Lở miệng làm sao hết? Có rất nhiều cách trị lở miệng khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp như súc miệng nước muối, bôi mật ong, uống nước rau má, dùng thuốc đông ý,… Chỉ cần áp dụng đúng cách các vết loét sẽ nhanh chóng lành hơn, không bị viêm sâu gây ra đau rát, khó chịu.
Lở miệng còn được gọi là nhiệt miệng hay loét miệng, đây là tình trạng xuất hiện các vết loét nông có kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng. Ban đầu chúng sẽ là những vết sưng đỏ sau đó chuyển sang trắng và bị vỡ ra tạo thành vết loét.
Tuy nhiên, đây là bệnh lý rất phổ biến thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, phần lớn thì chúng đều không quá nguy hiểm. Nhưng nhìn chung khi bị lở miệng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến một số hoạt động trong sinh hoạt thường nhật của chúng ta.
Ngoài ra, chỗ bị loét do viêm nhiễm đó còn gây cản trở trong việc hấp thụ dinh dưỡng. Nếu để càng lâu cơ thể sẽ có khả năng bị rơi vào trạng thái thiếu dinh dưỡng, không nạp đủ các loại vitamin cần thiết.
Khi bị lở miệng bạn sẽ rất dễ để nhận ra cũng như phân biệt với những tình trạng, bệnh lý răng miệng khác nhờ những triệu chứng sau đây:
Tìm hiểu lở miệng và những triệu chứng lở miệng
Dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây ra tình trạng lở miệng, nhưng cho đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Chỉ có thể xác định, nhiệt miệng do liên quan đến môi trường sống, các tác động, chế độ dinh dưỡng,… của mỗi người.
Theo đó, sẽ có một số nguyên nhân được cho là có tỷ lệ bị lở miệng cao là cắn vào má, ăn đồ cay nóng thường xuyên, dùng kem đánh răng/nước súc miệng có tính ăn mòn cao và thiếu một số dưỡng chất cần thiết.
Tất nhiên, không phải tất cả mọi người khi rơi vào các trường hợp trên sẽ bị lở miệng.
Tuy rằng chỉ là một tổn thương nhỏ trong khoang miệng, nhưng tại vị trí vết cắn sẽ trở thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và phát triển. Từ đó sẽ hình thành nên các đốm trắng và dần vỡ ra thành các vết loét. Đây có lẽ là điều mà rất nhiều người trong chúng ta đã gặp phải, đơn giản là khi nói chuyện hay ăn uống vô tình cũng cắn phải má trong.
Ắt hẳn đây là nguyên nhân mà số đông mọi người sẽ nghĩ đến đầu tiên khi trong miệng mình xuất hiện một hoặc nhiều vết loét. Bởi ăn quá nhiều đồ cay nóng cũng sẽ khiến chúng ta bị nhiệt miệng.
Nếu như bạn đang bị nhiệt miệng mà lại vẫn ăn đồ cay nóng thì sẽ thấy tình trạng bệnh càng nặng hơn, các vết loét có xu hướng lan rộng và trở nên nghiêm trọng.
Kem đánh răng hoặc nước súc miệng có tính ăn mòn quá cao, sau một thời gian sử dụng không chỉ khiến gây hại cho men răng mà còn có nguy cơ khiến người dùng bị nhiệt miệng.
Tình trạng răng miệng luôn chịu ảnh hưởng từ các tác động mà chúng ta tạo lên mỗi ngày. Ban đầu khi sử dụng bạn sẽ chưa thể cảm thấy những sản phẩm đó có vấn đề và từ đó chúng ta sinh ra tâm lý chủ quan.
Thiếu hụt axit folic, kẽm, sắt hoặc vitamin B12, C, PP,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý lở miệng thường gặp ở nhiều người.
Hơn thế, nếu thiếu đi các dưỡng chất cần thiết cả cơ thể dần trở nên mệt mỏi, dễ mắc phải các bệnh lý khác nhau chứ không chỉ riêng nhiệt miệng.
Lở miệng khi mang thai là một trong những điều thường gặp và thay đổi nội tiết tố được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong thời kỳ mang thai, các hormone trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi một cách rõ rệt.
Đặc biệt sự gia tăng mạnh mẽ của hormone Progesterone luôn khiến thân nhiệt và huyết áp của bà bầu tăng cao. Không chỉ dẫn đến nhiệt miệng mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận, chức năng khác trong cơ thể.
Dùng súc nước miệng có tính ăn mòn cao sẽ gây nên tình trạng lở miệng
Muốn điều trị được bệnh lở miệng hiệu quả, tránh tình trạng tái phát nhiều lần hoặc chuyển biến nặng hơn thì buộc chúng ta phải tìm ra được nguyên nhân gây ra là gì.
Như các bạn có thể thấy, nguyên nhân gây nên tình trạng lở miệng là rất nhiều, không phải ai cũng giống ai.
Ngoài ra, lở miệng được coi là một bệnh lành tính (trừ khi đây là dấu hiệu của bệnh lý ung thư miệng), các vết loét sẽ tự khỏi trong 7 – 10 ngày. Nhưng không bởi vậy mà chúng ta chủ quan trong việc điều trị, ngoài tìm hiểu nguyên nhân thì nên kết hợp với các phương pháp giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương và bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Muốn trị được lở miệng cần phải tìm hiểu được nguyên nhân do đâu
Thay vì đợi vết lở miệng của mình tự lành thì bạn nên áp dụng các phương pháp giúp thu nhỏ chúng một cách hiệu quả nhất như súc miệng nước muối sinh lý, dùng mật ong, chườm túi trà hoa cúc,…
Nhờ vậy, rút ngắn tối đa thời gian lành thương cũng như giúp bạn thoát khỏi cảnh đau rát, khó chịu mỗi ngày.
Súc miệng nước muối sinh lý tuy không phải là phương pháp giúp điều trị lở miệng khỏi ngay lập tức chỉ trong một ngày. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên lại giúp vết loét mau lành hiệu quả mà lại an toàn, tiết kiệm chi phí.
Khi dùng nước muối sinh lý để súc miệng bạn nên ngậm trong vòng 30 giây rồi mới nhổ ra, tần suất là từ 2 – 3 lần/ngày.
Mật ong là một trong những chất tự nhiên có khả năng kháng viêm, chống nhiễm trùng rất tốt. Hơn thế, nhờ đặc điểm lành tính nên khi thoa vào các vết lở miệng còn mang đến cảm giác dễ chịu.
Chỉ cần chăm chỉ bôi mật ong trực tiếp vào vùng đang bị viêm nhiễm từ 3 – 4 lần/ngày. Ngoài ra, chỉ với mật ong bạn vẫn còn nhiều cách trị nhiệt miệng khác nhau như pha trà mật ong để uống, kết hợp với bột nghệ để đắp trực tiếp,…
Nếu như trong nhà không có sẵn nước muối sinh lý thì bạn có thể thay bằng baking soda. Đây là một loại thuốc muối được sử dụng nhiều trong nấu nướng, vệ sinh nhà cửa, tẩy trắng răng,…
Hãy hòa tan 5g baking soda với 230ml, sau đó ngậm dung dịch trong miệng khoảng 30 giây rồi súc miệng lại với nước sạch sẽ giúp các vết loét nhanh khỏi.
Trong dầu dừa có chứa rất nhiều Acid Lauric, đây là một hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên. Với tình trạng lở miệng bạn nên áp dụng cách bôi dầu dừa từ sớm, vừa là để giảm viêm vừa giúp giảm đau rát.
Để chữa trị, chúng ta chỉ nên lấy một lượng dầu dừa vừa đủ để bôi trực tiếp lên các vị trí đang bị loét. Lưu ý nhỏ là hạn chế tối đa việc nuốt nước bọt khi đã bôi dầu dừa.
Levomenol và Azulene là hai hoạt chất có khả năng sát trùng và chống viêm mà chúng ta sẽ tìm thấy được trong trà hoa cúc. Ngoài ra, đây còn là loại trà có hương thơm dễ chịu giúp giảm đau đầu và hỗ trợ giấc ngủ.
Sau khi thưởng trà sau thì bạn chỉ cần lấy túi trà hoa cúc đắp vào vị trí đang bị loét và giữ trong vòng vài phút để chữa nhiệt miệng. Còn một cách khác liên quan đến trà hoa cúc là dùng nước trà ấm để súc miệng cũng rất tốt.
Trong chè khô có chứa tanin với công dụng chữa nhiệt miệng nhanh chóng mà lại an toàn. Mỗi lần sau khi uống xong bạn hãy giữ lại phần bã rồi dùng để đắp như cách trên.
Với cách đắp bã chè khô không chỉ giúp các vết loét mau chóng thu nhỏ lại mà còn giúp xoa dịu các cơn đau nhức, khó chịu.
Bôi mật ong giúp thu nhỏ vết loét miệng
Ngoài việc áp dụng các mẹo chữa nhiệt miệng ở trên thì bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Điều đó cũng ảnh hưởng không ít đến tình trạng bệnh lý cũng như thời gian khỏi bệnh.
Nên ưu tiên các thực phẩm trị nhiệt miệng tốt như bột sắn dây, nước rau má, canh rau cần óc lợn, chè bí đỏ đỗ đen và canh rau ngót. Đây đều là những món rất quen thuộc với chúng ta.
Với công dụng giải độc, làm mát chắc chắn bột sắn dây cần phải được bỏ ngay vào danh sách các thực phẩm sử dụng trong thời kỳ bị nhiệt miệng của bạn.
Với người lớn thì chỉ cần pha với nước để uống và để đảm bảo về hiệu quả thì không nên pha chung với đường. Nhưng nếu dùng cho trẻ em thì nên nấu chín thành bột để ăn.
Rau má luôn được biết đến là một loại rau có tính mát, hơn thế chúng còn chứa các chất sát khuẩn, chống nhiễm trùng tốt. Vì vậy, uống nước rau má là cách được nhiều người thường xuyên áp dụng để trị nhiệt miệng.
Rau má sau khi rửa sạch thì mang đi xay hoặc giã nhuyễn lấy nước uống trong ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ cải thiện rõ rệt.
Đối với những người gặp tình trạng lở miệng do nóng trong, ăn quá nhiều đồ cay nóng thì không nên bỏ qua món canh rau cần óc lợn. Đây là món ăn có rất nhiều tác dụng như bổ não, thanh nhiệt, bổ tâm tỳ và hỗ trợ chữa táo bón.
Cách chế biến món canh rau cần óc lợn cũng rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 1 bộ óc lợn , 100g rau cần, 10 quả táo đỏ, gia vị và hạt tiêu. Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó ướp óc lợn với gia vị và để trong vòng 15 phút. Cho óc lợn và táo tàu vào ninh với nước, khi đã mềm và chín hoàn toàn thì bỏ ra cần vào đun sôi thêm một lần nữa là đã dùng được.
Trong lúc bị nhiệt thì chè bí đỏ đỗ đen là món tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua, chúng có tác dụng giải nhiệt siêu tốt.
Chuẩn bị 150g bí đỏ, 100g đậu xanh và đường trắng. Ngoài ra, khi chọn bí thì nên ưu tiên những trái có màu vàng cam đậm, cứng, cầm chắc tay. Bí đỏ mua về đem gọt vỏ, thái miếng to; đậu xanh đem vo sạch. Đổ cả hai vào cùng để nấu cho đến khi thử thấy chín mềm thì thêm đường vào.
Theo đông ý, rau ngót có tác dụng giải độc, thanh mát, chữa ho, giảm sốt và lợi tiểu. Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi như Canxi, Photpho và Vitamin C, Axit Amin. Nên dùng rau ngót để điều trị nhiệt miệng được rất nhiều người chia sẻ.
Đặc biệt trong đó phải kể đến món canh rau ngót quen thuộc, để kích thích vị giác thì có thể nấu chung với thịt băm. Nhưng lưu ý đối với phụ nữ mang thai thì không nên ăn món trên.
Nước rau má – Thực phẩm trị nhiệt miệng tốt
Nếu như bạn muốn các vết loét của mình không bị nhiễm trùng sâu hơn, dẫn đến các biến chứng khó lường hoặc muốn đẩy nhanh thời gian lành thường. Ngoài những mẹo, món ăn ở trên thì có thể “bỏ túi” thêm cho mình những bài thuốc dân gian dưới đây cùng chúng tôi.
+ Đối với trường hợp nhiệt miệng do tâm hỏa can thịnh:
Bài thuốc 1: Cỏ mực 20g, rau má 20g, hoàng liên 10g, cam thảo đất 16g, hoàng bá 10g, trúc diệp 10g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, thục địa 12g. Đem đi sắc uống trong ngày và chia thành 3 lần.
Bài thuốc 2: Đương quy 12g, cỏ mần trầu 16g, sinh địa 12g, rau diếp cá 20g, bồ công anh 16g, chi tử 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, nhân sâm 10g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, mơ muối 10g. Đem đi sắc uống trong ngày, chia thành 3 lần.
Bài thuốc 3: Đinh lăng 20g, đào nhân 10g, đương quy 12g, hồng hoa 10g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, bồ công anh 20g, phục thần 10g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, hắc táo nhân 16g, cát căn 12g, thiên môn 16g. Đem đi sắc uống trong ngày, chia thành 3 lần.
+ Đối với trường hợp nhiệt miệng do tì vị tích nhiệt:
Bài thuốc 1: Ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, sinh địa 12g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, cỏ mực 20g, trúc diệp 10g, hồng hoa 10g, cát căn 20g, trần bì 10g, đại táo 10g. Đem đi sắc uống trong ngày, chia thành 3 lần.
Bài thuốc 2: Sâm đại hành 16g, cát căn 20g, thiên môn 16g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, mạch môn 16g, huyền sâm 12g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, đào nhân 10g, trần bì 10g. Đem đi sắc uống trong ngày, chia thành 3 lần.
Bài thuốc 3: Sa sâm 16g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, cỏ mực 16g, đinh lăng 16g, bạch thược 12g, đại táo 10g, chi tử 12g, mã đề 16g, trúc diệp 16g, rau má 16g, lạc tiên 16g. Đem đi sắc uống trong ngày, chia thành 3 lần.
Những bài thuốc dân gian giúp trị nhiệt miệng hiệu quả
Với những thông tin được chia sẻ trong bài, mong rằng đã gửi đến bạn một đáp án hoàn chỉnh với câu hỏi “Lở miệng làm sao hết?”. Hầu hết tình trạng lở miệng đều tự khỏi sau một thời gian, nhưng nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, ngoài chú ý đến vấn đề vệ sinh, chăm sóc thì bạn nên kết hợp các món ăn trị nhiệt miệng hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian hiệu quả.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt