Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Mất răng hàm có bị hóp má không? 3 Giải pháp phục hình răng hàm

Mất răng hàm có bị hóp má không là lo lắng của những người bị rụng răng, gãy chân răng… Theo các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris, chắc chắn mất răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngũ quan khuôn mặt và khả năng ăn uống hàng ngày.

1. Mất răng hàm có bị hóp má không?

Giáo sư Philips Tarot – Chuyên gia nha khoa tại Pháp – Cố vấn chuyên môn Bệnh viện RHM Paris khẳng định: mất răng hàm có làm cho 2 bên má bị hóp và các vùng cơ mặt khác chảy xệ, khuôn mặt thay đổi hình dạng theo hướng tiêu cực.

Quá trình hóp má khi mất răng hàm:

Khi mất xương răng hàm, khoảng 3-4 tháng sau sẽ xảy ra quá trình tiêu biến xương ổ răng. Ở bên mất răng hàm, cơ má dần thoải nhẹ xuống và hóp vào nhìn bất thường. 

Khoảng 3-4 tháng tiếp vùng da này tiếp tục chảy xuống. Càng để lâu càng xệ, các nếp nhăn dần hình thành. Lúc này nhìn da sẽ nhăn nheo, má gầy gò, lộ gò má cao, nhìn mặt hốc hác, già đi trông thấy rõ. 

Tình trạng hóp có thể xảy ra ở cả 2 bên má và 2 bên thái dương.

Mất răng hàm bị tiêu xương hàm

Mất răng hàm bị tiêu xương hàm

2. Vì sao mất răng hàm gây ra tình trạng hóp má

Mất răng hàm có bị hóp má không?

Theo nhận định chuyên môn của Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris): 

– Trong cấu trúc giải phẫu má, toàn bộ vùng má được nâng đỡ bởi rất nhiều cơ đan xen như: cơ cười, cơ vòm miệng, cơ cằm, cơ hạ góc miệng, cơ gắn, cơ gò má…  Khi răng hàm bị mất, chúng sẽ tạo nên khoảng trống ở trong cung hàm. 

Các tổ chức cơ vòm miệng, gò má, góc miệng bị sụp xuống theo răng sau vài tháng (vì không có răng nâng đỡ). Các khối cơ theo cơ chế tự nhiên bị chùng xuống, xệ lõm bên trong nhìn má như bị hóp sâu, khóe cười lắm nếp nhăn. 

– Nguyên nhân chính làm tình trạng hóp má, xệ da diễn ra nhanh hơn là do xương hàm tiêu biến. Sau khi mất răng, xương ổ răng thành 1 hố sâu, và cần vài tháng để nướu đóng lại và vết thương lành hẳn. 

Sau nửa năm, bên trong mô nướu mật độ xương bắt đầu giảm dần. Theo nghiên cứu, trong 1 năm đầu mật độ giảm là 25%, 2-3 năm sau sẽ teo lại và mất đi đến gần 60% diện tích xương ban đầu.

3. Các biến chứng nguy hiểm khi bị mất răng hàm

Mất răng hàm có bị hóp má không? Mất răng hàm nếu được xử lý sớm thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu chần chừ không điều trị dứt điểm thì chúng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm không chỉ là hóp má mà còn là các bệnh lý nghiêm trọng.

3.1 Giảm khả năng ăn, nhai

Bất cứ 1 chiếc răng nào khi bị mất cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của cung hàm. Đặc biệt răng hàm là răng đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn hàng ngày.  

Chỗ răng mất tồn tại 1 khoảng trống lớn, khi nhai sẽ không khớp được với cung hàm đối diện. Thức ăn không được làm nhỏ kỹ càng và trôi xuống dạ dày. Lâu dài có thể bị đau dạ dày, khó tiêu…

3.2 Răng bị dịch chuyển nhiều

Khi 1 răng bị mất, chỗ khoảng trống ngoài làm “hố” đọng vụn thức ăn thừa còn là nơi làm cho các răng khác đổ xiên xẹo nhau. Theo lực ăn nhai và hoạt động cơ miệng mỗi ngày, răng sẽ có chiều hướng ngả về nơi có khoảng trống. Tình trạng này có thể xảy ra ở 2 răng bên cạnh nhưng để lâu sẽ kéo theo cả hàm bị lệch cùng nhau.

Các răng kế bên bị dịch chuyển

Các răng kế bên bị dịch chuyển

3.3 Khó vệ sinh răng miệng

Nhiều người vẫn hay nghĩ 1 răng hàm mất đi sẽ không ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng vì dễ chải răng hơn. Tuy nhiên các nha sĩ đã “đính chính” lại rằng mất răng gây khó khăn cho việc chăm sóc hàm miệng hơn. Lý do là vì:

– Ổ xương răng lúc này là 1 hố sâu, mọi thức ăn từ đồ ngọt, đồ mặn, chua, cay rồi xơ hoa quả, vụn thừa… sẽ lọt vào các kẽ của hố này. Chải răng, thậm chí là súc miệng cũng không loại bỏ hoàn toàn được chúng ra khỏi các kẽ. Lâu dài ổ này sẽ bị các tổ chức vi khuẩn ăn mòn, sinh ra bệnh thối miệng, nhiễm trùng mô mềm, làm sâu 2 răng bên cạnh.

– Hàm răng dịch chuyển vào chỗ trống làm xô lệch chân răng. Việc chải răng thông thường sẽ khó khăn hơn vì kẽ chân răng bị nghiêng, thậm chí chồng xếp lên nhau. Đầu bàn chải không cọ vào sâu chỗ tiếp xúc nướu để làm sạch thức ăn được. Việc chải răng ở mặt trong cũng bị hạn chế. Kể cả khi dùng chỉ nha khoa thì việc đưa chỉ vào kẽ răng cũng là cả 1 vấn đề, vì kẽ răng xô lệch nhau chỗ dày, chỗ thưa.

4. Cách ngăn chặn hóp má do mất răng hàm

Khi mất răng hàm làm thế nào không bị hóp má, xô lệch răng và tiêu xương hàm? 

Theo nhận định chuyên môn của Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, có 3 phương pháp khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên chỉ có 1 phương pháp khắc phục vĩnh viễn được. Cụ thể như sau:

4.1 Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là một chiếc hàm gồm 2 phần là phần khung màu hồng và phần răng trắng. Khung nâng đỡ làm giả phần chân răng bên trong, cố định với răng sứ bên ngoài. Tổng thể nhìn giống một cung hàm thật của con người. Chiếc hàm này có thể lắp khít vào răng và tháo bỏ ra khi cần thiết. 

Hàm giả có 2 loại là hàm có khung nhựa và hàm khung kim loại. Khung nhựa dành cho hàm bị mất nhiều răng hoặc mất răng hoàn toàn như người già, người chấn thương. Khung kim loại phù hợp với hàm bị mất 1 nhóm răng.

Ưu điểm

Nhược điểm

Giá thành

– Sử dụng linh hoạt, dễ dàng cả cho người già

– Hồi phục việc ăn uống trở lại, có thể ăn uống cơ bản như bình thường

– Giá thành không đắt

– Chất liệu hàm an toàn cả với người cơ miệng yếu, dễ nhạy cảm và tổn thương

– Tuổi thọ sử dụng khoảng 3-5 năm. Lý do vì khung nhựa nhanh bị giãn và to ra khi ăn nhai mỗi ngày

– Phải vệ sinh khung hàm sau mỗi bữa ăn để giữ hàm bền lâu và thơm tho

– Có thể bị đau, sưng nướu do khi ăn khung nhựa khít với chân nướu

– Không ngăn được sự thoái hóa của xương ổ răng.

Từ 1 đến 10 triệu/hàm

Hàm giả tháo lắp là phương án lấp chỗ mất răng hàm tạm thời. Và không ngăn được tình trạng hóp má, da chảy xệ nếu sử dụng lâu.

4.2 Cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là kỹ thuật mài nhỏ 2 chiếc răng bên cạnh răng mất để làm cầu nâng đỡ cho răng giả phía trên. Răng giả có thể được bọc bằng mão sứ/ kim loại/hợp kim bên trong và phủ lớp sứ bên ngoài cùng. 

Về hình dáng, răng sứ này có hình dáng, màu sắc, kích thước giống hệt các răng trong cung hàm.

Ưu điểm

Nhược điểm

Giá thành

Thời gian điều trị nhanh chóng chỉ trong 3-4 ngày hoàn tất

Tính thẩm mỹ cao nhờ công nghệ chế tác răng sứ hiện đại

– Hồi phục ăn nhai tốt

– Tuổi thọ răng toàn sứ có thể lên đến 10-20 năm

– Có nhiều loại răng để lựa chọn, giá thành không quá đắt đ

2 chiếc răng thật bị mài nhỏ đi và sẽ có hình dáng như vậy vĩnh viễn. 

– Không chặn được tình trạng tiêu ổ xương răng vì chỉ đáp ứng được về vẻ ngoài.

Giá răng sứ kim loại: 1,2 triệu đến 2,5 triệu/răng.

Giá răng toàn sứ: 3,5 đến 10 triệu/răng.

 

Kỹ thuật phục hình răng hàm bằng cầu răng sứ được nhiều người ưa chuộng vì sự an toàn, không có các thao tác rạch và xâm lấn đến bất cứ mô mềm nào, quy trình điều trị lại nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách giải quyết được vẻ thẩm mỹ mà thôi. Xương ổ răng bên trong vẫn sẽ bị tiêu biến dần theo thời gian.

4.3 Mất răng hàm có bị hóp má không? Phục hồi bằng trồng răng implant

Trồng implant là kỹ thuật cấy xương răng giả vào xương ổ răng đã mất và lắp mão sứ lên trên. Implant là 1 trụ thẳng đứng, xung quanh thân có các rãnh xoắn, cấu tạo bằng kim loại Titan. 

Trụ này được bác sĩ rạch nướu và cắm sâu vào xương ổ răng. Sau từ 3-6 tháng, thân trụ sẽ tích hợp được với mô mềm trong ổ răng và tạo thành một tổ chức gắn kết. Cuối cùng là lắp răng sứ phục hình lên trên. 

Ưu điểm

Nhược điểm

Giá thành

– Ngăn chặn được việc xương hàm tiêu biến

– Răng mới chắc chắn, ăn nhai thoải mái

– Thẩm mỹ tốt

– Răng implant có cấu tạo y hệt 1 chiếc răng thật với phần xương răng bên trong hàm và phần răng sứ bên trên.

– Thời gian điều trị lâu

– Là kỹ thuật phục hình răng tương đối khó nên phải lựa chọn được bác sĩ uy tín, tránh biến chứng

– Không phải ai cũng đủ sức khỏe trồng răng implant

– Giá thành cao.

Giá thành 1 trụ implant dao động từ 16 triệu đến 35 triệu/trụ. Chưa bao gồm giá răng sứ phục hình phía trên.

Giáo sư Philippe Tarot – giáo sư cố vấn tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris nhận định: Chỉ có cấy ghép implant mới có thể giữ cho xương ổ răng không thoái hóa. Implant có thể tồn tại rất lâu thậm chí là trọn đời. Có trụ này nâng đỡ, các mô mềm xung quanh sẽ cứng chắc trở lại nên việc ăn nhai rất thuận tiện.

Trồng xương răng nhân tạo implant cho răng hàm bị mất

Trồng xương răng nhân tạo implant cho răng hàm bị mất

5. Phương pháp ngăn ngừa hóp má do mất răng hàm tốt nhất

Như trên đã chia sẻ, cấy ghép implant là lựa chọn tốt nhất khi bị mất răng để ngăn chặn việc hóp má. Vậy phương pháp này phù hợp và không phù hợp với khách hàng nào?

5.1 Người được chỉ định trồng implant

– Mất 1 hoặc nhiều răng trên cung hàm đặc biệt là răng hàm

– Mất răng và muốn phục hình răng lâu dài, không có nhu cầu gắn răng sứ hay làm hàm tháo lắp tạm thời

– Không muốn mài mòn răng thật

– Đã đến tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi), sức khỏe răng miệng tốt

– Cơ thể bình thường, không có bệnh nền liên quan đến tim mạch, máu khó đông, huyết áp hay cơ hàm mặt.

5.2 Người không được chỉ định cấy implant

– Trẻ em, nam nữ thanh thiếu niên chưa bước qua tuổi trưởng thành (dưới 18) có xương răng và xương hàm đang phát triển, chưa cứng và vĩnh viễn được như người lớn

– Người đang có bầu cần dưỡng chất nuôi em bé, người đang cho con bú sữa mẹ

– Người đang trong thời kỳ “rụng dâu” có nội tiết tố thay đổi

– Người có xương hàm yếu

– Người bị dị dạng và lệch xương hàm

– Người có tiền sử bệnh nền như đái tháo đường, tim đập nhanh, rối loạn hồng cầu, nội tạng có vấn đề

– Người miệng đang bị lở, loét, viêm nhiễm. 

5.3. Trồng implant thì xương hàm sẽ thế nào? Có ảnh hưởng gì tiêu cực không?

– Trước khi trồng implant, xương hàm giống như 1 hố sâu. Bác sĩ sẽ tách vạt nướu để lộ xương ổ răng và cắm trụ vào chỗ trống. Giai đoạn này có thể chảy nhiều máu vì mũi khoan làm đứt gãy các đường mạch máu ở vùng này. Sau đó là quá trình tích hợp với trụ.

– Quá trình tích hợp implant (osseointegration) được phát minh bởi giáo sư Branemark. Đây được hiểu là sự liên kết và hòa hợp với nhau giữa xương răng và bề mặt trụ răng implant. Khi cắm trụ răng xong, các ion và protein tái tạo vết thương và bám dính trên các rãnh xoáy implant. Máu đông lại tạo thành mảng che đi vết thương và từ từ kết hợp với trụ. Sau khoảng 7 ngày, xương nguyên phát đã xuất hiện, sau đó là xương thứ cấp, cuối cùng là tích hợp hoàn toàn.

– Sau 3 đến 4 tháng sẽ xảy ra 2 trường hợp: 1 là implant cứng chắc có thể gắn răng giả lên, 2 là implant bị đào thải và lỏng lẻo, không kết hợp được với các mô xương. Trường hợp tự đào thải implant là do không kiêng cữ, ăn đồ cứng, cơ địa nhạy cảm hoặc do tay nghề người thực hiện còn kém.

– Nếu cấy implant tại cơ sở yếu kém, khách hàng có thể gặp phải nguy cơ sưng mủ nướu, nhiễm trùng xương ổ răng, chảy máu kéo dài, áp xe răng, rối loạn cảm giác cơ hàm… Vì vậy hãy đặt niềm tin đúng địa chỉ nha khoa an toàn và uy tín.

Cấu tạo 1 trụ implant mất răng hàm có bị hóp má không

Cấu tạo 1 trụ implant

Trên đây Giáo sư Philippe Tarot và Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm tại Paris đã giải đáp thắc mắc mất răng hàm có bị hóp má không. Tốt nhất khách hàng hãy điều trị vùng răng mất càng sớm càng không đau đớn và không bị hóp má, da chảy xệ. Gặp bác sĩ Bệnh Viện Răng Hàm Mặt thẩm mỹ Paris tại đây để được cam kết điều trị phục hình răng an toàn, có độ thẩm mỹ hoàn hảo.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ mất răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi