Miếng trám răng bị vỡ sau khi hàn trám răng cần xử lý như thế nào? Tại sao lại bị vỡ? Nắm được các nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh, hạn chế được tình trạng tái sâu răng do vỡ miếng trám.
Miếng trám răng được sử dụng trong trường hợp răng bị sâu, răng có lỗ hổng. Bác sĩ sẽ cho chỉ định hàn trám răng để khôi phục lại thể hình, lấp đầy lỗ hổng trên răng nhằm ngăn chặn viêm nhiễm nặng thêm. Ngoài ra bảo vệ mô răng không bị tấn công bởi vi khuẩn có hại.
Miếng trám răng có thể bị vỡ, nứt nếu bạn chăm sóc không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Rất dễ dàng để nhận biết miếng trám răng đã bị vỡ hay chưa thông qua các vết nứt trên răng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp vết nứt vỡ không thể hiện trên bề mặt răng mà mới chỉ nứt từ phía dưới, bạn sẽ khó để quan sát bằng mắt thường.
Vỡ miếng trám răng
Lúc này hãy cảm nhận thông qua các dấu hiệu sau tại vị trí trám răng:
Răng thường xuyên ê buốt
Khi thực hiện bất cứ lực tác động nào lên răng như ăn nhai, đánh răng,… sẽ bị buốt gây đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân do miếng trám vỡ làm ngà và tủy răng bị lộ ra.
Răng bị đau nhức dai dẳng
Khi không còn miếng trám răng bảo vệ, các vi khuẩn sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào lỗ hổng trên răng và phá hủy cấu trúc răng. Từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng nặng hơn, viêm tủy nghiêm trọng.
Bị áp xe
Răng bị hỏng miếng trám, nếu không được xử lý ngay sẽ làm tình trạng viêm tủy ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như bị viêm chóp răng, áp xe, sưng mủ,…
Việc nứt vỡ miếng trám răng không thể tự xử lý tại nhà, bạn cần tới nha khoa uy tín để được điều trị theo đúng quy trình và an toàn nhất.
Bị áp xe chân răng
Miếng trám răng rơi vỡ có thể bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ tại bệnh viện răng hàm mặt Paris cho biết nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rơi vỡ là do có sự va chạm cơ học khi sử dụng. Sự va chạm cơ học này có thể là:
Việc ăn các loại thức ăn quá khô cứng trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm cho miếng trám răng bị nứt vỡ và sau đó dần dần bong ra ngoài.
Các thói quen xấu khác như cắn bút, dùng răng cắn nắp bia,… cũng là tác động không tốt khiến miếng trám bị mẻ và rơi ra ngoài răng.
Chất lượng mối hàn, vật liệu hàn răng đều là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám răng. Tại Nha khoa Paris, các bác sĩ thường sử dụng Composite hoặc Amalgam là 2 loại vật liệu chính trong hàn trám răng bị vỡ. Đây đều là các loại vật liệu đạt tiêu chuẩn để sử dụng trong nha khoa.
Nếu bác sĩ thực hiện cho bạn sử dụng vật liệu hàn trám giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, có lẫn các tạp chất thì mối hàn rất dễ bị hỏng. Không chỉ vậy còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người hàn trám.
Ngoài ra, bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, kỹ thuật trám răng không tốt thì rất dễ để lại các biến chứng và chất lượng mối hàn không đảm bảo. Mặt trám không khít, không bám chắc được vào bề mặt răng làm rơi rụng nhanh chóng.
Một miếng trám chất lượng tốt có thời gian sử dụng trung bình từ 4 – 5 năm. Sau khi hết hạn sử dụng bạn không thể để nó như vậy mà cần thay mới bằng miếng trám khác.
Miếng trám khi đã sử dụng được vài năm sẽ trở nên yếu, dễ dàng bung ra ngoài. Bên cạnh đó còn có khả năng răng bị sâu trở lại. Lúc này hãy tới ngay nha khoa để trám lại hoặc thay thế bằng bọc răng sứ nhé.
Khi xảy ra tình trạng bị vỡ miếng trám răng cần phải làm gì là thắc mắc của nhiều người. Đối với trường hợp này bạn không thể tự mình xử lý tại nhà mà phải tới nha khoa để được bác sĩ điều trị nhanh chóng. Tránh cho chiếc răng bị ảnh hưởng nặng khiến việc khắc phục khó khăn hơn.
Thay lại miếng trám răng mới
Nếu miếng trám răng mới chỉ xuất hiện vài vết đen, mối hàn bị vỡ nhỏ thì việc xử lý vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Bác sĩ chỉ cần trám tiếp lên mối hàn cũ là khắc phục thành công, không cần thiết phải gỡ miếng trám cũ. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám tương đương như trước kia.
Đối với tình trạng mối hàn bị vỡ quá lớn, việc trám đè không thể khắc phục triệt để. Bác sĩ sẽ buộc phải tháo toàn bộ các phần đã trám trước đó và tiến hành trám mới lại.
Tùy tình trạng răng ở hiện tại cũng như nhu cầu của bản thân mà bác sĩ sẽ thay mới bằng loại vật liệu trám khác. Ngoài ra nếu bạn muốn thay thế phương pháp mới thì có thể xem xét tới bọc răng sứ. Đây cũng là phương pháp khắc phục tuyệt vời cho tình trạng răng sâu, sứt mẻ, đảm bảo tĩnh thẩm mỹ và ăn nhai. Phương pháp này thậm chí còn tự nhiên hơn hàn trám răng.
Như đã nói ở trên, miếng trám răng khi bị rớt vỡ cần được thay mới càng sớm càng tốt. Nếu để tình trạng này xảy ra quá lâu không khắc phục sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Vết trám răng sâu bị nứt vỡ rơi ra ngoài sẽ làm lộ phần răng sâu. Thức ăn lọt vào vết hở, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh mẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Răng càng ngày càng sâu nặng hơn, tạo mùi khó chịu khi giao tiếp.
Theo thời gian, tại ví trị răng trám sẽ ngày càng sưng đau, nhức buốt, ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống. Lúc này việc xử lý hậu quả cũng mất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian hơn.
Tại bệnh viên răng hàm mặt Paris, quy trình gỡ miếng trám răng được diễn ra như sau:
Bước 1: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng, đặc biệt ở vị trí miếng trám răng bị lỏng lẻo, nứt vỡ.
Bước 2: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để nhẹ nhàng tháo bỏ miếng trám răng cũ bị nứt ra khỏi răng
Bước 3: Khắc phục lại bằng cách trám mới hoặc bọc răng sứ tùy theo tình trạng răng của bệnh nhân và mong muốn của họ.
Quy trình tháo miếng trám răng cũ rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Bạn hoàn toàn không lo bị đau nhức, thư giãn trên ghế nha khoa chỉ khoảng 15 phút là kết thúc quy trình.
Quy trình tháo miếng trám răng
Thông thường khi tiến hành trám răng, quy trình các bước được thực hiện như sau: khám răng, vệ sinh toàn bộ khoang miệng, làm sạch hết phần sâu răng và mô bệnh. Nếu tủy bị viêm thì sẽ lấy hết phần tủy ra sau đó trám răng. Nếu bác sĩ thực hiện theo đúng quy trình này một cách cẩn thận thì tình trạng sâu răng sẽ được điều trị một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên nếu chẳng may miếng trám bị bong, răng đã xuất hiện triệu chứng sâu lại, bác sĩ sẽ bóc hết phần trám răng trước đó bằng công cụ chuyên dụng. Sau đó tiến hành làm sạch hết phần mô bệnh sâu trong răng và trám lại với độ chính xác cao nhất.
Giá trám lại răng lần 2 bằng với giá trám răng mới. Tùy theo bạn chọn vật liệu nào để trám răng mà mức giá sẽ thay đổi khác nhau. Tại bệnh viện răng hàm mặt Paris, mức giá dao động trong khoảng từ 250.000 – 5.000.000đ. Cụ thể bảng giá trám răng như sau:
Bảng giá trám răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris
Trên đây là hướng dẫn cách khắc phục khi miếng trám răng bị rơi vỡ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy liên hệ ngay với bệnh viên răng hàm mặt Paris để được hỗ trợ xử lý kịp thời ngay nhé!
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt