Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Mọc mụn ở nướu răng nguyên nhân do đâu? Cần phải làm gì?

Mọc mụn ở nướu răng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau và phổ biến nhất là áp xe nướu, nhiệt miệng, u hạt nhiễm khuẩn,… Kèm theo đó là các dấu hiệu khác nhau như mưng mủ, chảy máu, đau nhức,… Tuy không phải tất cả đều do các bệnh lý nguy hiểm gây ra, nhưng đôi khi việc không điều trị đúng cách, đúng thời điểm lại dẫn đến nhiều biến chứng.

1. Mọc mụn ở nướu răng thường đi kèm dấu hiệu gì?

Mọc mụn ở nướu răng là tình trạng thường gặp và rất dễ phát hiện khi có thể quan sát bằng mắt thường, hơn thế tình trạng đó còn đi kèm với nhiều dấu hiệu khác nhau. 

Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều sẽ có đầy đủ các dấu hiệu mà chúng tôi sẽ đề cập ngay sau đây. Bởi điều đó còn phục thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở vùng nướu răng của mỗi người.

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Xuất hiện các cơn đau nhức răng, khó chịu tại chỗ hoặc lan sang các vùng xung quanh.
  • Bị đau răng khi ăn nhai.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Nốt mụn trên nướu có dấu hiệu mưng mủ.
  • Sưng má hoặc sưng bạch huyết ở vùng cổ.
  • Bị sốt.
  • Răng bị lung lay, dịch chuyển.

Căn cứ vào các dấu hiệu đi kèm, khi thăm khám bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do đâu và từ đó tư vấn phương án điều trị tốt nhất.

Mọc mụn ở nướu răng thường đi kèm dấu hiệu gì?

Mọc mụn trên nướu răng thường đi kèm với nhiều dấu hiệu khác nhau

2. Mọc mụn ở nướu răng xảy ra do nguyên nhân nào?

Thực tế thì mọc mụn ở nướu răng chính là một triệu chứng của các bệnh lý răng miệng như áp xe nướu, u nang răng, u hạt nhiễm khuẩn,…

Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng trên, dù là ở người lớn hay trẻ em cũng không được chủ quan hay chần chừ trong việc điều trị.

2.1. Áp xe nướu

Áp xe nướu thực chất là áp xe vùng nha chu, tình trạng đó xảy ra khi có các vấn đề nghiêm trọng ở nha chu hoặc khi nướu đã dịch chuyển khỏi vị trí, không còn ôm sát chân răng nữa.

Theo đó, áp xe nướu hay áp xe răng đều hình thành các túi chứa đầy mủ do vi khuẩn tấn công và tạo thành. Và đây cũng chính là những mụn mọc ở nướu răng mà chúng ta có thể quan sát được.

Áp xe nướu

Áp xe nướu

2.2. U nang răng

U nang răng thực chất là một dạng nang biểu mô của xương hàm. Khi hình thành chúng sẽ bao bọc một phần hoặc toàn bộ thân, chân răng. Tình trạng đó thường gặp nhiều ở xương hàm trên, trường hợp không điều trị sớm còn ăn sâu vào trong xoang hàm, từ đó làm xoang hàm bị giãn rộng về mọi phía.

Bên trong của khối u sẽ chứa đầy dịch lỏng, chất mềm hoặc không khí. Nên khi ấn vào bạn sẽ cảm thấy chúng mềm chứ không phải mụn cứng.

Hầu hết, các u nang răng bị khởi phát từ một chiếc răng sâu hoặc do nguyên nhân nào đó gây viêm, nhiễm trùng ở vùng chân răng hoặc thân răng. 

2.3. U hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn có cách nhận biết rõ ràng nhất là các cục u màu đỏ, ẩm, hình tròn hoặc bầu dục, cũng có trường hợp có vỏ cứng. Mụn thường xuất hiện rải rác ở vùng niêm mạc trong khoang miệng.

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý u hạt nhiễm khuẩn. Nhưng đối với các trường hợp bị tổn thương, viêm nướu thì sẽ tăng nguy cơ mắc phải hơn.

U hạt thường phát triển nhanh, gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho răng miệng, chưa kể nếu không chăm sóc cẩn thận còn dễ bị chảy máu.

U hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn

2.4. U lồi xương hàm Torus

Mọi người thường nhầm lẫn u lồi xương hàm Torus sẽ giống với các tình trạng nổi u, nang với dịch mủ bên trong. Nhưng đây chỉ là một cách gọi quen thuộc, thực tế thì đây là tình trạng lồi xương đặc, hoàn toàn xảy ra được ở cả hai hàm với các cục mụn hình tròn, nhẵn và lành tính.

Bệnh lý trên tương đối phổ biến, do lành tính lại không gây đau nên mọi người sẽ không điều trị ngay khi có dấu hiệu. Nguyên nhân thì do phần lớn là di truyền chiếm đến 70% còn lại là ảnh hưởng từ môi trường sống.

2.5. Lở miệng, nhiệt miệng

Nếu là các mụn nhỏ, màu trắng và khi vỡ ra sẽ tạo thành vết đốm vàng hoặc xám với viền đỏ rõ ràng thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lý lở miệng, nhiệt miệng.

Các vết nhiệt miệng sau khi bị vỡ ra có thể tự lành sau một hoặc hai tuần, nhưng lại khiến bạn cảm thấy rất đau, khó chịu, nhất là khi ăn uống hoặc trò chuyện.

Lở miệng, nhiệt miệng

Lở miệng, nhiệt miệng

3. Mọc mụn ở nướu răng có thể dẫn đến biến chứng nào?

Nướu răng nổi mụn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tất nhiên có cả những bệnh lý không nguy hiểm và hoàn toàn không cần phải điều trị.

Nhưng nếu rơi vào các bệnh lý phức tạp thì việc chậm trễ trong vấn đề chữa trị sẽ dẫn đến ba biến chứng nguy hiểm là rụng răng, hoạt tử da miệng và nhiễm trùng máu. 

3.1. Rụng mất răng

Đối với các nguyên nhân do nhiễm trùng nướu, nha chu hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng thì sẽ tác động đến cả chân răng. Nhẹ thì chỉ là răng bị lung lay, dịch chuyển còn nặng là mất răng vĩnh viễn.

3.2. Hoại tử lớp da miệng

Khi vi khuẩn ở các cục mụn trên nướu tấn công ra niêm mạc miệng, hàm sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử lớp da miệng. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp, khiến người bệnh bị khó thở, tức ngực.

3.3. Nhiễm trùng máu

Đây có lẽ là biến chứng nguy hiểm nhất đối với tình trạng mọc mụn ở vùng nướu răng khi không được chữa trị đúng, kịp thời. Nhiễm trùng máu xảy ra khi vi khuẩn từ các mụn tấn công vào mạch máu. Đây là bệnh lý có không ít biến chứng phức tạp, nhất là nguy hiểm đến tính mạng con người.

Mọc mụn ở nướu răng có thể dẫn đến biến chứng nào?

Mọc mụn ở nướu răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng

4. Làm gì khi nhận thấy bị mọc mụn ở nướu răng?

Như vậy, trước những biến chứng nguy hiểm ở trên thì không một ai có thể ngó lơ khi nhận thấy mình đang bị mọc mụn trên nướu răng. Vào lúc đó bạn nên làm một số việc cần thiết như đi khám, bổ sung chất dinh dưỡng, làm sạch răng miệng hoặc thay đổi nước súc miệng lành tính hơn loại đang dùng.

Mỗi một cách nhỏ nếu được thực hiện đúng, sẽ góp phần điều trị dứt điểm tình trạng trên và hạn chế các biến chứng xảy ra.

4.1. Đi khám răng tại bệnh viện

Chúng ta không nên “ngồi đoán già, đoán non” nguyên nhân xuất hiện mụn ở nướu răng là do đâu. Thay vào đó hãy đến các bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.

Từ đó, bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân cụ thể và đưa ra phương án điều trị phù hợp, dứt điểm hoàn toàn tình trạng trên.

Đi khám răng tại bệnh viện

Đi khám răng tại bệnh viện

4.2. Bổ sung dưỡng chất

Một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cũng là cách giúp bạn chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Khi có các nốt mụn trên nướu dù không đau nhưng lại gây cảm giác khó chịu, nên mọi người thường có xu hướng ăn không ngon miệng.

Nhưng đúng ra đây lại là lúc bạn bên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng. Từ đó tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

4.3. Làm sạch răng miệng hơn

Ngay cả khi bạn bị nhiệt miệng, các mụn bị vỡ ra gây đau, rát khi ăn uống thì vẫn nên chăm chỉ vệ sinh răng miệng. Bởi các mảng bám, cặn thức ăn thừa nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng và dẫn đến nhiều biến chứng hơn.

Khi đánh răng thì đối với vùng mụn nên tránh tác động trực tiếp đến, nhất là đối với những mụn loét, mưng mủ hoặc dễ chảy máu.

Làm sạch răng miệng hơn

Làm sạch răng miệng hơn

4.4. Thay đổi nước súc miệng lành tính

Đối với trường hợp bạn đang dùng các loại nước súc miệng chuyên dụng, có chứa các hoạt chất sát khuẩn mạnh thì nên chuyển sang các sản phẩm lành tính hơn. Điển hình là nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý.

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng mọc mụn ở nướu răng. Như vậy, không phải tất cả trường hợp xuất hiện mụn ở vùng lợi đều nguy hiểm và gây ra các biến chứng phức tạp. Nhưng chúng ta không thể biết rõ được tình trạng của mình là do nguyên nhân gì. Nên việc thăm khám, điều trị ở các bệnh viện uy tín vẫn là phương án nên ưu tiên hàng đầu.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Mọc mụn ở nướu răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi