Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không? – 4 tips giảm đau

Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không? Nhổ răng sữa chưa lung lay tại nhà chắc chắn đau. Bé nhổ răng sữa bị đau nên chườm đá, ăn đồ dễ nhai, ngậm chặt bông gòn và uống thuốc giảm đau. Nhổ răng sữa chưa lung lay sớm khiến bé giảm khả năng ăn, phát âm khó khăn. Vì thế không nên nhổ răng sữa chưa lung lay, trừ trường hợp răng bị sâu không giữ được hoặc răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc. Trong thời kỳ thay răng, bạn cần hướng dẫn bé vệ sinh răng đúng cách, khám nha thường xuyên và ăn thức ăn chứa canxi, magie, vitamin C và D.

1. Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không

Sau khi nhổ bỏ răng sữa chưa lung lay, hiện tượng đau nhức, khó chịu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, so với tự nhổ răng tại nhà, mức độ đau khi thực hiện tại bệnh viện uy tín sẽ giảm xuống mức thấp hơn rất nhiều.

1.1. Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không tại bệnh viện răng hàm mặt

Tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng sữa là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt với trường hợp răng chưa bị lung lay. Tuy nhiên, khi thực hiện tại bệnh viện răng hàm mặt uy tín, mức độ đau sẽ được giảm bớt đi đáng kể.

Tại đây, các bác sĩ đều là những người có chuyên môn và tay nghề cao. Trước khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng để có phương án thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của những công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, quá trình nhổ răng sẽ diễn ra nhanh chóng và hạn chế tối đa sự xâm lấn tới các mô mềm xung quanh.

Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không?

Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không?

1.2. Tự nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không tại nhà

Việc nhổ răng sữa chưa lung lay tại nhà thường khiến cho trẻ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Không ít cha mẹ nghĩ rằng, nhổ răng sữa đơn giản nên có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, quan điểm trên chỉ đúng khi răng sữa đã bị lung lay.

Còn đối với trường hợp răng sữa chưa lung lay, quá trình nhổ rất phức tạp. Cha mẹ thực hiện không đúng cách sẽ làm cho trẻ bị đau nhức. Thậm chí, nếu chân răng không được nhổ bỏ hết, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm, hỏng răng vĩnh viễn, chảy máu kéo dài… Do đó, nếu như bắt buộc phải nhổ răng sữa chưa lung lay, cha mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện, đơn vị răng hàm mặt uy tín để thực hiện.

2. Cách giảm đau khi nhổ răng sữa chưa lung lay

Để giúp trẻ xoa dịu cơn đau nhức sau khi nhổ răng sữa, cha mẹ có thể áp dụng những tips như: chườm đá lạnh, ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, ngậm chặt bông gòn và uống thuốc giảm đau.

2.1. Chườm đá

Chườm đá là phương pháp giảm đau sau khi nhổ răng sữa cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Trước tiên, cha mẹ cần lấy vài viên đá cho vào trong túi chườm hoặc khăn sạch và chườm lên phần má bên ngoài tại vị trí nhổ răng trong khoảng 10 phút. Các mẹ không nên chườm quá lâu bởi da trẻ em rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và bỏng lạnh.

2.2. Ăn đồ dễ nhai

Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm ở dạng mềm và dễ nuốt như cháo, súp, sữa chua… Bởi vết nhổ răng vẫn còn rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi nấu cháo, cha mẹ nên xay nhuyễn các loại rau củ, thịt cá… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Sang những ngày tiếp theo, trẻ có thể bắt đầu ăn những loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ ăn thực phẩm cứng, rắn hoặc có những vụn nhỏ để tránh tình trạng kích ứng vết thương và kéo dài thời gian hồi phục.

Sau khi nhổ răng, trẻ chỉ nên ăn cháo, súp...

Sau khi nhổ răng, trẻ chỉ nên ăn cháo, súp…

2.3. Ngậm chặt bông gòn

Sau khi nhổ răng sữa, bác sĩ sẽ cho trẻ cắn bông gòn tại vị trí mất răng trong khoảng 30 phút. Khi cắn, bông gòn sẽ tạo áp lực lên vết nhổ, giúp giảm đau tạm thời. Cha mẹ nên nhắc trẻ cắn chặt bông, nuốt nước bọt bình thường và không dùng lưỡi đá vào vị trí răng mới nhổ để tránh gây biến chứng chảy máu kéo dài.

2.4. Uống thuốc giảm đau

Nếu như tình trạng đau nhức sau nhổ răng sữa không thuyên giảm, các mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc giảm đau như: ibuprofen, acetaminophen… Trước khi sử dụng, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

3. Khi nào răng sữa chưa lung lay nhưng vẫn phải nhổ

Khi bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng, răng sữa sẽ dần bị lung lay và rụng để nhường vị trí cho những răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, răng sữa chưa lung lay vẫn cần phải nhổ bỏ nếu răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lên hoặc răng bị sâu nghiêm trọng.

3.1. Răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc

Răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã bắt đầu nhú lên là tình trạng mà không ít trẻ gặp phải. Các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sữa để lấy chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển. Sau khi nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ giúp bé hình thành thói quen đẩy lưỡi để đưa răng tới đúng vị trí trên cung hàm.

Trong trường hợp không nhổ răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch vào trong hoặc chìa ra bên ngoài, khiến cho tổng thể hàm răng bị mất đi tính thẩm mỹ. Tình trạng trên sẽ vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ trở nên rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa lung lay

Răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa lung lay

3.2. Răng sữa bị sâu không giữ được

Trong trường hợp răng sữa bị sâu ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều trị bằng những phương pháp nha khoa thông thường, bác sĩ cũng tư vấn nhổ bỏ răng. Nếu như không nhổ bỏ răng kịp thời, trẻ sẽ gặp phải những cơn đau nhức dữ dội, kéo dài và ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Thậm chí, sau một thời gian, vi khuẩn có thể xâm nhập và làm tổn hại mô nướu, tủy răng…

4. Hậu quả của việc nhổ sớm răng sữa chưa lung lay

Nếu như nhổ răng sữa chưa lung lay trong trường hợp không cần thiết, trẻ sẽ phải đối mặt với những rủi ro như: suy giảm khả năng ăn nhai, phát âm sai và răng bị xô lệch.

4.1. Giảm khả năng ăn

Việc nhổ răng sữa quá sớm làm kéo dài thời gian chờ mọc răng vĩnh viễn. Khi đó, chức năng ăn nhai của trẻ sẽ bị suy giảm rõ rệt. Đây là nguyên nhân khiến bé trở nên chán ăn và bỏ bữa thường xuyên. Tình trạng trên xảy ra trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như còi xương, suy dinh dưỡng…

4.2. Phát âm khó khăn

Răng có vai trò rất quan trọng trong việc nói chuyện hàng ngày, nhất là những trẻ đang ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Khi một chiếc răng bị mất đi, trẻ thường phát âm sai, không tròn vành, rõ chữ, đặc biệt với những âm như “s”, “v”… Nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ rất dễ bị nói ngọng, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập và làm việc về sau.

Trẻ phát âm sai khi bị mất răng

Trẻ phát âm sai khi bị mất răng

4.3. Gây xô lệch răng

Răng sữa bị nhổ sớm sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên bị sai phương hướng. Răng có thể xoay ngang, mọc lệch lạc gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn. Thậm chí, một vài trường hợp nhổ răng sữa sớm còn làm xương hàm phát triển kém, cung hàm hẹp hơn khiến răng vĩnh viễn phải mọc chồng chéo lên nhau, làm sai lệch cấu trúc của hàm răng.

5. Cách chăm sóc răng miệng cho bé trong thời kỳ thay răng

Trong thời kỳ thay răng sữa, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách và khám nha thường xuyên. Ngoài ra, các mẹ cũng cần bổ sung những loại thực phẩm tốt cho răng nướu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.

5.1. Hướng dẫn vệ sinh đúng cách

Khoang miệng được vệ sinh cẩn thận sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa những bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy… Phụ huynh nên tạo cho trẻ thói quen chải răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Các mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách để không gây tổn hại tới men răng hay mô nướu.

Trong những lần đầu tiên, cha mẹ hãy đánh răng cùng trẻ để tạo không khí vui vẻ và hứng thú cho bé. Ngoài ra, những trẻ trên 3 tuổi nên duy trì thói quen sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ toàn bộ mảng bám, cặn thức ăn thừa còn sót lại trong các kẽ răng.

5.2. Khám nha thường xuyên

Mỗi năm, cha mẹ nên cho các bé tới bệnh viện hoặc cơ sở răng hàm mặt uy tín thăm khám răng miệng 2 lần. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám toàn bộ khoang miệng của trẻ. Ngay khi phát hiện bất kỳ vấn đề gì khác thường, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nha thường xuyên

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nha thường xuyên

5.3. Ăn thức ăn tốt cho răng mọc

Dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Đặc biệt là ở giai đoạn thay răng sữa, trẻ cần được bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để răng, nướu luôn khỏe mạnh.

  • Thực phẩm giàu canxi: phô mai, cá hồi, sữa chua, hạnh nhân, cá mòi, sữa… Canxi là một dưỡng chất rất quan trọng, hỗ trợ hình thành cấu trúc xương và răng, giúp răng trở nên chắc khỏe hơn.
  • Thực phẩm chứa vitamin D: cá, lòng đỏ trứng, nấm, tôm, trứng cá, sò… Vitamin D giúp cơ thể của trẻ hấp thụ canxi tốt hơn và tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Thực phẩm chứa magie: bơ, ngũ cốc, các loại đậu, tôm, cua… Magie là chất rất tốt cho trẻ trong quá trình mọc răng, giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D và trao đổi canxi.
  • Thực phẩm chứa vitamin C: cam, chanh, quýt, cà chua, dưa lưới vàng, đu đủ… Vitamin C cũng nằm trong danh sách những dưỡng chất mà trẻ cần được bổ sung trong thời kì thay răng. Việc thiếu hụt vitamin C gây nên tình trạng nướu răng bị xốp, viêm nướu, sâu răng…

Như vậy, vấn đề “nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không?” đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, cha mẹ nên cho trẻ nhổ răng tại bệnh viện răng hàm mặt uy tín.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ Nhổ răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi