Từ xưa, ông bà ta đã có câu nói “cái răng cái tóc là góc con người”. Niềng răng chính là giải pháp tối ưu giúp khắc phục hiện tượng răng mọc lệch lạc, hàm hô, móm… Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, rất nhiều người lo ngại về tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài. Vậy đi niềng răng có đau không? Giai đoạn nào đau nhiều nhất?
Với kỹ thuật niềng răng, các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha cần thiết như mắc cài, dây thun, dây cung… để nắn chỉnh và dịch chuyển răng đến vị trí chuẩn ở trên cung hàm. Do đó, sự đau nhức rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những cơn đau này chỉ ở trong ngưỡng có thể chịu đựng được chứ không hề “đau kinh khủng” như nhiều người đã đồn.
Thông thường, cảm giác đau nhức chỉ diễn ra trong một vài ngày đầu tiên. Khi răng đã quen với lực kéo của dây cung và mắc cài thì cơn đau sẽ dần dần thuyên giảm. Trong trường hợp bạn bị đau nhức kéo dài khi niềng răng thì có thể do bệnh viện không chất lượng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật…
Niềng răng có thể gây ra cảm giác đau nhức
Bên cạnh vấn đề đi niềng răng có đau không, giai đoạn nào có thể gây đau cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo chia sẻ của các chuyên gia, người chỉnh nha sẽ cảm thấy đau nhức răng ở những thời điểm sau:
Đeo thun tách kẽ là bước được thực hiện trước khi gắn mắc cài cho răng. Các bác sĩ sẽ đặt dây thun ở giữa 2 răng để tạo một khoảng trống giúp răng có thể di chuyển. Lúc này, bạn có thể cảm thấy khó chịu, ê răng. Thậm chí, một số người còn bị đau, nhức khi ăn nhai và có thức ăn bị mắc vào kẽ răng.
Nhiều khách hàng đã chia sẻ, đây chính là giai đoạn răng đau nhức nhất khi tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi cảm giác này chỉ kéo dài trong vài ngày đầu, sau đó sẽ bớt dần.
Mắc cài và dây cung có vai trò tạo lực kéo giúp răng di chuyển tới đúng vị trí ở cung hàm. Trong giai đoạn đầu, các bộ phận trong khoang miệng như lưỡi, má, nướu,… chưa thích ứng được với mắc cài nên bạn sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức.
Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng răng hàm của mỗi người, mức độ và thời gian đau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thường thì chỉ sau khoảng vài tuần, bạn dần quen với việc đeo mắc cài, cảm thấy đau nhức, khó chịu cũng sẽ không còn nữa.
Trong một vài trường hợp, bác sĩ cần nhổ bớt một hoặc vài chiếc răng ở trên hàm để tạo ra khoảng trống cho răng dễ dàng dịch chuyển. Đây có lẽ là giai đoạn mà nhiều người lo lắng và e sợ nhất. Tuy nhiên, trước khi nhổ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giảm bớt sự đau đớn nên bạn không cần quá e sợ.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, mức độ đau nhức còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và vị trí nhổ răng. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy nhức tại nơi nhổ răng trong khoảng 3 – 5 ngày.
Trong giai đoạn này, các bác sĩ sử dụng khí cụ tác động lên phần xương ở vòm miệng để nới rộng thêm cung hàm. Do đó, sự đau nhức, gặp khó khăn khi nói chuyện, ăn nhai là điều rất bình thường.
Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy quen dần, cơn đau nhức cũng giảm bớt đi phần nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ để làm dịu bớt cảm giác khó chịu.
Gắn minivis là một thủ thuật cần thiết để đẩy nhanh quá trình niềng răng. Trong quá trình thực hiện, do được bác sĩ gây tê nên bạn sẽ không hề cảm thấy đau đớn. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy đau nhức nhẹ trong ngày đầu tiên.
Tuy nhiên, đối với những người có xương hàm cứng thì mức độ ê, nhức sẽ nặng hơn. Thậm chí, một vài người còn bị sưng má, xước má do vít cọ vào phần niêm mạc. Nếu như gặp phải tình trạng này, bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất.
Gắn minivis giúp đẩy nhanh quá trình niềng răng
Trong quá trình niềng răng, bạn cần đến tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng dịch chuyển của răng và siết lại mắc cài. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy nhức, khó chịu. Sau khoảng 3 – 5 ngày, những cơn đau này dần dần thuyên giảm. Trong trường hợp, tình trạng đau nhức kéo dài bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lại lực siết phù hợp nhất.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, quá trình niềng răng hô có thể gây nên cảm giác ê, nhức. Khi chỉnh nha, các bác sĩ sẽ siết chặt dây cung để răng dịch chuyển tới vị trí chuẩn. Điều này tạo nên một lực ma sát khiến cho răng bị đau nhức. Tuy nhiên, thực tế thì những cơn đau này không hề dữ dội như nhiều người tưởng tượng. Sau khoảng 1 – 2 tuần, khi khoang miệng đã thích ứng được với mắc cài và lực kéo, bạn sẽ thấy hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó, niềng răng hô có đau không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng mỗi người. Nếu như chân răng và xương hàm của bạn không chắc khỏe thì cơn đau nhức có thể nặng và kéo dài hơn.
Niềng răng hô có đau không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng mỗi người.
Như những gì chúng tôi đã chia sẻ ở trên, niềng răng là một phương pháp giúp răng di chuyển tới vị trí chuẩn nên hoàn toàn có thể gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên, mức độ đau khi niềng răng móm còn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của bác sĩ và chế độ chăm sóc răng miệng.
Kỹ thuật niềng răng không hề đơn giản, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người có chuyên môn cao. Đặc biệt, trong quá trình siết chặt mắc cài, bác sĩ phải tính toán cẩn thận để tránh trường hợp khách hàng phải chịu tác động của lực quá mạnh. Do đó, nếu như bạn chọn phải những bác sĩ có tay nghề kém, niềng răng không đúng kỹ thuật thì có thể sẽ đối mặt với tình trạng đau nhức răng kéo dài.
Khi niềng răng, các bác sĩ hướng dẫn chi tiết khách hàng cách chăm sóc, vệ sinh và chế độ ăn uống phù hợp. Trong giai đoạn này, răng yếu và nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó, nếu như bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, ăn uống thiếu khoa học thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, mắc cài bị bung, tuột, gây đau buốt chân răng.
Niềng răng thưa có đau không cũng là nỗi e ngại, lo lắng của nhiều người khi đang có ý định áp dụng phương pháp chỉnh nha này. Tuy nhiên, sau khi được bác sĩ gắn mắc cài, bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ do lực bắt đầu tác dụng để răng di chuyển tới vị trí thích hợp.
Chỉ sau vài ngày, cảm giác ê nhức này nhanh chóng biến mất, bạn hoàn toàn có thể ăn uống, sinh hoạt trở lại như bình thường. Theo các chuyên gia, hiện tượng đau răng trong quá trình chỉnh nha có nghĩa là răng của bạn đã có sự dịch chuyển. Đây là một dấu hiệu tích cực nên bạn không cần phải quá lo lắng nhé!
Niềng răng thưa có đau không là vấn đề được nhiều người quan tâm
Tháo niềng răng là giai đoạn được nhiều người mong đợi nhất trong quá trình chỉnh nha. Theo chia sẻ của nhiều khách hàng đã áp dụng kỹ thuật chỉnh nha, quá trình tháo niềng răng hoàn toàn không gây ra bất kỳ đau đớn, khó chịu nào. Các bác sĩ sẽ chỉ gỡ bỏ mắc cài mà không hề tác động hay gây tổn hại gì tới răng, nướu. Sau khi tháo niềng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc ăn nhai do không phải chịu lực kéo từ dây cung và mắc cài.
Thông thường, thời gian tháo niềng răng sẽ dao động trong vòng 45 – 60 phút. Trong trường hợp hàm răng còn yếu, chưa ổn định thì bạn có thể thấy hơi nhức răng nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi bác sĩ kết thúc quá trình tháo niềng.
Chắc hẳn, thông qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở phần trên, các bạn đều đã giải đáp được thắc mắc “đi niềng răng có đau không”. Vậy phải làm thế nào để xoa dịu những cơn đau này?
Trong quá trình chỉnh nha, nếu như ăn, nhai những đồ cứng, giòn, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng răng bị đau nhức, buốt. Thậm chí, việc làm này có thể khiến vị trí của răng bị sai lệch, ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả của niềng răng.
Do đó, bạn cần loại bỏ những đồ ăn cứng trong thực đơn hàng ngày của mình như: kẹo, bánh quy cứng, thịt tảng,… Bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm và bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể cắt, xé nhỏ thức ăn để hạn chế tình trạng tác động mạnh đến răng niềng khi nhai.
Niềng răng sớm cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạn chế cơn đau khi niềng răng. Giai đoạn vàng để niềng răng là từ 12 – 18 tuổi. Ở thời điểm này, cấu trúc của răng và xương hàm vẫn còn khá mềm nên răng có thể dễ dàng di chuyển tới vị trí thích hợp. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ cần tác động một lực kéo nhẹ, hạn chế đau nhức cho khách hàng.
Do khoang miệng chưa thích ứng được với mắc cài, dây cung… nên có thể gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng sáp chỉnh nha đặt nhẹ vào những vị trí bị vướng mắc cài.
Sáp chỉnh nha được làm từ sáp mật ong nên an toàn tuyệt đối, không gây hại tới sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Nếu như đau nhức kéo dài, nghiêm trọng, bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ xử lý.
Sáp chỉnh nha là giải pháp giúp giảm đau khi niềng răng
Để không phải lo lắng đi niềng răng có đau không, ngay từ đầu, bạn nên tìm đến bệnh viện, cơ sở răng hàm mặt uy tín. Tại đây, những bác sĩ, chuyên gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ thăm khám và tư vấn cho bạn phương pháp chỉnh nha tối ưu, hạn chế rủi ro, đau nhức trong quá trình chỉnh nha.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris là đơn vị tiên phong đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ chỉnh nha ở đây.
Như vậy, niềng răng có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, cơ sở thực hiện, tình trạng của khách hàng… Để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp chỉnh nha này, bạn hãy đến ngay cơ sở gần nhất của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris hoặc gọi hotline 1900 6900 nhé!
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt