Hầu hết mọi người khi mọc răng số 8 đều sẽ gặp phải hiện tượng sốt, thân nhiệt tăng cao đột ngột. Để các triệu chứng mọc răng khôn bị sốt nhanh chóng thuyên giảm, bạn cần: đi khám răng, nghỉ ngơi, áp dụng các phương pháp hạ sốt, bồi bổ cơ thể, vệ sinh sạch sẽ và súc miệng bằng nước muối loãng.
Đa số mọi người khi mọc răng số 8 đều sẽ gặp phải hiện tượng sốt. Lý giải cho hiện tượng trên, các bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt đã chia sẻ, trong quá trình phát triển, răng khôn mọc trồi lên khỏi cung hàm.
Do đó, lớp màn chắn của niêm mạc ở trong khoang miệng sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám tấn công và gây viêm nướu ở khu vực xung quanh răng khôn kèm theo triệu chứng đau nhức, sốt.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi mọc răng khôn chỉ bị sốt nhẹ, dao động khoảng 38 độ. Đối với những người có hệ miễn dịch tốt và cơ địa khỏe mạnh thì có thể sẽ không gặp phải tình trạng sốt trong quá trình mọc răng số 8.
Hầu hết mọi người mọc răng số 8 đều bị sốt
Thông thường, những cơn sốt do mọc răng khôn sẽ hoàn toàn chấm dứt khi răng đã mọc hoàn chỉnh. Tuy nhiên, so với những chiếc răng khác ở trên cung hàm, quá trình mọc răng số 8 luôn kéo dài hơn rất nhiều. Thời gian để một chiếc răng khôn phát triển hoàn thiện lên đến vài năm, mỗi lần răng chỉ nhú một chút. Khoảng cách giữa các đợt nhú của răng khôn có thể là một vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Mỗi lần răng nhú, nướu sẽ bị tác động, gây viêm, sưng tấy và sốt. Tùy vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người, cơn sốt sẽ kết thúc sau khoảng một hoặc vài ngày.
Nếu cung hàm đủ rộng cho răng mọc thẳng và đúng vị trí thì tình trạng sốt thường chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 4 đợt nhú răng đầu tiên. Ngược lại, đối với trường hợp răng mọc lệch lệch, mọc ngầm và lợi trùm, hiện tượng sốt sẽ nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn. Không chỉ vậy, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng chân răng số 7, viêm nướu trùm, áp xe, cứng hàm…
Quá trình mọc răng khôn kéo dài
Để tình trạng sốt do mọc răng số 8 nhanh chóng thuyên giảm, bạn cần: đến bệnh viện khám răng, nghỉ ngơi, áp dụng các cách hạ sốt, bồi bổ cơ thể, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng bằng nước muối loãng.
Khi mọc răng số 8 và gặp phải triệu chứng sốt, thân nhiệt tăng cao đột ngột, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện hoặc cơ sở uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang để xác định chính xác thế mọc của răng. Thông qua kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời để giảm tình trạng sốt và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do răng khôn mọc sai lệch như: sưng đau kéo dài, ảnh hưởng dây thần kinh…
Để giảm bớt tình trạng mệt mỏi và khó chịu do bị sốt, bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế vận động mạnh hoặc làm những việc nặng nhọc. Bởi khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ tự sản sinh ra nhiều bạch cầu, giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy, cơn sốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần áp dụng những biện pháp hạ sốt như: mặc quần áo thoáng mát, đắp khăn ấm lên trán… Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thân nhiệt từ 38,5 độ trở lên. Ngoài ra, trước khi uống thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Chườm trán là phương pháp hạ sốt hiệu quả
Khi mọc răng số 8 bị sốt, bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để bồi bổ và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, đặc biệt là vị trí mọc răng khôn là việc làm cần thiết giúp làm giảm tình trạng sốt. Răng miệng được vệ sinh đúng cách sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và làm tổn thương tới nướu quanh khu vực mọc răng.
Mỗi ngày, bạn cần chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám và cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.
Tăm nước giúp làm sạch cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng
Với đặc tính sát khuẩn cao, nước muối có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng. Hàng ngày, bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng đều đặn khoảng 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
Nước muối có thể mua tại bất kỳ cửa hiệu thuốc tây nào hoặc tự pha chế tại nhà. Tuy nhiên, bạn không nên pha quá mặn bởi niêm mạc họng sẽ dễ bị tổn thương.
Những loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng đối với trường hợp mọc răng số 8 bị sốt gồm có: Spiramycin, Ibuprofen và Paracetamol.
Trong quá trình mọc răng khôn, nếu như gặp phải triệu chứng sốt kèm theo đau nhức răng, bạn có thể uống thuốc Spiramycin. Đây là loại thuốc kháng sinh có công dụng diệt khuẩn và ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Mỗi ngày, bạn có thể uống 6 viên, chia đều làm 3 lần uống.
Tuy nhiên, thuốc kháng sinh Spiramycin có những tác dụng phụ như: khó tiêu, mệt mỏi, buồn nôn…
Ibuprofen là loại thuốc có công dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm đau và hạ sốt nên cũng được sử dụng trong trường hợp mọc răng số 8 bị sốt. Mỗi lần bạn uống 1 viên, ngày sử dụng khoản 3 – 4 lần. Liều lượng thuốc tối đa được bác sĩ khuyến cáo sử dụng là 6 – 8 viên/ngày.
Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc để đạt được hiệu quả đúng như mong muốn và tránh những tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, viêm dạ dày, tăng huyết áp…
Ibuprofen là loại thuốc được sử dụng khi mọc răng khôn bị sốt
Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng khá phổ biến. Để giảm sốt và đau nhức răng nhanh chóng, bạn nên uống 1 – 2 viên/lần. Mỗi lần uống thuốc cần cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau Paracetamol có thể gây nên những tác dụng phụ như sưng lưỡi, phát ban, nổi mẩn da…
Mọc răng khôn bị sốt là tình trạng mà hầu hết mọi người đều sẽ gặp phải. Tuy nhiên, nếu như sốt đi kèm với các triệu chứng khác như đau nhức dữ dội, hơi thở có mùi hôi… bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có phương án xử lý tối ưu.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt