Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Niềng răng khểnh có đau không – 4 Cách giảm đau hiệu quả

Do những tác động trong quá trình thực hiện, nên niềng răng khểnh vẫn sẽ bị đau, nhưng không phải kéo dài liên tục mà đi theo từng giai đoạn. Chính vì vậy, niềng răng khểnh có đau không còn phải đi sâu vào quy trình thực hiện mới giúp bạn hiểu rõ hơn. Với tình trạng trên bạn có thể giảm đau với những cách siêu đơn giản như uống thuốc, chườm lạnh, ăn đồ dễ nhai và dùng sáp nha khoa.

1. Niềng răng khểnh có đau không

Cũng như các trường hợp khác, niềng răng khểnh vẫn sẽ bị đau trong quá trình thực hiện. Nhưng các cơn đau sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn và chỉ sau một thời gian sẽ dần biến mất, nên không gây ra quá nhiều ảnh hưởng.

Thêm vào đó còn tùy thuộc vào mức độ chịu đau của mỗi người, phương pháp thực hiện mà sẽ có người cảm thấy đau nhiều, nhưng cũng có người chỉ cảm thấy hơi đau.

Thông thường sẽ có 4 giai đoạn khi chỉnh nha răng khểnh bị đau là khi nhổ răng, mới đeo niềng, mắc cài – dây cung cọ vào má gây xước và sau mỗi lần tăng lực siết. 

1.1. Niềng răng khểnh có đau không khi nhổ răng

Đối với các trường hợp cung hàm nhỏ, răng khểnh mọc lệch nghiêm trọng, các răng mọc lộn xộn… thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống cần thiết, giúp răng di chuyển về đúng vị trí.

Nhờ thuốc tê và công nghệ tiên tiến nên khi nhổ răng bạn có thể sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào. Tuy nhiên, khi đã thực hiện xong, đúng hơn khi hết thuốc tê cũng là lúc các cơn đau xuất hiện.

Tình trạng đau, sưng tấy khi nhổ răng tạo khoảng trống để niềng sẽ bị nặng nhất trong vòng 24 – 48 tiếng đầu tiên, sau đó sẽ giảm dần.

Niềng răng khểnh có đau không khi nhổ răng

Niềng răng khểnh sẽ bị đau khi nhổ răng

1.2. Niềng răng khểnh có đau không khi mới đeo niềng

Dù bạn niềng răng mắc cài hay khay trong suốt thì giai đoạn mới đeo niềng chắc chắn sẽ luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân là do khi mới đeo niềng răng cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng, chưa kịp thích ứng với khí cụ chỉnh nha.

Do đó bạn không chỉ bị đau mà còn luôn cảm thấy có sự vướng víu, cộm, khó chịu. Tình trạng đó sẽ kéo dài trong suốt 1 – 2 tuần và đây cũng là giai đoạn niềng răng khểnh khiến bạn bị đau nhất trong suốt cả quá trình.

1.3. Mắc cài và dây cung cọ vào má gây xước

Đối với những bạn niềng răng mắc cài thì đây là tình trạng rất dễ gặp phải, ngay cả khi đã chỉnh nha được một thời gian, đã quen với các khí cụ. Mắc cài, dây cung cọ sát vào má gây trầy xước và nếu như vệ sinh không tốt còn gây ra các vết lở loét.

Hơn thế, đã có không ít trường hợp mắc cài, dây cung bị bung, tuột ra bất ngờ gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng và khiến bạn bị đau.

Mắc cài và dây cung cọ vào má gây xước

Niềng răng khểnh bị đau khi mắc cài và dây cung cọ vào má gây xước

1.4. Mỗi lần tăng lực siết

Để quá trình niềng răng diễn ra đúng kế hoạch và các răng di chuyển về đúng vị trí thì khi niềng mắc cài, theo từng giai đoạn bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ để tăng lực siết của dây cung.

Nhờ vậy, hệ thống nâng đỡ của các khí cụ sẽ giúp răng dịch chuyển nhanh và đúng vị trí hơn. Tất nhiên, bác sĩ sẽ kiểm soát chặt chẽ về lực siết mỗi lần để không gây ra ảnh hưởng xấu.

Mỗi lần tăng lực siết bạn sẽ bị đau khoảng 1 – 3 ngày, nhưng mức độ đau chắc chắn sẽ không bằng giai đoạn mới đeo niềng.

2. Cách giảm đau trong thời gian niềng răng khểnh

Rất khó tránh khỏi những cơn đau xuất hiện trong quá trình niềng răng khểnh. Nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách giảm đau vừa đơn giản mà lại hiệu quả như uống thuốc theo đơn đã được kê, chườm lạnh, ăn các món không cần phải nhai nhiều hay dùng sáp nha khoa.

Mỗi cách sẽ được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể và bạn cần nắm rõ những thông tin đấy.

2.1. Uống thuốc theo đơn đã được kê

Sau khi thực hiện nhổ răng tạo khoảng trống, tình trạng sưng đau là điều không thể tránh khỏi và nhất là khi cùng lúc bạn phải nhổ nhiều răng.

Tuy nhiên, đây là tình trạng hết sức bình thường và bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Bởi bác sĩ sẽ luôn kê thuốc giảm đau, chống viêm sau khi nhổ răng cho khách hàng. Đơn giản chỉ cần bạn uống thuốc theo đúng đơn thì các cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu.

Uống thuốc theo đơn đã được kê

Uống thuốc theo đơn đã được kê

2.2. Chườm lạnh để giảm sưng đau sau khi nhổ răng để niềng

Ngoài việc uống thuốc để giảm đau sau khi nhổ răng thì bạn có thể xoa dịu cơn đau bằng cách chườm lạnh ở vùng má ngoài.

Cách trên sử dụng cơ chế nhiệt độ thấp làm tê liệt các dây thần kinh tạm thời, nhờ vậy các cơn đau sẽ được giảm nhanh chóng. Khi chườm lạnh bạn chỉ nên chườm ở vùng bị sưng đau trong vòng 10 phút, sau đó nghỉ 10 phút rồi mới thực hiện lần tiếp theo và chỉ nên áp dụng trong 3 ngày đầu.

2.3. Ưu tiên các món không cần phải nhai nhiều

Dù bị đau do nhổ răng, mới đeo niềng hay sau mỗi lần tăng lực siết thì bạn đều nên ưu tiên các món không cần phải nhai nhiều hay dễ ăn như cháo, súp, đồ hầm kỹ… 

Với các món trên bạn sẽ không phải ăn nhai nhiều, hạn chế tối đa sự hoạt động của cơ hàm nên sẽ ít bị đau hơn.

Ưu tiên các món không cần phải nhai nhiều

Ưu tiên các món không cần phải nhai nhiều

2.4. Dùng sáp nha khoa

Nếu như bạn bị trầy xước, đau do mắc cài, dây cung cọ sát vào thì hãy dùng sáp nha khoa để bôi vào các vị trí bị tổn thương. 

Đây là một trong những sản phẩm chuyên giảm đau, khó chịu khi niềng răng rất hiệu quả. Thành phần của chúng rất lành tính, an toàn nên ngay cả khi bạn chẳng may nuốt vào bụng cũng không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

3. Những phương pháp niềng răng khểnh được áp dụng phổ biến

Hiện có đến 5 phương pháp niềng răng khểnh khác nhau là mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê, Invisalign và khí cụ tháo lắp. 

3.1. Sử dụng mắc cài kim loại niềng răng khểnh

Niềng răng khểnh bằng mắc cài kim loại là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Ngoài phương pháp truyền thống ra thì hiện còn có mắc cài kim loại tự đóng với sự cải tiến vượt trội hơn.

Với các mắc cài kim loại được cố định trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung tạo lực tác động trực tiếp giúp răng từ từ dịch chuyển về đúng vị trí.

Không chỉ mang đến hiệu quả cao mà đây còn là phương pháp có mức chi phí rẻ nhất trong tất cả.

Sử dụng mắc cài kim loại niềng răng khểnh

Sử dụng mắc cài kim loại niềng răng khểnh

3.2. Niềng răng khểnh với mắc cài sứ

Cũng tương tự mắc cài kim loại, niềng răng khểnh bằng mắc cài sứ sẽ có hai sự lựa chọn là thường và tự đóng. Về nguyên tắc hoạt động sẽ không có sự thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, mắc cài sứ được đánh giá cao hơn về mặt thẩm mỹ so với mắc cài kim loại. Mắc cài sẽ được sản xuất từ sứ cao cấp với màu sắc giống với răng thật, giúp bạn hoàn toàn tự tin hơn trong giao tiếp.

3.3. Niềng răng khểnh với mắc cài pha lê

Đây cũng là một “phiên bản nâng cấp” từ mắc cài kim loại, dựa trên cơ chế nhờ lực tác động từ mắc cài pha lê cùng với dây cung, dây chun sẽ giúp răng di chuyển về đúng vị trí.

Đúng như tính chất của pha lê, mắc cài sẽ được thiết kế trong suốt nên rất đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, cũng bởi vì vậy mà chi phí niềng răng khểnh sẽ nhỉnh hơn đôi chút so với mắc cài bằng kim loại.

3.4. Niềng răng khểnh Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign hay còn được gọi là niềng vô hình, được biết đến là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất ở thời điểm hiện tại.

Với phương pháp Invisalign khách hàng sẽ được thoải mái hơn rất nhiều trong quá trình ăn uống cũng như vệ sinh. Bởi thay vì mắc cài, dây cung vướng vía thì Invisalign sử dụng hệ thống các khay niềng trong suốt và bạn có thể dễ dàng tháo lắp mỗi ngày.

Cùng với đó, khay niềng được thiết kế trong suốt nên tính thẩm mỹ luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, mang đến nhiều điểm cộng như vậy nên chi phí cần phải bỏ ra khi thực hiện cũng không hề rẻ chút nào.

Niềng răng khểnh Invisalign

Niềng răng khểnh Invisalign

3.5. Niềng răng khểnh bằng khí cụ tháo lắp cho trẻ

Hiểu đơn giản thì đây là phương pháp sử dụng các khí cụ tháo lắp để chỉnh nha cho trẻ em. Trong đó sẽ phân chia thành hai dạng khí cụ tháo lắp cho trẻ là kim loại và trong suốt.

Trong đó, các khí cụ tháo lắp có thể sử dụng trong giai đoạn thay răng sữa giúp định hình sự phát triển của răng vĩnh viễn khi mọc lên. Dù không cố định, nhưng niềng hàm tháo lắp cho trẻ vẫn phát huy được hiệu quả rất cao.

Để hiểu rõ hơn về niềng răng khểnh có đau không, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris để được bác sĩ của chúng tôi tư vấn cụ thể. Chúng tôi luôn đặt tiêu chí sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, với mong muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ niềng răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi