Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Bật mí 13 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Súc miệng nước muối, chườm lạnh, uống thuốc, dùng oxy già… là những mẹo chữa đau răng sâu vừa đơn giản vừa hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Chỉ cần áp dụng đúng cách theo hướng dẫn, cơn đau răng của bạn sẽ nhanh chóng biến mất. Thế nhưng, chúng chỉ có tác dụng tạm thời chứ không ngăn chặn được tình trạng trên một cách triệt để.

1. Mẹo chữa đau răng sâu tại nhà siêu hiệu quả

Đau nhức khi bị sâu răng là một trong những triệu chứng rất điển hình mà nhiều người đã gặp phải. 

Các cơn đau thường xuyên xuất hiện không chỉ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong ăn uống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc.

Do đó, sau đây sẽ là các mẹo chữa đau răng sâu tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng được ngay như súc miệng nước muối, uống thuốc giảm đau, uống trà bạc hà, sử dụng tinh dầu đinh hương…

1.1. Súc miệng nước muối loãng

Súc miệng hay vệ sinh răng miệng với nước muối loãng không chỉ giúp phòng ngừa sâu răng mà còn giúp xoa dịu các cơn đau nhức răng nhanh chóng.

Bởi muối có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Nhờ vậy, chúng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng, mảng bám cũng như giảm đau một cách rất an toàn và lành tính.

Cách thức hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1000ml nước đun sôi để nguội, sau đó hòa tan với 9gram muối để đạt được tỷ lệ là 0,9%. Đây là tỷ lệ chuẩn để pha nước muối súc miệng theo khuyến cáo các bác sĩ nha khoa.
  • Bước 2: Lọc nước muối để loại bỏ hết tạp chất.
  • Bước 3: Dùng nước muối loãng súc miệng trong vòng ít nhất là 30 – 60 giây, mỗi ngày 4 – 5 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Nếu như bạn đang cần tìm kiếm cách chữa đau răng sâu ở nhà cho bé hay cách chữa răng đau răng sâu cho bà bầu thì đây là một gợi ý không nên bỏ qua.

Súc miệng nước muối loãng

Súc miệng nước muối loãng

1.2. Mẹo chữa đau răng sâu tại nhà với rượu cau

Chữa sâu răng hay đau răng bằng rượu cau là một trong những mẹo dân gian vẫn thường được mọi người chia sẻ rộng rãi.

Vì quả cau có chứa rất nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm đặc hiệu. Hơn thế cau còn có vị chát tự nhiên giúp ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám trên răng, loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn sâu răng lan rộng.

Kết hợp với rượu có tính sát khuẩn cao càng giúp tối ưu hơn về mặt hiệu quả.

  • Bước 1: Chuẩn bị 20 -25 trái cau cùng với 1 lít rượu gạo. Cau mang đi rửa sạch rồi tước hết phần vỏ bên ngoài để lấy phần cùi trắng bên trong.
  • Bước 2: Lấy phần cùi trắng và hạt cau đổ vào rượu để ngâm trong vòng 1 tháng. Khi nào thấy rượu chuyển sang màu vàng cánh gián là dùng được.
  • Bước 3: Mỗi ngày lấy một ít rượu ngậm sau khi đánh răng để chữa sâu răng. Bạn cần ngậm rượu cau trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Bước 4: Súc miệng với nước ấm để loại bỏ hết rượu cau trong miệng

1.3. Chườm lạnh giảm đau răng sâu

Một mẹo giảm đau răng sâu siêu đơn giản mà bạn nên “bỏ túi” ngay cho mình chính là chườm lạnh hay chườm đá.

Theo đó, nhiệt độ thấp từ túi chườm sẽ giúp làm chậm lưu lượng máu đến vùng đang bị ảnh hưởng. Đồng thời, chúng còn có tác dụng làm tê liệt dây thần kinh tạm thời nên sẽ giúp giảm đau rất hiệu quả.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài viên đá lạnh bọc vào túi hoặc miếng vải sạch sau đó chườm ngoài má ở vị trí răng bị đau. Lưu ý, mỗi lần chườm chỉ nên kéo dài 10 – 15 phút, nghỉ với khoảng thời gian tương tự rồi mới thực hiện lần tiếp theo.

Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên má hay vị trí răng đau vì có thể dẫn đến hiện tượng bỏng lạnh.

1.4. Chữa đau răng với gừng và tỏi

Có thể bạn chưa biết, trong tỏi chứa không ít hoạt chất giúp kháng khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn. Còn trong gừng thì có nhiều chất như  tecpen, men zingibain, oleoresin đều tác dụng kháng viêm và giảm đau.

Nên khi kết hợp cả hai lại chúng ta có một phương pháp giảm đau răng sâu rất hiệu quả.

  • Bước 1: Lấy 2 – 3 tép tỏi lột vỏ sạch cùng 1 – 2 lát gừng rửa sạch sau đó giã nhuyễn cùng nhau.
  • Bước 2: Đắp hỗn hợp trên lên vị trí răng đau bị đau.
  • Bước 3: Giữ nguyên hỗn hợp trên răng trong vòng 10 – 15 phút.
  • Bước 4: Súc miệng lại với nước ấm cho sạch.
Chữa đau răng với gừng và tỏi

Chữa đau răng với gừng và tỏi

1.5. Sử dụng thuốc giảm đau răng sâu

Đây chính là cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà, đơn giản bạn chỉ cần dùng đúng loại thuốc chữa đau răng sâu thì cảm giác khó chịu sẽ rất mau biến mất.

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc giảm đau để sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa hoặc dược sĩ về tình trạng của bản thân cũng như loại thuốc, liều lượng nên dùng.

Một số loại thuốc giảm đau răng sâu phổ biến có thể kể đến như:

  • Thuốc bôi Anbesol Gel.
  • Thuốc chấm răng Dentanalgi.
  • Thuốc giảm đau Rodogyl.
  • Thuốc Acetaminophen.
  • Thuốc Dorogyne màu hồng.

1.6. Sử dụng oxy già giảm đau răng

Nước oxy già có đặc tính diệt khuẩn nên cũng giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu của các cơn đau răng sâu rất tốt.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng bạn chỉ nên sử dụng oxy già 3% để thực hiện theo cách sau.

  • Bước 1: Pha oxy già với nước sạch theo tỷ lệ 1:1.
  • Bước 2: Sử dụng hỗn hợp trên để súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ ra.
  • Bước 3: Súc miệng với nước sạch lại nhiều lần.

1.7. Sử dụng tinh dầu đinh hương

Trong tinh dầu đinh hương có chứa nhiều Eugenol, đây là một chất gây tê tự nhiên nên sẽ giúp bạn giảm đau răng sâu.

Hơn thế, tinh dầu đinh hương còn có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả.

  • Bước 1: Lấy một miếng bông gòn thấm đẫm tinh dầu đinh hương, sau đó đặt lên răng đang bị đau.
  • Bước 2: Giữ nguyên như vậy trong vòng 20 – 30 phút.
  • Bước 3: Dùng nước ấm để súc miệng lại.
Sử dụng tinh dầu đinh hương

Sử dụng tinh dầu đinh hương

1.8. Uống trà bạc hà

Các thành phần có trong lá bạc hà sẽ có công dụng gây tê tạm thời, nên hoàn toàn giúp các cơn đau răng giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà cũng được biết đến như một chất kháng khuẩn, chữa hôi miệng.

Để thực hiện thì bạn hãy ngâm là bạc hà khô với nước sôi trong khoảng 20 phút, sau đó để nguội. Bạn có thể dùng làm nước súc miệng hoặc uống trực tiếp mỗi ngày. 

Ngoài ra, một mẹo khác nữa là dùng túi trà bạc hà còn ấm để áp lên trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cảm giác khó chịu.

1.9. Cách chữa đau răng sâu bằng lá lốt

Lá lốt có chứa nhiều Bezylacetat, đây là chất có đặc tính sát khuẩn cao do đó lá lốt vẫn thường được dùng để chữa sâu răng cũng như giảm đau răng một cách an toàn, không gây kích ứng cho răng miệng.

  • Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch rồi giã cùng nước, sau đó cho thêm chút muối vào.
  • Bước 2: Lọc lấy nước cốt lá lốt, sau đó dùng súc miệng nhiều lần trong ngày. Khi ngậm nên ngậm từ  4 – 5 phút để các tinh chất được thấm sâu hơn.
  • Bước 3: Súc miệng với nước ấm để làm sạch miệng.

1.10. Bấm huyệt chữa đau răng

Trong trường hợp các cơn đau dữ dội đến đột ngột, bạn lại không có sẵn thuốc cũng như các nguyên liệu như trên thì hãy bấm huyệt để chữa đau răng.

Phần lớn các huyệt chữa đau răng nằm trên đại trường và kinh vị, do chúng đi qua vùng răng miệng, có thể kể đến như.

  • Huyệt thương dương: Nằm ngay sát ngón trỏ cách 0,2 mm so phía ngón cái. Cách bấm huyệt trị đau răng đối với huyệt thương dương sẽ là dùng ngón tay bên kia để bấm vào huyệt, không cần day. Lưu ý là đau răng bên nào thì bấm huyệt cùng bên đó.
  • Huyệt nhị gian: Nằm ở chỗ lõm trước xương bàn tay của ngón trỏ. Để giảm đau răng, bạn hãy dùng ngón tay cái của tay bên kia để bấm vào huyệt và nhằm nâng cao hiệu quả thì bạn nên vừa bấm vừa day. Chọn huyệt nhị gian cùng với bên đang bị đau răng.
Bấm huyệt chữa đau răng

Bấm huyệt chữa đau răng

1.11. Cách chữa đau răng sâu với lá trầu không

Lá trầu có chứa rất nhiều muối khoáng, kẽm, canxi… nên chúng luôn có tính kháng khuẩn mạnh giúp hỗ trợ việc điều trị sâu răng tại nhà.

Do đó, ngay cả khi bạn chỉ sử dụng mỗi lá trầu không cũng giúp xoa dịu các cơn đau nhức, cảm giác khó chịu khi bị sâu răng.

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu rồi mang đi rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Bước 2: Đun sôi lá trầu với nước sạch trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Lọc lấy nước trầu để dùng súc miệng hàng ngày.
  • Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch lần nữa.

1.12. Dùng lá ổi chữa đau răng sâu

Chữa sâu răng bằng lá ổi được nhiều người áp dụng nhất cũng như chia sẻ, vì nguyên liệu vừa quen thuộc lại vừa dễ dễ tìm.

Theo y học hiện đại, lá ổi có chứa các hoạt chất flavonoid, axit guajava lic, alpha-limonene, beta-sitosterol…. Đây đều là các chất có tác dụng giảm đau, giảm sưng do sâu răng.

  • Bước 1: Lấy 3 – 4 lá ổi non, sau đó mang đi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. 
  • Bước 2: Cho vào miệng nhai, rồi lấy phần bã đắp vào vị trí răng đang bị đau trong vòng 10 phút.
  • Bước 3: Cuối cùng nhổ bỏ bã lá ổi và súc miệng lại với nước sạch. 

1.13. Dùng tinh dầu cỏ xạ hương chữa đau răng sâu

Hoạt chất Thymol có trong tinh dầu xạ hương với đặc tính kháng nấm và khử trùng hiệu quả nên được sử dụng để chữa sâu răng cũng như giảm đau răng rất nhiều.

Để xoa dịu các cơn đau răng sâu, bạn hãy cho một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào cốc nước, rồi dùng súc miệng hàng ngày giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu lên miếng bông gòn, sau đó đặt trực tiếp vào răng bị đau và cắn lại trong vài phút.

Dùng tinh dầu cỏ xạ hương chữa đau răng sâu

Dùng tinh dầu cỏ xạ hương chữa đau răng sâu

2. Lưu ý khi điều trị sâu răng ở nhà

Tất cả các mẹo chữa đau răng sâu mà chúng tôi vừa đề cập đến ở phần trên chỉ mang tính chất tạm thời, chứ không giúp điều trị sâu răng vĩnh viễn.

Nên ngay khi sắp xếp được thời gian, công việc bạn vẫn hãy đi thăm khám bác sĩ nha khoa trực tiếp.

Mặt khác, khi các cơn đau đã xuất hiện thì cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý sâu răng đã tiến triển nặng hơn nên không thể chậm trễ trong việc điều trị.

Nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc điều trị sâu răng tại nhà thì bạn nên cân nhắc đến một số lưu ý sâu đây:

  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng hàng ngày.
  • Ưu tiên đánh răng bằng kem đánh răng chứa thành phần Fluoride.
  • Chải răng xong đừng quên súc miệng với nước muối loãng hoặc sản phẩm chuyên dụng.
  • Hạn chế những món ăn, nước uống có nhiều đường.

3. Hậu quả khi không chữa sâu răng triệt để

Sâu răng dù là nhẹ hay nặng đều không thể tự khỏi, vi khuẩn sẽ không ngừng tiếp tục phát triển và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu như không được kịp thời điều trị đúng cách và triệt để. 

Một trong những hậu quả khi không chữa sâu răng triệt để đó là áp xe răng. Đây là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Áp xe răng khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn, kéo theo cả loạt hệ lụy như sốt, sưng mặt và mất ngủ.

Một số biến chứng nếu không điều trị sâu răng từ sớm khác mà bạn phải đối mặt như: Viêm tủy răng, vỡ/mẻ thân răng, viêm nha chu, mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng máu…

Hậu quả khi không chữa sâu răng triệt để

Hậu quả khi không chữa sâu răng triệt để

4. Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn, chữa sâu răng triệt để

Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn cũng như chữa sâu răng triệt để đó là phải đến các phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra, thăm khám và đưa ra các biện pháp phù hợp.

Tùy vào từng tình trạng, mức độ sâu răng của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu.

  • Đối với tình trạng sâu răng nhẹ: Do các mô răng chưa bị tổn thương nhiều, mới có một vài chấm li ti trên bề mặt răng nên bác sĩ sẽ chỉ định tái khoáng để bù đắp lại phần men răng bị thiếu.
  • Đối với tình trạng sâu răng trong giai đoạn bệnh lý tiến triển: Bề mặt răng đã bắt đầu bị vi khuẩn phá hủy thành các lỗ. Tùy vào từng mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc sứ để ngăn chặn vi khuẩn tấn công và bảo vệ răng gốc.
  • Đối với tình trạng sâu răng nặng: Đây là giai đoạn thân răng gần như đã bị phá hủy gần hết, thậm chí còn bị viêm tủy. Nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng sâu.
Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn, chữa sâu răng triệt để

Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn, chữa sâu răng triệt để

Ắt hẳn với 13 mẹo chữa đau răng sâu được chia sẻ trên bài, đã giúp bạn có thêm thật nhiều phương pháp giảm đau răng hữu ích. Thế nhưng, để ngăn chặn các cơn đau nhức răng sâu vĩnh viễn thì bạn vẫn bắt buộc phải có sự can thiệp của các kỹ thuật nha khoa. Do đó, đừng quên tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị sâu răng.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ chữa đau răng sâu
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi