hay bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tuổi cũng không được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo sử dụng loại thuốc trên.

Thuốc Rodogyl có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa, nổi mẩn, đau đầu, chóng mặt…

Thuốc kháng sinh Rodogyl của Pháp

Thuốc kháng sinh Rodogyl của Pháp

2.2. Thuốc kháng sinh răng Naphacogyl

Thuốc Naphacogyl thường được các bác sĩ sử dụng đối với trường hợp điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp tính, áp xe răng, viêm mô quanh tế bào xương hàm, viêm quanh thân răng… Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hậu phẫu thuật.

Những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ cho con bú, viêm loét dạ dày, viêm ruột kết mạn… không nên sử dụng thuốc kháng sinh Naphacogyl để chữa trị các bệnh lý về răng miệng.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Naphacogyl là dị ứng, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu… Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh Naphacogyl có thể thay đổi khả năng hoạt động của các thuốc khác. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

2.3. Kháng sinh răng Augmentin

Augmentin là một loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị nhiễm khuẩn răng. Hiện thuốc Augmentin đang được bào chế ở hai dạng phổ biến là bột và viên nén.

Thành phần chính của loại thuốc trên là Amoxicillin và Axit clavulanic. Nhờ vậy, chúng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn hơn so với các loại thuốc kháng sinh chỉ chứa amoxicillin đơn lẻ.

Những người dị ứng với các thành phần trong thuốc hoặc có tiền sử bị rối loạn chức năng gan liên quan đến việc dùng kháng sinh tuyệt đối không được sử dụng Augmentin.

Trong quá trình uống thuốc kháng sinh Augmentin, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, vàng da… Nhưng hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đều khá nhẹ và sẽ được giảm thiểu nếu dùng thuốc khi đã ăn no.

2.4. Thuốc kháng sinh Penicillin

Penicillin là một nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng. Thuốc có công dụng hỗ trợ phá vỡ các thành tế bào và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Tương tự như các loại dược phẩm khác, Penicillin cũng có thể để lại những tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Ví dụ như: tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, nổi mề đay…

2.5. Thuốc kháng sinh chữa viêm lợi Azithromycin

Azithromycin là một loại thuốc nằm trong nhóm macrolid. Trong quá trình điều trị viêm lợi, Azithromycin có công dụng ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển và hỗ trợ làm giảm viêm ở những người bị nghiện thuốc lá nặng.

Thuốc kháng sinh Azithromycin thường được các bác sĩ sử dụng đối với những người nhiễm trùng răng miệng nhưng lại dị ứng với các loại thuốc thuộc nhóm Penicillin. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là dạ dày khó chịu, tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, ảnh hưởng thính giác… 

Thuốc Azithromycin được sử dụng để điều trị viêm lợi

Thuốc Azithromycin được sử dụng để điều trị viêm lợi

2.6. Thuốc Clindamycin

Thuốc Clindamycin được các bác sĩ răng hàm mặt ưu tiên sử dụng đối với những người bị có dấu hiệu nhiễm trùng răng miệng. Thuốc chủ yếu được bào chế dưới dạng 150mg, 300mg và 600mg.

Thuốc chống chỉ định đối với những người dị ứng với Clindamycin, Lincomycin hay bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc. Ngoài ra, khi dùng thuốc Clindamycin, bạn cũng có khả năng gặp phải những tác dụng phụ như: sốc phản vệ, tiêu chảy, nôn, rối loạn chức năng thận…

3. Những loại thuốc kháng sinh răng trẻ em

Đối với những trẻ em bị nhiễm khuẩn răng miệng, các bác sĩ nha khoa thường kê những loại thuốc như: Amoxicillin, Phenoxymethylpenicillin, Dorogyne và Metronidazol.

3.1. Thuốc Phenoxymethylpenicillin và Amoxicillin

Thuốc Phenoxymethylpenicillin và Amoxicillin là hai loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm beta lactam. Chúng tương đối an toàn với sức khỏe và ít gây ra tác dụng phụ nên thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng ở trẻ em.

Cả hai loại thuốc kháng sinh trên đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở khoang miệng cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

3.2. Thuốc kháng sinh răng Dorogyne

Dorogyne cũng là một cái tên không thể thiếu trong danh sách thuốc kháng sinh điều trị các bệnh lý răng miệng ở trẻ em. Thuốc có hai thành phần chính là Spiramycin base và Metronidazol.

Một trong những ưu điểm nổi bật của thuốc kháng sinh Dorogyne là khá an toàn và không gây nhiễm độc gan đối với trẻ nhỏ trong quá trình sử dụng thuốc. Các bác sĩ nha khoa thường lựa chọn Dorogyne khi trẻ bị dị ứng với thuốc Amoxicillin. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Thuốc Dorogyne có thể sử dụng cho trẻ em

Thuốc Dorogyne có thể sử dụng cho trẻ em

3.3. Thuốc Spiramycin, Erythromycin

Spiramycin, Erythromycin là hai loại thuốc kháng sinh được sử dụng để thay thế trong trường hợp trẻ bị dị ứng với Amoxicillin, Dorogyne… Chúng đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cư trú trong khoang miệng và dự phòng các bệnh răng miệng ở trẻ. 

Tuy nhiên, hai loại thuốc kháng sinh Spiramycin, Erythromycin rất dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy…

3.4. Thuốc Metronidazol

Bên cạnh những loại thuốc mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, Metronidazol cũng được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng ở trẻ em. Thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột hiệu quả.

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng sinh Metronidazol chủ yếu liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn… Trẻ nên sử dụng thuốc sau khi ăn để hạn chế những hiện tượng trên.

Thuốc Metronidazol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kị khí trong khoang miệng

Thuốc Metronidazol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kị khí trong khoang miệng

4. Thuốc kháng sinh răng uống mấy ngày thì ngừng

Đa số các loại thuốc kháng sinh răng mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên chỉ nên được dùng trong khoảng 7 – 14 ngày. Nhưng thời gian sử dụng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc phần lớn vào tình trạng răng miệng của mỗi người.

Sau khi kiểm tra răng miệng, các bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc kháng sinh răng và thời gian sử dụng chính xác. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn răng không quá nghiêm trọng, bạn có thể chỉ cần sử dụng thuốc 5 ngày đã phát huy hết tác dụng.

Trên thực tế, có không ít trường hợp đã cảm thấy tốt hơn ngay sau một vài ngày uống thuốc. Tuy nhiên, bạn không nên ngừng sử dụng thuốc kháng sinh sớm bởi sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị.

5. Sử dụng thuốc kháng sinh răng cần lưu ý vấn đề gì

Khi dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh lý răng miệng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh răng sau khi đã được bác sĩ khám và kê đơn. Việc uống thuốc kháng sinh bừa bãi có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Trong quá trình uống thuốc kháng sinh, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ. Khi đó, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Bạn tuyệt đối không được tự ý kết hợp với những loại thuốc khác hoặc thay đổi lượng thuốc bởi có thể ảnh hưởng xấu tới răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
  • Tuyệt đối không được uống thuốc kháng sinh được kê cho người khác. Bạn nên đến trực tiếp bệnh viện để bác sĩ thăm khám kỹ tình trạng răng miệng và kê đơn thuốc phù hợp.
  • Không giữ lại thuốc kháng sinh để sử dụng cho các bệnh lý về răng miệng khác. Do mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với những bệnh khác nhau.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận và có chế độ ăn uống khoa học trong quá trình điều trị để bệnh lý răng miệng nhanh chóng được cải thiện.
Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định

Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định

Hy vọng rằng những thông tin về các loại thuốc kháng sinh răng mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Nếu đang gặp phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng, viêm nha chu… bạn hãy tới ngay bệnh viện uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương án điều trị phù hợp.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ kháng sinh
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi