Nhiệt miệng có gây sốt không? Thông thường, bệnh nhiệt miệng không gây sốt ở người lớn. Tuy nhiên, chăm sóc sai cách khiến loét miệng chuyển nặng thì hiện tượng sốt hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với trẻ em, hầu hết các trường hợp nhiệt miệng đều bị sốt do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện.
Nhiệt miệng là một bệnh lý viêm nhiễm khá phổ biến liên quan đến răng miệng, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh loét miệng thường có những triệu chứng như sau:
Nhìn chung, nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, những cơn đau nhức liên tục sẽ khiến cho quá trình ăn uống bị cản trở và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.
Nhiệt miệng là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến
Theo chia sẻ của các bác sĩ đầu ngành, bệnh lý nhiệt miệng có thể khiến cho trẻ em bị sốt do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Khi gặp phải tình trạng loét miệng, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công khiến cho trẻ sốt nóng, mệt mỏi, biếng ăn và thường xuyên quấy khóc.
Nếu bé chỉ bị hâm hấp sốt, thân nhiệt không quá cao, lau người bằng khăn ấm, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát là cách hiệu quả để giảm bớt thân nhiệt. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ trở lên.
Trẻ em bị nhiệt miệng có gây sốt không?
Đối với người lớn, thông thường, bệnh nhiệt miệng không gây sốt hay nổi hạch ở các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, nếu như loét miệng bắt đầu có dấu hiệu trở nặng, chuyển thành bệnh cấp tính thì vẫn sẽ có trường hợp bị sốt.
Đặc biệt, răng miệng không được chăm sóc đúng cách khiến cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và lây lan ra những khu vực khác. Khi đó, vết loét sẽ dễ bị nhiễm trùng và bạn phải đối mặt tới tình trạng sốt cao trên 39 độ, thân nhiệt thay đổi đột ngột.
Giới y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý nhiệt miệng. Các bác sĩ chỉ có thể xác định bệnh có liên quan đến những yếu tố như: môi trường, chế độ dinh dưỡng không khoa học, độc tố, ký sinh trùng, nhiễm khuẩn răng miệng, rối loạn nội tiết tố…
Bên cạnh đó, loét miệng còn do các tác nhân làm tổn thương tới mô nướu trong khoang miệng như đánh răng quá mạnh, tai nạn, vô tình cắn vào má trong quá trình ăn uống… Từ đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vùng bị tổn thương và gây viêm nhiễm.
Để bệnh lý nhiệt miệng nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau: súc miệng bằng nước muối, không ăn đồ chua, cay, uống nước bột sắn, ăn chè đỗ đen và bôi trực tiếp mật ong lên vị trí nhiệt miệng.
Muối có đặc tính kháng khuẩn cao nên có khả năng điều trị nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các cửa hiệu thuốc hoặc pha chế nước muối tại nhà theo tỉ lệ 9:1 (9g muối tinh khiết hòa tan với 1 lít nước). Sau đó, bạn sử dụng nước muối để súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Chỉ sau khoảng một vài ngày, bạn sẽ thấy tình trạng loét miệng được giảm bớt đi đáng kể. Tuy nhiên, trong trường hợp tự pha nước muối tại nhà, bạn không nên pha quá mặn bởi có thể gây tổn thương tới niêm mạc họng.
Súc miệng nước muối trị nhiệt miệng
Khi gặp phải bệnh lý nhiệt miệng, bạn nên loại bỏ những thực phẩm chua, cay ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Bởi chúng có thể gây kích ứng, khiến cho những vết loét bị mưng mủ và dễ chuyển thành bệnh mãn tính.
Nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát hiệu quả, bột sẵn là phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng được rất nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần lấy khoảng 10 – 15g bột sắn dây pha với nước đun sôi. Để vết loét miệng nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên uống nước bột sắn 2 lần/ngày.
Tuy nhiên, khi pha nước bột sắn, bạn không nên cho thêm đường bởi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng, khiến vết loét lâu lành. Đối với trẻ em, bạn cần nấu chín bột sắn dây, không nên pha nước uống bởi trẻ dễ gặp phải bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa
Bột săn có khả năng thanh nhiệt
Đỗ đen là một loại đậu tình bình nên có khả năng thanh nhiệt cực kỳ tốt. Khi sử dụng đỗ đen để nấu chè, thay vì dùng đường, bạn nên cho thêm vài hạt muối để giúp vết loét miệng nhanh lành và cân bằng điện giải cho cơ thể.
Bên cạnh 4 cách mà chúng tôi đề cập đến ở phần trên, sử dụng mật ong cũng là một phương pháp trị bệnh lý nhiệt miệng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Trước tiên, bạn cần lựa chọn loại mật ong hữu cơ và chưa qua chế biến. Sau khi súc miệng với nước ấm, bạn lấy mật ong bôi trực tiếp lên vết loét miệng và để nguyên trong khoảng 3 – 4 phút.
Ngay sau lần thực hiện đầu tiên, tình trạng đau nhức do nhiệt miệng đã có sự cải thiện. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên bôi mật ong lên vết loét khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Mật ong chữa nhiệt miệng hiệu quả
Để phòng tránh bệnh lý nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “nhiệt miệng có gây sốt không?” mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mặc dù bệnh không nguy hại tới sức khỏe, tuy nhiên, bạn vẫn nên có biện pháp chữa trị phù hợp để tránh tình trạng bệnh chuyển thành viêm mãn tính, tồn tại dai dẳng và tái phát nhiều lần.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt