Phương pháp chỉnh nha một hàm trên vẫn có thể được áp dụng đối với một vài trường hợp răng bị sai lệch nhẹ và khớp cắn hai hàm tương đối chuẩn. Các phương pháp niềng răng một hàm đang được áp dụng phổ biến gồm có: niềng mắc cài và không mắc cài. Tuy nhiên, thực tế niềng răng hàm trên có được không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người cũng như hiệu quả của các phương pháp chỉnh nha có thể đạt được.
Chỉnh nha hàm trên vẫn hoàn toàn có thể áp dụng với một số trường hợp răng chỉ bị sai lệch ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết để áp dụng phương pháp trên là khớp cắn tương đối chuẩn và chỉ có một vài chiếc răng ở hàm trên mọc lệch.
Các bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài, dây cung, dây thun… hoặc khay niềng gắn vào hàm trên để tác dụng lực và kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm. Đây là giải pháp được nhiều người áp dụng để tiết kiệm chi phí và thời gian niềng nha.
Trên thực tế, các bác sĩ răng hàm mặt thường tư vấn chỉnh nha đối với cả hai hàm để mang đến hiệu quả tối ưu. Bởi khi niềng hàm trên, các bác sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc căn chỉnh khớp cắn giữa hai hàm. Trong khi đó, mục đích của niềng răng không chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo về chức năng ăn nhai.
Niềng răng hàm trên có được không
Như những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng chỉnh nha hàm trên. Bạn chỉ có thể thực hiện niềng răng 1 hàm trên nếu như răng hô, răng thưa, răng khấp khểnh nhẹ… ở hàm trên và các răng hàm dưới không bị sai lệch.
Chỉnh nha là một giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng răng hô, gây mất thẩm mỹ tới toàn bộ gương mặt. Nếu như răng chỉ bị hô nhẹ nhưng hàm dưới không bị sai lệch, răng mọc đều và cung hàm đẹp thì bạn có thể lựa chọn niềng 1 hàm để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Còn đối với những trường hợp răng hô nặng, hàm dưới bị sai lệch, phương pháp chỉnh nha 1 hàm ít mang lại hiệu quả so với 2 hàm. Chính vì vậy, các bác sĩ thường tư vấn niềng răng 2 hàm để đạt được hiệu quả chỉnh nha như ý và tránh tình trạng sai lệch khớp cắn.
Niềng răng một hàm trên với trường hợp hô nhẹ
Bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha hàm trên nếu răng thưa ít. Tuy nhiên, các răng ở hàm dưới phải mọc đều đặn và khớp cắn hai hàm chuẩn. Đối với các trường hợp còn lại, các bác sĩ sẽ chỉ định niềng cả hai hàm để có được kết quả tối ưu.
Bởi khi đó, nếu chỉ tác động tới hàm trên thì không chỉ khó mang lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như khớp cắn hai hàm mất đối, sai lệch cấu trúc khung xương mặt…
Tương tự như trường hợp răng hô, răng thưa, bạn vẫn có thể thực hiện niềng răng 1 hàm nếu như chỉ có một vài chiếc răng ở hàm trên mọc lệch nhẹ. Nhưng nếu như răng khấp khểnh nặng hoặc đi kèm với tình trạng hô, móm, bạn buộc phải chỉnh nha hai hàm thì mới có thể sở hữu hàm răng đẹp và khớp cắn chuẩn đúng như mong muốn.
Các biện pháp chỉnh nha hàm trên gồm có: niềng răng mắc cài và không mắc cài. Mỗi phương pháp có đặc điểm riêng biệt và phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Chỉnh nha bằng mắc cài là phương pháp đang được rất nhiều người ưa chuộng. Bác sĩ sẽ gắn cố định mắc cài, dây cung, dây thun… lên cung hàm để tác động lực kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí.
Mắc cài có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như kim loại, sứ, pha lê… Trong đó, mắc cài sứ và pha lê được đánh giá cao về tính thẩm mỹ do có màu trong suốt, gần giống với răng thật.
Niềng răng bằng mắc cài có thể phát huy tối đa hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp răng mọc sai lệch như hô, móm, thưa, khấp khểnh… Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh nha, bạn sẽ gặp phải khó ăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Niềng răng hàm trên bằng mắc cài sứ
Niềng răng không mắc cài được xem là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chỉnh nha. Thay vì gắn cố định khí cụ lên hàm răng, các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống khay niềng để nắn chỉnh răng mọc sai lệch. Tùy vào tình trạng răng miệng, mỗi người sẽ cần sử dụng khoảng 20 – 55 khay niềng trong suốt quá trình chỉnh nha.
Khay niềng được thiết kế với với màu trong suốt và ôm khít vào cung răng nên có tính thẩm mỹ rất cao. Đây chính là giải pháp chỉnh nha hoàn hảo dành cho những người làm công việc đặc thù, thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người và đứng trước đám đông.
Điểm nổi bật của niềng răng khay trong so với mắc cài là có thể dễ dàng tháo lắp khí cụ chỉnh nha khi cần thiết. Nhờ vậy, việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đeo khay trong ít nhất 22h/ngày để đảm bảo răng di chuyển đúng tiến độ.
Mức giá chỉnh nha hàm trên hiện bằng khoảng ⅔ so với giá niềng cả hai hàm. Ví dụ, nếu như niềng răng 2 hàm bằng mắc cài kim loại thường có giá 30 triệu đồng thì chi phí niềng một hàm trên sẽ vào khoảng 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, mức giá niềng răng thực tế sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Trong trường hợp mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm tủy, viêm nha chu… tổng chi phí chỉnh nha chắc chắn sẽ cao hơn.
Tại các bệnh viện răng hàm mặt, quy trình niềng răng một hàm trên gồm có 5 bước sau: thăm khám, xây dựng phác đồ, lấy dấu hàm, đeo niềng, tái khám và đeo hàm duy trì.
Đầu tiên, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng để biết chính xác có nên thực hiện niềng răng một hàm trên hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp cũng như chi phí và thời gian cụ thể,
Trong trường hợp khách hàng mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… các bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Có như vậy, quá trình chỉnh nha mới diễn ra suôn sẻ và đạt được kết quả tốt.
Căn cứ theo kết quả kiểm tra răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị chi tiết. Thông qua đó, khách hàng sẽ hình dung được tình trạng của hàm răng sau khi can thiệp chỉnh nha.
Kế tiếp, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng. Toàn bộ dữ liệu sẽ được chuyển tới đơn vị thiết kế để chế tác ra khí cụ chỉnh nha phù hợp với từng khách hàng.
Bác sĩ tiến hành lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và gắn trực tiếp mắc cài, dây cung cùng những khí cụ khác lên hàm răng. Riêng đối với phương pháp chỉnh nha khay trong, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng chi tiết cách sử dụng khay để răng dịch chuyển đúng tiến độ.
Bác sĩ gắn cố định mắc cài lên răng
Khách hàng tới bệnh viện thăm khám định kỳ theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và thay đổi lực siết của khí cụ. Ngoài ra, nếu như phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bác sĩ cũng sẽ nhanh chóng xử lý để tránh làm gián đoạn quá trình chỉnh nha.
Nếu các răng ở trên cung hàm đã đều, đẹp đúng như mong muốn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng. Tuy nhiên, khi đó xương hàm và răng vẫn chưa tích hợp hoàn toàn và răng vẫn có xu hướng di chuyển trở lại vị trí cũ.
Vì vậy, khách hàng sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì bằng khay nhựa trong suốt hoặc hàm kim loại cố định. Tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người, thời gian đeo hàm sẽ khác nhau.
Để quá trình chỉnh nha hàm trên diễn ra suôn sẻ và răng nhanh chóng di chuyển tới đúng vị trí trên cung hàm, bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
Răng miệng cần vệ sinh sạch sẽ khi chỉnh nha
Như vậy, ở trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề “niềng răng hàm trên có được không”. Lời khuyên chân thành của chúng tôi dành cho bạn là chỉnh nha cả hai hàm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt