Làm gì để giảm đau răng? Các biện pháp xoa dịu cơn đau nhức răng được nhiều người áp dụng gồm có: chườm đá, gạc ấm, nước muối, uống thuốc giảm đau, oxy già… Những cách trên đều đơn giản nên bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Các phương pháp giảm đau răng nhanh chóng được nhiều người áp dụng gồm có: chườm đá, gạc ấm, nước muối, uống thuốc giảm đau, oxy già… Chỉ cần thực hiện đúng cách, những cơn đau nhức răng dữ dội sẽ được xoa dịu trong thời gian ngắn.
Chườm đá là biện pháp giảm đau nhức răng truyền thống nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị vài viên đá lạnh bọc vào một chiếc khăn sạch hoặc túi chườm silicon. Sau đó, bạn chườm lên phần má bên ngoài vị trí răng bị đau nhức. Tuy nhiên, bạn không được chườm quá 20 phút bởi có thể khiến cho dây thần kinh bị tổn thương và xảy ra hiện tượng bỏng lạnh.
Để đạt hiệu quả giảm đau vượt trội, bạn nên kết hợp chườm đá lạnh với sử dụng gạc ấm. Sau khi chườm đá khoảng 5 phút, bạn chuyển qua chườm nóng. Chỉ cần lặp đi lặp lại vài lần, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đi đáng kể.
Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức răng
Sử dụng nước muối sinh lý là một trong những mẹo chữa đau nhức răng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Bạn nên súc miệng với nước muối khoảng 2 – 3 lần/ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, tình trạng đau nhức chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt. Không chỉ vậy, nước muối còn hỗ trợ loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa những bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Bạn có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc tây hoặc tự pha tại nhà. Tuy nhiên, bạn chỉ nên pha theo tỉ lệ 9:1 (9gr muối hòa tan với 1 lít nước) để tránh tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương do nồng độ muối quá cao.
Sử dụng thuốc giảm đau là giải pháp khắc phục tình trạng đau nhức răng dữ dội trong thời gian ngắn. Hiện trên thị trường có các loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, Benzocain, Acetaminophen… Trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Thuốc giảm đau nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Không chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm, nước oxy già còn hỗ trợ loại bỏ mảng bám và điều trị chảy máu nướu. Bạn pha loãng dung dịch oxy già 3% với nước và súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng, bạn cần dùng nước sạch để vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Oxy già có đặc tính sát khuẩn rất cao. Do đó, mỗi tuần bạn chỉ nên thực hiện theo phương pháp trên khoảng 2 – 3 lần để tránh gây tổn hại tới các bộ phận trong khoang miệng.
Để những cơn đau nhức nhanh chóng giảm bớt, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên sau: tép tỏi tươi, đinh hương, trà bạc hà, tinh dầu xạ hương, nha đam, hành tây…
Tỏi là một nguyên liệu nấu ăn gần như không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Đặc biệt, trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Do đó, bạn có thể dùng tỏi để xoa dịu những cơn đau nhức răng.
Cách thực hiện:
Với phương pháp đắp tỏi, bạn nên áp dụng 2 – 3 lần một ngày. Sau khoảng vài ngày, những cơn đau nhức sẽ thuyên giảm đi đáng kể.
Tỏi có công dụng kháng khuẩn
Sử dụng đinh hương cũng là một mẹo giảm đau nhức răng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Đây là một nguyên liệu tự nhiên chứa chất gây tê eugenol nên có công dụng giảm đau hiệu quả. Không chỉ vậy, eugenol còn có đặc tính sát khuẩn, giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.
Bạn chỉ cần lấy một ít bột đinh hương rắc trực tiếp vào vị trí răng bị đau. Một vài phút sau, bột sẽ hòa cùng với nước bọt ở trong khoang miệng và giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
Tương tự như đinh hương, với đặc tính gây tê, trà bạc hà cũng được nhiều người sử dụng để trị đau nhức răng trong thời gian ngắn. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị vài chiếc lá bạc hà tươi ngâm vào nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, bạn hãy ngậm trà trong miệng để nước trà tiếp xúc với phần răng bị đau. Bạn có thể nhổ ra hoặc uống trực tiếp phần trà ngậm trong miệng.
Bạc hà có đặc tính gây tê
Xạ hương hay còn gọi là húng tây không chỉ được sử dụng nhiều trong các món ăn mà còn có khả năng sát trùng bởi thành phần thymol. Do đó, tinh dầu cỏ xạ hương cũng được nhiều người sử dụng như một “thần dược” chữa đau nhức răng.
Bạn lấy một miếng bông đã được tiệt trùng sạch sẽ và thấm vào tinh dầu. Sau đó, bạn áp miếng bông lên vị trí chiếc răng bị đau nhức. Vài ngày sau, chắc chắn bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức được cải thiện rõ rệt.
Tương tự như những nguyên liệu tự nhiên mà chúng tôi đã kể đến ở phần trên, nha đam cũng có công dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ vậy, nha đam còn giảm viêm nhiễm do các bệnh lý về nướu hoặc nhiệt miệng gây ra.
Cách thực hiện:
Bạn có thể sử dụng gel nha đam khoảng 2 – 3 lần một ngày. Chỉ cần thực hiện đúng theo các bước trên, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn đau nhức răng dữ dội.
Không chỉ tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch… hành tây còn có khả năng giảm đau nhức nhanh chóng và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm chân răng. Bạn hãy lấy một lát hành tây nhai ở khu vực răng đau cho tới khi mùi hăng của hành hết hẳn. Ngoài ra, bạn có thể giã nát hành tây và đắp trực tiếp lên chỗ đau răng. Cơn đau nhức sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày.
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, cỏ lúa mì kháng khuẩn và chống viêm cực tốt. Do đó, cỏ lúa mì cũng có công dụng trị đau nhức răng cực kỳ hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị một lượng cỏ lúa mì vừa đủ và đem đi xay nhuyễn.
Kế tiếp, bạn sử dụng rây để lọc nước. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng với nước ép cỏ lúa mì cơn đau răng nhanh chóng biến mất. Đây là một nguyên liệu tự nhiên, không gây kích ứng tới cơ thể nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Cỏ lúa mì xay trị nhức răng
Mọc răng khôn và sâu răng là hai nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau nhức. Có không ít người vẫn lầm tưởng rằng các phương pháp giảm đau áp dụng được với cả hai trường hợp trên. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng khôn, nướu bị tách ra để răng trồi lên khỏi cung hàm nên rất nhạy cảm. Do đó, bạn nên dùng các biện pháp giảm đau nhẹ nhàng như chườm đá, súc miệng nước muối pha loãng…
Ngược lại, đối với trường hợp răng sâu, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau mang tính sát khuẩn mạnh hơn như: oxy già, đinh hương…
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi “làm gì để giảm đau răng?”. Cơn đau răng dữ dội luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bạn có thể áp dụng những mẹo trên để giảm bớt cơn đau cũng như ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt