Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Lợi bị sưng mủ – Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh

Là một bệnh lý thường gặp, lợi bị sưng mủ có các triệu chứng rõ ràng để nhận biết như đau nhức răng, sưng tấy, hôi miệng,… Tình trạng trên sẽ xảy ra khi vùng nướu bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng rồi dần tạo ra các ổ mủ. Khi không được điều trị cẩn thận còn dẫn đến không ít biến chứng nguy hiểm.

1. Lợi bị sưng mủ là bệnh lý gì?

Lợi bị sưng mủ (viêm sưng nướu răng có mủ) là tình trạng vùng nướu bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm và hình thành nên các ổ mủ xung quanh thân răng, cuống răng hoặc ở lợi.

Hiểu đơn giản là bệnh lý trên xảy ra khi lợi đã bị nhiễm trùng đã tiến triển nặng hơn, với tình trạng kéo dài không điều trị kịp thời hoặc phương pháp không phù hợp lâu dần hình thành nên các ổ mủ.

Các ổ mủ phát triển từ các vụn thức ăn, tế bào chết hoặc vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Đi kèm với đó là tình trạng đau nhức, khó chịu gây ra nhiều ảnh hưởng tới người bệnh.

Cũng giống với nhiều bệnh lý răng miệng khác, lợi bị sưng có mủ càng để lâu, kéo dài mà không có biện pháp xử lý sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhất là khi nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tổng thể chứ không còn “gói gọn” trong khoang miệng nữa.

Lợi bị sưng mủ là bệnh lý gì?

Lợi bị sưng mủ là bệnh lý xảy ra khi lợi đã bị nhiễm trùng

2. Những triệu chứng nhận biết bệnh lợi bị sưng mủ

Tình trạng lợi bị sưng và có mủ xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính khác nhau với các triệu chứng rất dễ nhận thấy bao gồm đau nhức răng, nướu bị sưng đỏ, hôi miệng và có thể bị sốt.

Thông thường, bệnh lý viêm lợi ở giai đoạn đầu gần như không có quá nhiều dấu hiệu đặc biệt. Nhưng khi đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn và nhất là khi đã có mủ thì các triệu chứng của bệnh luôn phức tạp, nghiêm trọng hơn. Lúc bấy giờ chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bạn.

2.1. Đau nhức răng

Khi viêm lợi đã tiến triển đến giai đoạn hình thành lên các ổ mủ sẽ gây ra các cơn đau nhức, khó chịu ngay cả khi không có bất kỳ một tác động ngoại lực nào.

Ban đầu cảm giác đau chỉ xuất hiện tại bị trí lợi bị viêm, có mủ nhưng khi tình trạng nặng hơn thì cơn đau sẽ lan rộng ra xung quanh, thậm chí còn bị đau đến cả cổ,  tai với tần suất tăng liên tục và kéo dài hơn.

2.2. Phần nướu xung quanh sưng đỏ

Một triệu chứng rất dễ nhận biết của bệnh lợi bị sưng có mủ là phần nướu tại vị trí vị viêm nhiễm sẽ sưng đỏ lên, màu sắc cũng khác biệt và có xu hướng chuyển sang màu thẫm hơn so với khu vực xung quanh.

Khi dùng tay ấn vào bạn sẽ cảm thấy vùng nướu đó trở nên mềm hơn, đau và bị chảy mủ ra. Nếu bị sưng lợi nặng hoặc xuất hiện tình trạng áp xe thì nhìn ngay từ phía ngoài cũng đã nhận thấy, do mặt của chúng ta bị sưng lên ở cùng vị trí.

2.3. Hôi miệng

Do có ổ mủ ở chân răng nên hơi thở của người bệnh sẽ bị hôi, ngay cả khi vừa đánh răng xong thì điều đó cũng không được giảm đi là bao.

Riêng triệu chứng hôi miệng luôn khiến bản thân mỗi người cảm thấy không thoải mái, kém tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy trong miệng mình lúc nào cũng có vị đắng.

2.4. Có thể bị sốt

Bất kì một cơ quan nào khi bị nhiễm trùng nặng, cơ thể ngay lập tức phản ứng lại bằng cách thân nhiệt tăng lên cao. Điều đó đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch đang “làm việc” rất chăm chỉ để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khi tình trạng viêm lợi có mủ được cải thiện thì nhiệt độ sẽ dần hạ thấp và quay lại thể trạng như lúc đầu. Tất nhiên, khi cơ thể bị sốt thì sẽ kéo theo rất nhiều triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, khát nước, đau đầu,…

Những triệu chứng nhận biết bệnh lợi bị sưng mủ

Những triệu chứng nhận biết bệnh lợi bị sưng mủ

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng lợi bị sưng mủ

Lợi bị sưng mưng mủ thường xuất phát từ hai nguyên nhân phổ biến là viêm nha chu và viêm tủy. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như vệ sinh không đúng cách, thay đổi nội tiết tố, mọc răng khôn,…

Dựa vào từng nguyên nhân gây ra thì chúng ta mới đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả, giải quyết tận gốc căn nguyên của vấn đề.

3.1. Viêm nha chu dẫn đến lợi bị sưng mủ

Viêm nha chu khi không được điều trị sớm luôn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình phải kể đến tình trạng nướu bị sưng mủ. 

Đây là bệnh lý khởi phát do vi khuẩn tấn công khiến nướu dần bị tách ra khỏi thân răng, không còn chắc chắn. Từ đó nghiễm nhiên trở thành một môi trường siêu thuật lợi cho vi khuẩn tấn công sâu xuống dưới.

3.2. Viêm tủy dẫn khiến lợi bị sưng mủ

Viêm tủy được phân chia thành hai kiểu là cấp tính và mãn tính, tuy nhiên điểm chung là bệnh thường diễn biến nhanh chóng. Vi khuẩn gây viêm tủy sẽ dần lan ra ngoài, thậm chí tác động tới vùng cuống răng và cuối cùng là dẫn đến áp xe răng tạo mủ. 

Không những thế chúng còn tấn công tới cả vùng lợi bao quanh thân răng gây ra tình trạng viêm lợi. Nếu như không được điều trị sớm sẽ lặp lại vòng viêm lợi có mủ với các biến chứng khác. 

3.3. Một số lý do khác

Bên cạnh hai nguyên chính ra thì bệnh lợi bị sưng mủ còn do các yếu tố khác hình thành nên.

+ Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải quá cứng, chải không đúng cách, quá mạnh,… đều gây ra những tổn thương nhất định cho nướu răng. Lúc đó, nướu răng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng khác nhau.

+ Do mọc răng số 8: Trong các trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì hoàn toàn trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng nướu bị sưng và có mủ. 

+ Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn quá nhiều đồ cay nóng làm tăng nguy cơ gây tổn thương cho các mô mềm trong khoang miệng, từ đó vi khuẩn nhanh chóng tấn công vào các vị trí niêm mạc bị tổn thương dẫn đến viêm lợi và nặng hơn là mưng mủ.

+ Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, hàm lượng progesterone và  estrogen trong cơ thể của phụ nữ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến mao mạch ở vùng nướu bị phình to, gấp khúc tăng tỷ lệ ứ dịch huyết dẫn đến viêm lợi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng lợi bị sưng mủ

Nguyên nhân gây ra tình trạng lợi bị sưng mủ

4. Phương pháp điều trị sưng mủ lợi

Do tình trạng trên đã là tiến triển đến giai đoạn nặng, nên các cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà bằng nguyên nhiên tự nhiên, đơn giản gần như không còn quá nhiều công dụng.

Thay vào đó, bạn nên đi thăm khám bác sĩ trực tiếp để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng hiện tại của mình.

Để đưa ra phương pháp điều trị cho khách hàng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì, rồi mới đưa ra phác đồ điều trị.

Về cơ bản, phương pháp điều trị lợi bị sưng và có mủ sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Nguyên tắc 1 – Cô lập các ổ nhiễm trùng trên nướu bằng kháng sinh.
  • Nguyên tắc 2 – Xử lý các triệu chứng gây khó chịu, cản trở việc điều trị như đau răng, ê buốt, sưng tấy,…
  • Nguyên tắc 3 – Loại bỏ các ổ nhiễm trùng bằng các thủ thuật y khoa như dẫn lưu, chữa tủy răng, cắt cuống răng, nhổ răng,…
Phương pháp điều trị sưng mủ lợi

Phương pháp điều trị sưng mủ lợi

5. Một số cách giảm đau lợi sưng mủ tại gia

Đau nhức răng lợi là triệu chứng điển hình của bệnh lý nướu bị viêm mưng mủ, khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống cũng như các vấn đề khác.

Tuy nhiên, khi chưa thể điều trị dứt điểm ngay lập tức thì bạn cũng nên áp dụng các cách giảm đau như dùng nước muối sinh lý, chườm nước đá hay uống trà gừng, trà hoa cúc vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

5.1. Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là sản phẩm được sử dụng để vệ sinh răng miệng mà nhiều người thường lựa chọn. Với những hoạt chất có lợi, chúng giúp giảm bớt sự đau nhức, ê buốt của răng.

Cùng với đó muối còn có tính chất kháng viêm, sát khuẩn nên còn giúp khắc phục tình trạng viêm lợi sưng mủ hiệu quả. Bạn chỉ cần kiên trì súc miệng mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện các dấu hiệu của bệnh lý.

5.2. Chườm nước đá 

Chỉ cần 10 – 15 phút chườm nước đá đã giúp bạn xoa dịu các cơn đau nhức răng, giảm bớt sự khó chịu.

Bởi nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu, từ đó lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng cũng chậm hơn so với thông thường nên giúp các cơn đau được giảm bớt. Ngoài ra, chườm lạnh cũng tác động tới hoạt động của dây thần kinh, nhờ đó giảm đơn nhức răng.

5.3. Uống trà gừng, trà hoa cúc

Nhờ có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn cao cộng thêm vị cay, ấm nên trà gừng được sử dụng để giảm các cơn đau răng cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh lý.

Còn đối với trà hoa cúc thì theo y học cổ truyền chúng được sử dụng để chữa phong hàn, cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy hoặc đau nhức răng miệng. Ngoài ra khi trà hoa cúc kết hợp với các loại khác như hoa kim ngân, bồ công anh còn giúp tiêu độc, bổ gan.

Một số cách giảm đau lợi sưng mủ tại gia

Uống trà hoa cúc sẽ giúp xoa dịu các cơn đau do lợi bị sưng có mủ gây ra

6. Lợi bị sưng mủ có tự khỏi được không?

Đối với các tình trạng viêm nhiễm, nhất là khi đã tạo thành các ổ mủ thì sẽ không thể tự khỏi được. Bắt buộc phải có phương pháp điều trị phù hợp cũng như chăm sóc một cách cẩn thận hơn, nếu không bệnh càng tiến triển nặng.

Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều phải tiến hành các thủ thuật nha khoa. Nếu các ổ mủ mới hình thành do tình trạng viêm lợi gây nên thì bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc hỗ trợ điều trị khác.

7. Hướng dẫn phòng tránh sưng lợi mọc mủ

Để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng trên các bạn hãy chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ có tính axit/cay/nóng,… 

Tuy chỉ là những điều rất đơn giản, nhưng lại giúp chúng ta bảo vệ được sức khỏe răng miệng. Hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm lợi mưng mủ.

7.1. Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Bạn có thể bỏ tập thể dụng đôi ba ngày trong tuần hoặc cả tháng không tập buổi nào nhưng riêng việc chăm sóc răng miệng thì ngày nào cũng phải đảm bảo. Chỉ cần một ngày không vệ sinh, đánh răng kỹ lưỡng đều tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, hãy chăm chỉ đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày, kết hợp thêm với việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng. Ngoài ra để làm sạch các mảng bám, đồ ăn thừa thì nên dùng chỉ nha khoa, tăm nước.

Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Chăm sóc răng miệng hàng ngày giúp phòng tránh viêm nướu có mủ

7.2. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, K, D hay canxi đều làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là vùng nướu. Vì vậy nếu thực đơn của bạn chưa được hợp lý cần phải thay đổi.

Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho răng, bổ sung các chất dinh dưỡng một cách hợp lý và khoa học. Đặc biệt, nên ưu tiên các thực phẩm như rau, củ, quả chúng không chỉ có nhiều dưỡng chất vitamin mà còn có lợi cho sức khỏe của chúng ta.

7.3. Hạn chế đồ có tính axit, cay, nóng

Các món ăn, đồ uống có chứa nhiều axit hoặc quá cay, nóng sẽ dễ khiến cho niêm mạc nướu bị kích ứng và dần trở nên yếu đi. Hơn thế, việc sử dụng những đồ trên còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Nên hãy hạn chế tối đa những thực phẩm có những đặc điểm đó, tất nhiên là không phải cắt giảm tuyệt đối. Nhưng cần có sự cân đối, hài hòa trong chế độ ăn uống mỗi ngày cho hợp lý.

7.4. Khám nha khoa 6 tháng 1 lần

Trước khi lợi bị sưng mủ thì vẫn là tình trạng viêm lợi thông thường do rất nhiều tác nhân gây ra, nhưng giai đoạn đầu chúng ta khó nhận thấy được. Do đó việc đi khám nha khoa 6 tháng 1 lần sẽ giúp bạn kiểm soát được sức khỏe răng lợi. Đồng thời kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo sớm để điều trị ngay từ đầu.

Mặt khác, đi khám nha khoa bạn còn được vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, loại bỏ hết các mảng bám cao răng – đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.

Khám nha khoa 6 tháng 1 lần

Khám nha khoa 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng

7.5. Giảm sử dụng bia rượu, chất kích thích

Một trong những biện pháp tích cực phòng ngừa viêm nướu có mủ là giảm sử dụng bia rượu cùng các chất kích thích khác. 

Có lẽ bạn chưa biết, các chất kích thích bao gồm cả bia rượu luôn được xếp vào danh sách những yếu tố gây hỏng men răng. Từ đó dẫn đến rất nhiều các bệnh lý như sau răng, viêm nướu, nhiệt miệng,…

Thậm chí việc lạm dụng quá mức còn có nguy cơ gây mất răng vĩnh viễn và ung thư miệng. Chưa dừng lại đó, đây cũng là những chất gây hại đến sức khỏe tổng thể của con người.

Như vậy, lợi bị sưng mủ dù chỉ là một bệnh lý răng miệng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn thân, đồng thời cản trở các vấn đề khác trong sinh hoạt cũng như giao tiếp. Nên ngay khi có các dấu hiệu bệnh lý, bạn nên đi thăm khám bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt. Cần tránh tâm lý chủ quan, để bệnh ngày càng tiến triển nặng và khó kiểm soát.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ lợi bị sưng mủ
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi