Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không – 3 Trường hợp cụ thể

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không? Không phải lúc nào niềng răng cũng sẽ phải nhổ răng khểnh. Thông thường chỉ khi răng khểnh mọc quá lệch, cung hàm chật chội thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ. Bởi răng khểnh chính là răng số 3 có chức năng ăn nhai quan trọng, nên ngay cả khi cần nhổ răng bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc đến các răng khác nhiều hơn.

1. Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không

Thực chất răng khểnh là một dạng răng mọc sai lệch, do sự sắp xếp không đúng về vị trí trên cung hàm xảy ra ở răng số 3 hay còn gọi là răng nanh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng của mỗi khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định có cần phải nhổ răng khểnh khi niềng hay không.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, không phải tất cả mọi người khi chỉnh nha đều nhổ đi răng khểnh. Sẽ có ba trường hợp rất rõ ràng là cần nhổ răng khểnh, nhổ răng khác và không phải nhổ bất kỳ chiếc răng nào.

Để biết được chính xác trường hợp của mình là như thế nào, thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn trực tiếp. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án chỉnh nha đảm bảo nhất.

1.1. Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không – trường hợp nhổ răng khểnh

Không phải ai cũng may mắn sở hữu một chiếc răng khểnh duyên dáng đúng nghĩa, không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Trong trường hợp răng khểnh mọc lệch lên trên quá cao, làm sai lệch khớp cắn thì bắt buộc cần nhổ bỏ trước khi niềng.

Ngoài ra, nếu như chúng bị tổn thương nặng và không thể bảo tồn được nữa thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ. Điều đó, không chỉ giúp đảm bảo khoảng trống trên cung hàm để các răng di chuyển tốt hơn mà còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm hơn trong tương lai.

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không - trường hợp nhổ răng khểnh

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không – trường hợp nhổ răng khểnh

1.2. Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không – trường hợp nhổ răng khác

Nếu như răng khểnh không mọc lệch quá nhiều, nhưng cung hàm lại hẹp, các răng khít nhau thì bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nhổ răng. Nhưng các răng bị chỉ định loại bỏ sẽ không phải răng khểnh mà thường là răng số 4, 5 hoặc 8.

Do đây là các vị trí răng khi nhổ đi sẽ gây ít ảnh hưởng nhất đến sức khỏe răng miệng. Hơn thế, xét về chức năng ăn nhai thì khi nhổ đi răng tiền hàm hay răng khôn đều không bị giảm đi quá nhiều. Vì chủ yếu trong quá trình ăn nhai chúng chỉ có vai trò là hỗ trợ.

Nên nếu cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho quá trình răng di chuyển khi niềng thì răng số 4, 5 và 8 luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu mà bác sĩ hướng đến.

1.3. Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không – trường hợp không phải nhổ

Đây là trường hợp bạn không cần nhổ răng khểnh hay bất kỳ một chiếc răng nào khác mà vẫn tiến hành chỉnh nha thành công được.

Theo đó, nếu như răng khểnh không làm sai lệch khớp cắn nhiều, cung hàm vẫn còn đủ khoảng trống thì bạn sẽ không cần phải nhổ bỏ răng. Nếu cần tăng thêm một chút khoảng trống thì thường bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật khác như đặt thun tách kẽ hoặc mài kẽ răng.

Nhờ vậy mà răng gốc của khách hàng sẽ được bảo tồn đầy đủ, quan trọng hơn cả là kết quả chỉnh nha vẫn sẽ được đảm bảo.

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không - trường hợp không phải nhổ

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không – trường hợp không phải nhổ

2. Nhổ răng khểnh để niềng có ảnh hưởng gì không

Tổng quan chung thì nhổ răng khi niềng đều không ảnh hưởng hay nguy hiểm đối với sức khỏe của khách hàng. Bởi đây là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, cùng với công nghệ hiện đại thì quá trình thực hiện sẽ diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu như răng cần nhổ là răng số khểnh thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng về mặt chức năng là giảm khả năng cắn xé thức ăn và tăng áp lực đối với những răng còn lại.

2.1. Khả năng cắn xé thức ăn

Theo đó răng khểnh cũng chính là chiếc răng nanh quan trọng đảm nhận chức năng nhai, căn cứ thức ăn. Nhờ có sức chịu đựng cao, nên chúng đóng vai trò như một bộ phận giảm chấn động mạnh.

Từ đó răng khểnh sẽ giúp làm giảm bớt các nguy hại tiềm tàng, tác động quá mức trong những vận động lệch tâm của hàm dưới đến các răng hàm trên.

Nên khi nhổ bỏ răng khểnh đi để niềng ít nhiều đều sẽ làm giảm khả năng cắn xé thức ăn so với ban đầu. Đây cũng là lý do vì sao, nếu chúng không lệch quá nhiều bác sĩ sẽ bảo tồn hoặc chuyển hướng sang nhổ các răng khác.

2.2. Tăng áp lực với răng còn lại

Ngoài chức năng về cắn xé thức ăn thì sự xuất hiện của chiếc răng khểnh trên cung hàm được coi là nền tảng quan trọng của cung răng, giúp định hình và nâng đỡ cơ mặt.

Thêm vào đó chúng còn có tác dụng vận động tiếp xúc giữa hai hàm. Do đó, sau khi nhổ răng khểnh để niềng thì sẽ tăng áp lực đối với các răng còn lại đối với các vấn đề trên.

Nhổ răng khểnh để niềng có ảnh hưởng gì không

Nhổ răng khểnh để niềng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng cắn, xé thức ăn và tăng áp lực cho các răng khác

3. Niềng răng có bảo tồn răng khểnh được không?

Niềng răng nhưng vẫn muốn giữ lại chiếc răng khểnh xinh xắn, duyên dáng là mong muốn của nhiều người và điều đó thì hoàn toàn có thể thực hiện được.

Nhất là với sự phát triển của ngành nha khoa, ngày càng có nhiều phương pháp, công nghệ tiên tiến giúp chúng ta chỉnh nha mà vẫn bảo tồn được chiếc răng khểnh. Tuy nhiên, bạn cần phải trao đổi và tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Bởi không phải trường hợp nào cũng có thể bảo tồn được răng khểnh khi niềng. Thêm vào đó, mục đích căn bản của niềng răng điều chỉnh khớp cắn đúng chuẩn, khắc phục các khuyết điểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Do đó, trước khi muốn sở hữu một hàm răng đẹp thì một hàm răng khỏe mạnh vẫn là tiêu chí bạn nên cân nhắc đến đầu tiên.

Niềng răng có bảo tồn răng khểnh được không?

Niềng răng có bảo tồn răng khểnh được không?

Vậy niềng răng có phải nhổ răng khểnh không còn phụ thuộc vào tình trạng của từng khách hàng. Tất nhiên, nếu bạn thực sự mong muốn giữ lại chiếc răng khểnh duyên thì phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Và lời khuyên dành cho bạn là nên ưu tiên địa chỉ niềng răng uy tín để không rơi vào các trường hợp “tiền mất tật mang”.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ niềng răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi