Theo nhận định của bác sĩ Ngô Quang Tín – Bệnh Viện Paris, nhổ răng cửa sẽ ảnh hưởng xấu tới tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Thậm chí, xương hàm sẽ dần bị tiêu biến và gây nên tình trạng tụt nướu, xô lệch răng. Do đó, các bác sĩ thường ưu tiên các phương pháp bảo tồn răng thật. Răng cửa chỉ phải nhổ bỏ nếu như bị vỡ lớn hoặc mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy… nghiêm trọng. Những thông tin liên quan đến vấn đề nhổ răng cửa có ảnh hưởng gì không sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Khi nhổ răng cửa, tính thẩm mỹ của hàm răng và chức năng ăn nhai chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, sau một thời gian, bạn sẽ gặp phải tình trạng tiêu xương hàm, răng xô lệch và tụt nướu. Đây chính là lý do các bác sĩ luôn tư vấn nên trồng răng càng sớm càng tốt sau khi nhổ răng.
Răng cửa là nhóm răng đại diện cho vẻ đẹp của toàn bộ hàm răng. Khi răng cửa bị nhổ bỏ, trên cung hàm sẽ xuất hiện một khoảng trống khá lớn. Khoảng trống đó rất dễ bị lộ ra bên ngoài khi cười hoặc nói chuyện.
Chính vì vậy, việc nhổ răng cửa chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng. Hàm răng bị khiếm khuyết là nguyên nhân khiến cho nhiều người trở nên tự ti, e dè khi giao tiếp với mọi người xung quanh và đánh mất cơ hội để thăng tiến trong công việc.
Nhổ răng cửa có ảnh hưởng gì không
Răng cửa đảm nhận nhiệm vụ cắn và chia nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Nhờ vậy, quá trình ăn nhai có thể diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Do đó, không chỉ tính thẩm mỹ của hàm răng, việc nhổ bỏ răng cửa cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng ăn nhai.
Khi bị mất răng cửa, các răng còn lại trên cung hàm sẽ phải hoạt động nhiều hơn để có thể nghiền nát thức ăn. Sau một thời gian, những chiếc răng đó dần suy yếu và khả năng ăn nhai cũng bị giảm đi đáng kể. Thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đi xuống hệ tiêu hóa sẽ gây nên các bệnh lý về dạ dày và đường ruột.
Mất răng cửa là nguyên nhân gián tiếp gây các bệnh lý về dạ dày
Chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng, xương hàm sẽ bắt đầu có dấu hiệu bị tiêu biến. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra từ từ và rất khó có thể nhận biết được bằng mắt thường. Thời gian mất răng càng lâu thì tỷ lệ tiêu xương hàm càng lớn. Sau 6 tháng đầu tiên, khoảng 25% xương hàm đã bị tiêu hoàn toàn.
Mặc dù tình trạng tiêu xương chủ yếu chỉ diễn ra ở vị trí răng cửa bị mất nhưng cũng có tác động không nhỏ tới những chiếc răng khác trên cung hàm. Các răng ở vị trí liền kề răng bị mất sẽ có xu hướng di chuyển tới khoảng trống. Nếu không xử lý kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
Thậm chí, tiêu xương hàm còn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mất xương nâng đỡ mô nướu và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những bệnh lý về răng nguy hiểm như viêm tủy, viêm nha chu…
Răng vĩnh viễn khi đã bị nhổ đi thì sẽ không thể khôi phục lại như lúc ban đầu. Đây chính là lý do các bác sĩ luôn ưu tiên các phương pháp bảo tồn răng thật. Răng cửa chỉ bắt buộc phải nhổ bỏ nếu như rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:
Răng cửa bị vỡ quá lớn cần nhổ bỏ
Nhổ răng cửa chỉ là một thủ thuật nhỏ trong nha khoa. Tuy nhiên, muốn quá trình nhổ răng nhanh chóng và an toàn, bạn cần chọn cơ sở răng hàm mặt chuyên nghiệp, khai báo tình hình sức khỏe với bác sĩ, giữ tâm lý thoải mái…
Ngoài ra, sau khi nhổ răng, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Có như vậy, vết thương mới mau chóng lành lại và ngăn chặn được tối đa những những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Để quá trình nhổ răng cửa diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, trước khi nhổ răng, bạn cần chú ý đến một vài vấn đề sau:
Thành công của ca nhổ răng cửa không chỉ quyết định bởi tay nghề bác sĩ mà còn ở chế độ chăm sóc răng miệng. Sau khi nhổ răng, để vết thương mau chóng lành lại, bạn nên:
Hóa quả giúp vết nhổ răng mau hồi phục
Hiện 3 cách trồng răng cửa đang được áp dụng nhiều nhất là làm răng tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant. Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng cửa được các bác sĩ nha khoa đánh giá cao nhất về độ hiệu quả.
Một răng Implant sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là trụ Implant, khớp nối Abutment và răng sứ. Trụ răng Implant sẽ được cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm tại vị trí răng cửa bị mất. Sau khi trụ răng đã liên kết chặt chẽ với các mô trong xương hàm, bác sĩ sẽ gắn răng sứ trực tiếp lên trên trụ thông qua khớp nối Abutment.
Răng sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc trắng sáng tự nhiên nên có tính thẩm mỹ cao. Thậm chí, những loại răng toàn sứ cao cấp như Lava, Cercon, Bio… còn có đường vân giống với răng thật tới 99%.
Đặc biệt, chức răng ăn nhai sau khi trồng răng Implant có thể khôi phục tới 99%. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái ăn những món mình yêu thích mà không lo tới tình trạng răng bị sứt, mẻ.
Chưa hết, trụ răng được cắm trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Nhờ vậy, răng Implant hoàn toàn có thể duy trì lực tác động tới xương hàm trong quá trình ăn nhai và giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hiệu quả. Đây là điều mà cả hai phương pháp trồng răng cửa còn lại đều không thể làm được.
Trồng răng cửa bằng phương pháp cấy ghép Implant
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết câu hỏi nhổ răng cửa ảnh hưởng gì không cùng nhiều vấn đề khác liên quan. Để khôi phục tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, bạn nên nhanh chóng trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt