Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không? 6 tác hại thường gặp

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không? Việc nhổ răng hàm nhưng lại không trồng lại sẽ gây ra rất nhiều tác hại như tiêu xương, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, lão hóa sớm,… Vì vậy, việc trồng răng lại là điều cần thực hiện, nhất là đối với răng số 6 và 7.

1. Răng hàm gồm những loại răng nào?

Khác với những nhóm răng cửa hay răng nanh, răng hàm được chia thành hai nhóm riêng biệt với tổng cộng là 16 chiếc bắt đầu từ răng số 4 cho đến răng số 8.

+ Đối với nhóm răng hàm nhỏ: Còn được gọi là răng cối nhỏ, gồm răng số 4 và răng số 5 với mũ răng là hình lập phương, trên mặt răng có hai đỉnh đều và nhọn, mặt cắn phẳng. Răng hàm nhỏ nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn, với chức năng chính là xé và nghiền thức ăn.

+ Đối với nhóm răng hàm lớn: Tương tự như trên, chúng còn có tên gọi khác là răng cối lớn, gồm răng số 6, 7 và 8. Đây là những chiếc răng chiếm nhiều diện tích nhất trên cung hàm, răng to với hình dáng phức tạp. Nhiệm vụ của chúng là nghiền và nhai thức ăn kỹ lưỡng trước khi đưa xuống dạ dày.

Trong đó, răng hàm số 8 sẽ là răng mọc cuối cùng và không phải lúc nào chúng cũng sẽ mọc thẳng, đúng vị trí.

Răng hàm gồm những loại răng nào?

Răng hàm gồm những loại răng nào?

2. Những tác hại thường gặp khi nhổ răng hàm không trồng lại

Nhổ răng hàm nếu không trồng lại sẽ gây ra không ít tác hại như giảm thẩm mỹ, lão hóa sớm, tiêu xương hàm,… Nên đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích mọi người sau khi đã nhổ hoặc bị mất răng hàm thì nên phục hình răng càng sớm càng tốt.

2.1. Thẩm mỹ răng giảm

Dù chức năng chính của nhóm răng hàm là cắn, nghiền và nhai thức ăn, nhưng việc bị thiếu đi một chiếc răng bất kỳ nào đó trên cung hàm. Nhất là đối những vị trí bị lộ ra khi cười, nói chuyện thì chắc chắn đều khiến thẩm mỹ chung bị ảnh hưởng.

Điều đó thường xảy ra đối với răng số 4 và số 5, vì các răng hàm lớn nằm ở phía trong nên sẽ không bị lộ ra bên ngoài. Như vậy, chỉ cần một chiếc răng hàm số 4 hoặc 5 thì đều khiến chúng ta cảm thấy thiếu tự tin hơn trong giao tiếp.

2.2. Xương hàm tiêu biến

Xương hàm chỉ phát triển khi có tác động từ lực ăn nhai ở phía trên, nhưng khi răng hàm bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc lực tác động không còn. Theo thời gian, vùng xương hàm bên dưới sẽ dần bị tiêu biến đi.

Mất nhiều răng hàm và thời gian mất răng càng kéo dài thì đồng nghĩa với việc số lượng, mật độ và chất lượng xương hàm càng thoái hóa. 

2.3. Lão hóa sớm

Khi mật độ xương ổ răng bị sụt giảm thì khả năng nâng đỡ các mô mềm bên trên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Lâu ngày sẽ gây ra tình trạng tụt lợi, má bị hóp vào và da bị chảy xệ. 

2.4. Giảm hiệu quả ăn nhai

Đây là nhóm răng đảm nhận chức năng ăn nhai chính trên cung hàm. Vì vậy khi bị mất răng hàm lâu ngày thì tác hại mà chúng ta nhận thấy rõ nhất chính khả năng ăn nhai bị giảm rõ rệt. Việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là đối với những món cứng, dai.

2.5. Làm răng khác xô lệch

Răng hàm bị mất đi sẽ tạo ra một khoảng trống lớn cùng với tình trạng tiêu xương sẽ khiến các răng bên cạnh dịch chuyển, xô lịch. Riêng răng đối diện còn bị mất đi lực nâng đỡ lâu ngày dần phát triển lên và thòng xuống quá mức vào khoảng trống của răng hàm đã mất.

Tình trạng trên sẽ nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến khớp cắn bị lệch và còn gây ra các vấn đề liên quan đến khớp thái dương.

2.6. Tăng khả năng gặp bệnh lý

Khoảng trống được tạo ra sau khi nhổ răng hàm chính là điều kiện thuận lợi cho mảng bám, cặn thức ăn thừa bị mắc lại nhiều hơn. Nếu như quá trình vệ sinh không sạch sẽ thì dần dần vi khuẩn gây hại sẽ tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng khác nhau, điển hình là viêm lợi.

Hơn thế, khi răng bị xô lệch thì việc vệ sinh bao giờ cũng khó khăn hơn, thậm chí gần như chúng ta không thể làm sạch kỹ toàn bộ bề mặt răng. Nên lâu dần khi các mảng bám tích tụ nhiều bị vôi hóa thành cao răng cũng làm tăng khả năng gặp các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu,…

Những tác hại thường gặp khi nhổ răng hàm không trồng lại

Những tác hại thường gặp khi nhổ răng hàm không trồng lại

3. Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng cối lớn?

Đối với nhóm răng cối lớn thì việc không trồng lại sau khi đã nhổ đi sẽ bao gồm tất cả những tác hại như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng thì sẽ lớn hơn rất nhiều so với răng số 4 và răng số 5.

Đặc biệt khi xét đến chức năng ăn nhai thì các bạn sẽ thấy rõ tác hại khi bị mất răng hàm lớn lâu ngày. Chưa kể, răng số 6 và răng số 7 còn được coi là điểm tựa cho các răng khác phát triển, giúp định hình khớp cắn.

Vì vậy, sau khi nhổ răng cối lớn thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian cũng như phương pháp trồng răng giả thích hợp với tình trạng của mình nhất. Không nên chần chừ trong vấn đề phục hình răng khi có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra như vậy.

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng cối lớn?

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng cối lớn?

4. Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng cối nhỏ?

Dù là nhóm răng cối nhỏ thì các tác hại về mặt thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, bệnh lý răng miệng,… cũng sẽ không thay đổi nếu như bạn đã nhổ răng đi mà không trồng lại ngay.

Tuy nhiên, khác với các răng cối lớn thì ở trường hợp trên chúng ta có thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng. Bằng các khí cụ chỉnh nha, bác sĩ sẽ giúp kéo lấp đầy các khoảng trống trên cung hàm mà không cần đến các răng giả.

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng cối nhỏ?

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng cối nhỏ?

5. Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng khôn?

Riêng đối với răng khôn hay chính là răng hàm số 8 thì lại là một trường hợp đặc biệt. Ngay cả khi răng bị mất mà bạn không trồng lại cũng sẽ không sao cả, gần như không có bất kỳ một tác hại nào xảy ra.

Bởi răng số 8 là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, nên khi nhổ đi cũng không làm ảnh hưởng răng số 7 và các răng cũng không có xu hướng chuyển dịch.

Còn biến chứng tiêu xương hàm cũng xảy ra rất ít vì là răng cuối cùng nên khi nhổ răng số 8 đi thì các mô nướu sẽ tự động lấp đầy.

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng khôn?

Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không với răng khôn?

6. Những cách trồng răng hàm cùng ưu nhược điểm

Việc tìm kiếm một phương pháp làm răng giả phù hợp, đảm bảo sau khi đã nhổ răng hàm đi là điều rất cần thiết. Hiện đang có ba phương pháp thực hiện phổ biến là hàm tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

Mỗi một phương pháp trên sẽ có từng ưu, nhược điểm khác nhau và đây là những điều mà bạn cần biết khi đưa ra quyết định nên trồng răng theo phương pháp nào mới là tốt nhất.

6.1. Răng tháo lắp

Đây là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu phù hợp với nhiều trường hợp mất răng khác nhau. Theo đó, các răng giả sẽ được cố định trên một nền hàm bằng nhựa hoặc hợp kim. Từ đó, trong quá trình sử dụng có thể dễ dàng tháo ra, lắp vào để thuận tiện hơn trong quá trình ăn uống và vệ sinh của mình.

+ Ưu điểm của răng tháo lắp:

  • Quá trình thực hiện dễ dàng.
  • Không xâm lấn, tác động mạnh vào nướu, răng.
  • Chi phí rẻ
  • Người dùng tự tháo lắp được

+ Nhược điểm của răng tháo lắp:

  • Răng giả dễ bị tuột, rơi
  • Sức nhai yếu hơn hai phương pháp còn lại
  • Dễ bị teo nướu, lộ chân răng
  • Không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương
  • Tuổi thọ sử dụng ngắn, chỉ khoảng 3 – 5 năm

6.2. Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp làm răng hàm cố định, nhằm thay thế cho một hay vài răng bị mất liền nhau. Một cầu răng sứ sẽ gồm nhiều răng dính liền với nhau và đặt trên hai trụ răng chắc chắn. Như vậy, điều kiện cần đảm bảo là các răng bên cạnh răng hàm đã nhổ phải khỏe mạnh để mài thành trụ.

Với cách trên thì hai trụ răng (có có thể là một trụ đối với kỹ thuật cánh dán) sẽ đảm nhận mọi trọng lượng từ mão sứ, tác động bên trên bề mặt. Nên về lâu dần, những chiếc răng làm trụ đó cũng dần trở nên yếu đi. Đây cũng là điều khiến nhiều người phải lo lắng.

+ Ưu điểm của cầu răng sứ:

  • Phục hồi chức năng ăn nhai khoảng 70% 
  • Tính thẩm mỹ cao
  • An toàn với sức khỏe răng miệng

+ Nhược điểm cầu răng sứ:

  • Phải mài răng bên cạnh để làm trụ
  • Rất khó để phục hình đối với răng hàm trong cùng
  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương
  • Chi phí không hề rẻ
  • Độ bền của cầu răng sứ không cao, chỉ ở mức trung bình

6.3. Trồng Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp làm răng hàm được áp dụng công nghệ hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại. Một chiếc răng Implant sẽ có cấu tạo tương đương với răng gốc với ba bộ phận là chân trụ, khớp liên kết Abutment và mão răng sứ.

Đồng thời đây cũng là một kỹ thuật trồng răng hàm cố định đang được đông đảo khách hàng lựa chọn. Trụ Implant sẽ được cấy trực tiếp xuống xương ổ răng ở vị trí răng hàm bị mất. Sau khi trụ và các mô xung quanh tương thích hoàn toàn thì bác sĩ sẽ tiếp tục lắp mão sứ ở phía trên.

+ Ưu điểm của trồng Implant:

  • Độ thẩm mỹ gần như hoàn hảo
  • Chức năng ăn nhai tương đương răng gốc
  • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương
  • Áp dụng cho mọi trường hợp, mọi vị trí mất răng
  • Độ bền cao, nếu biết cách chăm sóc có thể dùng vĩnh viễn
  • Hạn chế các bệnh lý răng miệng

+ Nhược điểm của trồng Implant: 

  • Chi phí trồng răng cao
  • Thời gian thực hiện kéo dài
  • Không phải ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện

Dựa vào những mặt ưu, nhược điểm của từng phương pháp trồng răng hàm trên, bạn vẫn nên tham khảo cả ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị. Vì không có một phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối, với bạn có thể trồng Implant là tốt nhất nhưng chưa chắc với người khác đã là vậy.

Những cách trồng răng hàm cùng ưu nhược điểm

Những cách trồng răng hàm cùng ưu nhược điểm

Như vậy, “Nhổ răng hàm không trồng lại có sao không?” đã được chúng tôi giải đáp đầy đủ ở trên. Các tác hại của biệt mất răng hàm lâu năm luôn là điều rõ ràng và không một ai có thể làm ngơ được. Tuy nhiên, đối với từng răng hàm thì ngoài cách trồng răng giả thì chúng ta vẫn có thể thay đổi bằng phương pháp khác để ngăn chặn các tác hại đó. Đặc biệt, đối với răng số 8 thì gần như việc trồng răng lại là điều không cần thiết.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Nhổ răng hàm
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi