Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Nhức răng hàm dưới: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nhức răng hàm dưới thường xảy ra do những nguyên nhân sau: sâu răng, viêm tủy, áp xe răng, mọc răng khôn, viêm nha chu… Khi gặp phải tình trạng trên, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

1. Sâu răng gây ra nhức răng hàm dưới

Sâu răng là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nhức răng hàm. Bệnh có những dấu hiệu như: răng nhạy cảm, lỗ hổng, đốm đen trên răng… Sâu răng thường xảy ra do những nguyên nhân chính như: vệ sinh răng miệng sai cách, ăn uống không khoa học…

1.1. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh lý sâu răng ở giai đoạn đầu thường không có bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, bạn có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Răng nhạy cảm hơn so với bình thường, bị ê buốt khi ăn nhai những đồ nóng/lạnh.
  • Những lỗ hổng trên răng có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Bề mặt răng xuất hiện những vết đốm màu nâu hoặc đen.
  • Đau nhức răng hàm dưới dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong quá trình ăn uống.
  • Hơi thở có mùi hôi, khó chịu do vi khuẩn tồn tại lâu ngày trong khoang miệng.
Răng hàm có vết đốm đen khi bị sâu

Răng hàm có lỗ sâu lớn

1.2. Nguyên nhân gây ra

Theo chia sẻ của các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực răng hàm mặt, bệnh lý sâu răng hàm thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Vệ sinh răng miệng không cẩn thận: 

Chải răng sai cách, bàn chải quá cứng, sử dụng bàn chải quá lâu… khiến cho khoang miệng không được làm sạch. Đây chính là môi trường cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công cấu trúc răng và gây nên bệnh lý sâu răng.

  • Chế độ ăn uống kém khoa học: 

Nhiều người có thói quen ăn những loại thực phẩm như bánh, kẹo ngọt…Trong khi đó, đường lại là môi trường ưa thích của những loại vi khuẩn gây hại. Nếu như răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh sâu răng.

  • Tụt nướu: 

Tình trạng tụt nướu hở cổ và chân răng do quá trình lão hóa trong cơ thể. Các mảng bám sẽ dễ dàng hình thành và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo axit trên răng. Nếu như không được điều trị kịp thời, mô cứng của răng sẽ bị ăn mòn và dần hình thành các lỗ sâu.

1.3. Cách chữa trị

Để chữa trị dứt điểm tình trạng đau nhức răng hàm do sâu răng, bạn nên đến bệnh viện răng hàm mặt uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sâu của răng và tư vấn giải pháp điều trị tối ưu.

  • Chữa răng sâu bằng Florua: 

Đối với trường hợp răng sâu đang ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng Florua dạng gel bọt hoặc vani để phủ lên bề mặt răng, phục hồi lớp men răng đã bị tổn thương. Quá trình thực hiện nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng vài phút. Sau khi điều trị, bạn không nên ăn uống trong khoảng nửa tiếng để răng hấp thụ florua hiệu quả.

  • Trám răng sâu:

Trám răng là thủ thuật được áp dụng khá phổ biến để điều trị răng sâu. Trước tiên, các  bác sĩ sẽ xử lý chỗ sâu răng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sử dụng các vật liệu như: composite, xi măng silicat, amalgam… trám vào lỗ hổng. Cuối cùng, bác sĩ xử lý lại những vết trám để tránh gây tình trạng cộm cấn hay khó chịu.

  • Nhổ bỏ răng sâu:

Nếu như răng sâu ở mức độ nặng, lỗ sâu lớn hoặc gây viêm nhiễm rộng, các bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ răng. Sau đó, tùy thuộc theo nhu cầu và điều kiện kinh tế, bạn có thể áp dụng phương pháp trồng răng giả như cấy ghép implant, cầu răng sứ… để khôi phục chức năng ăn nhai.

2. Viêm tủy làm nhức răng hàm dưới liên tục

Đi kèm những cơn đau nhức dai dẳng, bệnh lý viêm tủy răng còn có các triệu chứng khác như: lợi sưng tấy, răng lung lay… Để điều trị dứt điểm, bạn cần tới các cơ sở bệnh viện răng hàm mặt uy tín.

2.1. Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh lý viêm tủy răng:

  • Răng hàm đau nhức dai dẳng.
  • Răng đau nhói khi ăn đồ lạnh/nóng.
  • Phần lợi xung quanh bị sưng tấy.
  • Răng bị sứt, mẻ
  • Răng lung lay mạnh
Răng hàm bị viêm tủy

Răng hàm bị viêm tủy

2.2. Nguyên nhân gây ra

Những nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm tủy răng gồm có:

  • Cách vệ sinh răng miệng: Không đánh răng thường xuyên, chải răng sai cách là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Dần dần, vi khuẩn sẽ xâm lấn vào sâu bên trong tủy răng và gây viêm nhiễm.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: Việc thường xuyên ăn các thực phẩm có tính axit như nước ngọt, trái cây họ cam quýt, cà chua… sẽ khiến lớp men răng nhanh chóng bị mài mòn. Khi đó, vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập, phá vỡ cấu trúc răng và khiến cho tủy bị viêm, nhiễm trùng.
  • Răng bị gãy: Nếu như răng bị gãy, vỡ do tác động lực mạnh, phần tủy răng ở bên trong sẽ bị lộ ra ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm tủy.

2.3. Cách chữa trị nhức răng hàm dưới do viêm tủy

Những mẹo dân gian như dùng nước trà xanh, đắp hành tây, gừng… chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức răng hàm trong thời gian ngắn. Để trị dứt điểm, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng. Các bác sĩ sẽ điều trị tủy và trám răng thẩm mỹ.

Tuy nhiên, đối với trường hợp răng viêm tủy ở mức độ nặng, chân răng đã bị lung lay thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ răng để tránh ảnh hưởng tới những răng còn lại. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phục hình răng giả như: trồng implant, bắc cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp… để khôi phục chức năng ăn nhai.ều

3. Áp xe răng tạo cơn đau kinh khủng

Áp xe răng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức răng hàm ở hàm dưới. Bệnh lý có những triệu chứng như: hơi thở có mùi hôi, sưng nướu, nổi hạch ở cổ.

3.1. Dấu hiệu nhận biết

Áp xe răng là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh những cơn đau nhức dữ dội, kéo dài, bệnh còn có các dấu hiệu như:

  • Khoang miệng có mùi hôi, tanh do dịch tiết ra.
  • Thân nhiệt tăng cao và xuất hiện hạch ở cổ.
  • Vùng nướu ở chân răng bị sưng đỏ.
  • Các hạt mủ tụ ở dưới chân răng.
Nhức răng hàm dưới do áp xe

Nhức răng hàm dưới do áp xe

3.2. Nguyên nhân gây ra

Áp xe răng xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy, các mô mềm của răng, gây ra tình trạng nhiễm trùng và khiến chân răng sưng tấy, có mủ. Sau đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên:

  • Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ khiến cho nhiều mảng bám tích tụ và vi khuẩn gây hại phát triển.
  • Bệnh viêm nha chu không được xử lý kịp thời dẫn tới các ổ áp xe hình thành quanh răng.
  • Răng bị sâu, viêm tủy kéo dài, không được chữa trị dứt điểm.

3.3. Cách chữa trị

Biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh lý áp xe răng là tới bệnh viện, cơ sở răng hàm mặt uy tín. Tùy vào mức độ của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng là loại bỏ ổ nhiễm trùng, giảm thiểu tối đa biến chứng và bảo tồn răng thật.

Đối với trường hợp cấp tính, bác sĩ sẽ rạch phần niêm mạc tổn thương, làm sạch mủ và kê đơn thuốc kháng sinh điều trị triệu chứng đau nhức, sưng tấy. Sau đó, bác sĩ lấp lỗ hổng bằng phương pháp bọc sứ, trám răng…

Nếu như răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, chân răng lộ ra nhiều, bạn nên nhổ bỏ răng để làm sạch mủ và giảm đau nhanh chóng. Sau khi nhổ răng, để khôi phục chức năng ăn nhai, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng các phương pháp trồng giả càng sớm càng tốt.

4. Răng đau nhức do chấn thương

Khi có lực tác động lên răng, những cơn đau nhức sẽ nhanh chóng kéo đến và có thể kèm theo tình trạng lung lay, sứt mẻ, chảy máu… Bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.1. Dấu hiệu nhận biết

Sau khi gặp phải chấn thương, những cơn đau nhức răng sẽ kéo đến ngay lập tức. Cơn đau nhức thường kéo dài dai dẳng. Kèm theo đó, bạn có thể gặp phải tình trạng: răng bị sứt mẻ, lung lay, chảy máu răng…

4.2. Nguyên nhân gây ra

Hiện tượng răng đau nhức do chấn thương xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Ăn nhai những thực phẩm quá cứng, rắn.
  • Tai nạn.
  • Va chạm mạnh khi chơi các môn thể thao như: bóng đá, bóng rổ…

4.3. Cách chữa trị

Lực tác động mạnh có thể tổn thương tới xương ổ răng và dây chằng nha chu. Ngay khi gặp phải chấn thương khiến răng đau bị đau nhức, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở răng hàm mặt uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để kiểm tra chân răng và xương ổ răng.

Trong một vài trường hợp, răng lung lay nhẹ có thể tự phục hồi. Bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp như chườm đá, súc miệng nước muối, đắp gừng, tỏi… cơn đau sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Nếu như răng bị lung lay nhiều, xương ổ răng tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ để không ảnh hưởng tới các mô xung quanh.

5. Mọc răng khôn khiến xung quanh hàm đau nhức

Những cơn đau nhức thường xuất hiện trong giai đoạn răng khôn mọc, chèn ép lên lợi và răng số 7. Để xoa dịu cơn đau, bạn có thể sử dụng đá lạnh, hành tây, nước muối… Tuy nhiên, trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, bạn nên nhổ bỏ để tránh rủi ro nguy hiểm.

5.1. Dấu hiệu nhận biết

Mọc răng khôn luôn là một nỗi ám ảnh của không ít người với những dấu hiệu như:

  • Đau nhức răng dữ dội, đặc biệt là khi răng từ từ nhú ra khỏi nướu.
  • Vùng nướu xung quanh chân răng bị sưng đỏ.
  • Thân nhiệt tăng kèm theo đau đầu.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Răng khôn mọc ngầm dưới nướu

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu

5.2. Nguyên nhân gây ra

Trong quá trình phát triển, răng số 8 cần đâm xuyên qua bề mặt nướu nên bạn thường bị đau nhức dữ dội. Răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm vào giai đoạn 17 – 25 tuổi.

Tuy nhiên, diện tích còn lại của hàm răng thường hẹp, không đủ chỗ cho răng khôn mọc thẳng. Do đó, răng khôn hay gặp phải tình trạng mọc lệch lạc, mọc ngầm, dễ xô lấn và chèn ép những răng bên cạnh. Thực tế, những người răng số 8 mọc sai lệch thường phải chịu các cơn đau nhức dữ dội và kéo dài hơn nhiều so với trường hợp răng phát triển bình thường.

5.3. Cách chữa trị nhức răng hàm dưới do răng khôn

Đối với trường hợp răng khôn mọc thẳng trên cung hàm, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để xoa dịu cơn đau nhanh chóng:

  • Uống thuốc giảm đau theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn.
  • Chườm đá lạnh lên vùng má bên ngoài khu vực răng bị đau nhức.
  • Súc miệng với nước muối sinh lý khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Nhai hành tây tại vị trí răng bị đau nhức.
  • Đặt trực tiếp túi trà ấm lên vùng răng đau.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng đau nhức xảy ra do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ răng để tránh những biến chứng nguy hiểm như: sưng viêm lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng tới răng liền kề…

6. Nhức răng hàm dưới vì viêm nha chu

Viêm nha chu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đau răng hàm cùng các triệu chứng như: sưng lợi, hôi miệng, lung lay răng… Bệnh lý hoàn toàn có thể được chữa trị triệt để nếu như phát hiện kịp thời và có biện pháp thích hợp.

6.1. Dấu hiệu nhận biết

Bệnh nha chu là tình trạng các tổ chức xung quanh chân răng bị viêm nhiễm với những triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Cao răng đóng thành các mảng lớn ở cổ răng.
  • Lợi bị sưng đỏ.
  • Hơi thở phả ra có mùi hôi.
  • Răng bị lung lay.
  • Lợi dễ bị chảy máu do chải răng hoặc ăn nhai thức ăn.
Hôi miệng do viêm nha chu

Hôi miệng do viêm nha chu

6.2. Nguyên nhân gây ra

Theo nhận định của nhiều bác sĩ đầu ngành, bệnh lý viêm nha chu bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Không lấy cao răng định kỳ khiến cho vi khuẩn dễ dàng phát triển và phá hủy tổ chức nha chu.
  • Không điều trị bệnh lý sâu răng kịp thời, vi khuẩn tấn công vào nướu.
  • Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, nhiều mảng bám cứng đầu tồn tại trên thân răng.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị thay đổi nội tiết tố, dễ mắc các bệnh lý về răng nướu.
  • Thói quen sử dụng tăm truyền thống sau mỗi bữa ăn, gây tổn thương tới nướu.

6.3. Cách chữa trị

Bệnh lý viêm nha chu hoàn toàn có thể được điều trị triệt để nếu như phát hiện sớm và có biện pháp thích hợp. Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, chưa gây tổn thương tới mô răng, bạn có thể điều trị nha chu từ các nguyên liệu tự nhiên như: gừng tươi, việt quất, mật ong, chanh tươi….

Tuy nhiên, khi bệnh đã bắt đầu chuyển nặng, bạn nên tới trực tiếp các bệnh viện, cơ sở răng hàm mặt uy tín để các bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp chữa trị dứt điểm. 

Nhức răng hàm dưới ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai và sinh hoạt thường ngày. Khi gặp phải tình trạng trên, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện răng hàm mặt uy tín để bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn biện pháp tối ưu.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ nhức răng hàm dưới
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi