Răng cấm chỉ mọc duy nhất 1 lần nên khi răng bị mất đi sẽ không thể mọc lại. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, bạn buộc phải trồng răng giả bằng 3 phương pháp sau: cấy ghép răng Implant, làm cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nhổ răng cấm có mọc lại không ở trong bài viết dưới đây.
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, đối với cả trẻ em và người trưởng thành, răng cấm (răng cối lớn) bị mất đi sẽ không thể mọc lại. Bởi theo quy luật tự nhiên, răng cấm chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời vào giai đoạn từ 6 – 7 tuổi. Răng cối lớn không trải qua quá trình thay răng sữa như những răng còn lại trên cung hàm.
Chính vì vậy, một khi nhổ răng cấm vì bất kỳ lý do gì thì răng mới cũng sẽ không tự mọc lên để thay thế. Khi đó, bạn buộc phải áp dụng các phương pháp trồng răng giả thay thế để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.
Nhổ răng cấm có mọc lại không
Thông thường, bác sĩ luôn ưu tiên các phương án bảo tồn răng thật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng thật để tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng:
Sau khi nhổ bỏ răng cấm, bạn nên áp dụng một trong ba phương pháp sau để phục hình răng: cấy ghép Implant, bắc cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Căn cứ theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp trồng răng giả tối ưu.
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tối ưu dành cho những người bị mất răng cấm. Các bác sĩ sẽ cấy ghép trực tiếp trụ Implant vào bên trong xương hàm tại vị trí mất răng.
Trụ Implant được làm từ chất liệu titanium cao cấp, an toàn và có khả năng tương thích cao với cơ thể. Sau khi trụ răng đã liên kết chặt chẽ với các mô trong xương hàm, các bác sĩ sẽ gắn mão sứ cố định lên trên.
Trụ Implant được cắm chắc vào trong xương hàm với mục đích thay thế cho chân răng thật. Nhờ vậy, lực nhai được duy trì đều đặn và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương xảy ra. Đây là điều mà cả hai phương pháp bắc cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp đều không thể làm được.
Phương pháp cấy ghép răng Implant giúp khôi phục khả năng ăn nhai lên tới 99%. Sau khi phục hình răng, bạn có thể thoải mái ăn những món mình yêu thích mà không cần lo lắng tới tình trạng răng giả bị sứt, mẻ.
Trung bình, một trụ răng Implant sẽ có tuổi thọ dao động trong khoảng 20 – 25 năm. Đặc biệt, nếu như được chăm sóc đúng cách, trụ còn có thể tồn tại vĩnh viễn mà không gây tác động xấu tới xương hàm.
Tuy nhiên, thời gian để hoàn tất quá trình trồng răng giả Implant khá dài. Bởi trụ răng cần khoảng vài tháng mới có thể tích hợp hoàn toàn với xương hàm. Do đó, phương pháp trên không thực sự phù hợp với những người đang có nhu cầu phục hình răng gấp hoặc công việc quá bận rộn.
Phương pháp cấy ghép răng Implant
Bắc cầu răng sứ cũng là một phương pháp phục hình răng cấm được nhiều người lựa chọn. Các bác sĩ sẽ mài bớt hai răng ở vị trí bên cạnh răng bị mất để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ bên trên.
Tuy nhiên, phương pháp làm cầu răng sứ thường chỉ được áp dụng khi mất răng cấm 6. Bởi đối với trường hợp mất răng cấm 7, răng số 8 là răng khôn nên không đủ điều kiện để làm trụ.
Điểm nổi bật của kỹ thuật bắc cầu răng sứ là thời gian thực hiện nhanh chóng. Chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày, bạn đã có được hàm răng đầy đủ với khả năng ăn nhai được khôi phục lên tới 70%.
Nhưng sau một thời gian sử dụng, trụ cầu sẽ dần bị xuống cấp. Tới thời điểm trụ không còn đủ khả năng chịu lực, bạn buộc phải thay thế trụ cầu mới để đảm bảo chức năng ăn nhai.
Không chỉ vậy, do không thay thế được chân răng thật nên tình trạng tiêu xương hàm vẫn sẽ xảy ra. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng da nhăn nheo, hóp má và làm gương mặt trông già hơn so với tuổi thật.
Phương pháp làm cầu răng sứ
Hàm tháo lắp là phương pháp truyền thống, thường được bác sĩ tư vấn đối với người không đủ sức khỏe hoặc kinh tế để trồng răng Implant hoặc làm cầu răng sứ. Thông thường, một hàm giả sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là khung hàm và răng giả.
Trong cả 3 kỹ thuật phục hình răng, hàm giả tháo lắp có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, việc phải tháo hàm giả ra để vệ sinh mỗi ngày sẽ gây nên nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, hàm giả tháo lắp chỉ khôi phục được khả năng ăn nhai ở mức độ tương đối. Trong khi đó, răng cấm lại đóng vai trò chủ chốt trong quá trình ăn nhai. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng hàm giả bị bung, tuột.
Phục hình răng bằng hàm giả tháo lắp
Trong trường hợp mất răng cấm lâu năm, không trồng răng giả thay thế, bạn sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:
Mất răng gián tiếp gây nên bệnh lý về dạ dày
Mong rằng những thông tin ở trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề “nhổ răng cấm có mọc lại không”. Răng cấm là nhóm răng giữ vai trò quan trọng trên cung hàm. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp phục hình để đảm bảo chức năng ăn nhai.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt