Thời gian niềng răng mắc cài kim loại sẽ mất khoảng 1,5 cho đến 2 năm, nhưng đây chỉ là mức trung bình. Còn để biết chính xác niềng răng mắc cài mất bao lâu thì còn phải đánh giá dựa trên các yếu tố quan trọng, đặc biệt mức độ lệch lạc của răng. Sau khi tháo niềng sẽ có 4 điều mà bất kỳ ai cũng cần phải lưu ý đó là đeo hàm duy trì, áp dụng thực đơn ăn uống khoa học, hạn chế thói quen xấu và giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Thực tế thì thời gian niềng răng mắc cài kim loại ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, nhưng trung bình sẽ kéo dài 1,5 – 2 năm. Đương nhiên, vẫn có những bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn và điều đó còn phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ lệch của răng, tay nghề bác sĩ, mức độ tuân thủ chỉ định…
Có thể thấy niềng răng sẽ luôn mất nhiều thời gian, vì đây là kỹ thuật khó và việc di chuyển các răng, nắn chỉnh khớp cắn cần phải thực hiện từ từ để không gây ra các ảnh hưởng xấu, giữ được sự ổn định lâu dài.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp niềng răng từ sớm trong khoảng 12 – 16 tuổi với tình trạng răng sai lệch không nhiều thì thời gian chỉnh nha bằng mắc cài có thể chỉ mất 12 tháng đã thành công.
Niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu
Tuy ngày càng có nhiều phương pháp chỉnh nha hiện đại được ra đời, nhưng niềng răng mắc cài kim loại vẫn rất được lòng mọi người nhờ sở hữu cùng lúc nhiều ưu điểm vượt trội.
Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó còn cả những nhược điểm mà không phải ai cũng biết rõ.
Đây là phương pháp chỉnh nha đã xuất hiện từ lâu đời, đến thời điểm hiện tại bên cạnh kiểu truyền thống thì còn tự buộc/tự đóng. Nhưng về tổng quan chung thì niềng răng mắc cài kim loại sẽ có những ưu điểm như sau:
Dù sở hữu rất nhiều điểm cộng, nhưng chỉnh nha bằng mắc cài kim loại vẫn tồn đọng một số điểm trừ dưới đây.
Ưu điểm và nhược điểm niềng răng mắc cài kim loại
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris cho biết, niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp phù hợp với rất nhiều trường hợp. Điển hình là răng hô, móm, khấp khểnh và mọc thưa.
Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu, là tình trạng các răng hàm mọc chìa ra ngoài nhiều hơn bình thường. Đây cũng là một dạng răng mọc lệch lạc làm sai lệch khớp cắn với nhiều mức độ khác nhau.
Tình trạng trên sẽ khiến tỷ lệ giữa hai hàm bị sai dẫn đến ảnh hưởng về chức năng ăn nhai, gây cản trở khi phát âm. Hơn thế, khi răng mọc lệch thì việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ khó hơn.
Răng bị hô
Răng khấp khểnh được hiểu là tình trạng răng mọc không đúng vị trí, lệch từ phương ngang cho đến chiều thẳng đứng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Đối với các tình trạng răng mọc khấp khểnh nghiêm trọng và xảy ra trên cùng nhiều răng, thì bọc sứ sẽ không giải quyết được triệt để. Thay vào đó, niềng răng vẫn là phương án được cân nhắc đến nhiều hơn.
Răng bị móm cũng là một trong những trường hợp sai khớp cắn rất phổ biến ở nước ta. Phần cằm của người bị móm sẽ đưa ra phía trước nhiều hơn, khi quan sát thấy rõ sự mất cân xứng giữa cằm và mặt, nhất là ở góc nghiêng.
Bị móm có thể do 3 nguyên nhân là do răng, do xương, do cả răng và xương. Nếu chỉ do răng không thì đơn thuần chỉ cần niềng là đã khắc phục triệt để.
Còn hai nguyên nhân còn lại phải phẫu thuật, nhưng do cả răng và xương thì cần kết hợp thêm chỉnh nha sau phẫu thuật mới mang đến kết quả đúng ý.
Răng bị móm
Khoảng cách giữa các răng lớn hơn bình thường cũng là một trường hợp khiến nhiều người phải đau đầu. Bởi răng mọc thưa thì ăn nhai lẫn vệ sinh hàng ngày đều khó khăn hơn.
Trường hợp răng thưa nhẹ và xây ra ở một vài điểm thì bạn chỉ cần tiến hành bọc sứ. Nhưng nếu như các kẽ hở giữa các răng lớn và cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau thì hãy cân nhắc đến việc chỉnh nha.
Khi đã niềng răng xong, tức là sau khi tháo niềng bạn cần chú ý đến 4 vấn đề là: Giữ gìn vệ sinh răng miệng, hạn chế các thói quen xấu, đeo hàm duy trì và áp dụng chế độ ăn uống khoa học.
Dù là trong hay sau khi niềng thì việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng vẫn cần đặt lên hàng đầu.
Bởi khi bạn lơ là, vệ sinh răng miệng một cách qua loa thì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng nướu khác nhau do sự tích tụ của các mảng bám lâu ngày.
Ngay cả khi bạn đã có kết quả niềng răng rất thành công, thì sau khi tháo niềng vẫn phải hạn chế các thói quen xấu như dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, hút thuốc lá, lấy răng mở nắp…
Tất cả những điều trên đều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, về lâu dài nếu vẫn giữ nguyên thì rất có thể sẽ khiến răng xuất hiện tình trạng di chuyển sai vị trí.
Răng sau khi tháo niềng vẫn có nguy cơ di chuyển lại vị trí ban đầu, nhất là khi bạn lại có những thói quen xấu như chúng tôi đã đề cập đến. Vì vậy, bạn cần đeo hàm duy trì trong khoảng 6 – 12 tháng và số giờ đeo mỗi ngày phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi vừa mới tháo niềng, nhiều bạn sẽ không hỏi háo hức và vội vàng ăn ngay những món mà mình phải kiêng bấy lâu. Nhưng thực chất thời điểm đó bạn vẫn nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp như trong giai đoạn chỉnh nha.
Lý do là vì sau khi tháo niềng thì răng chưa thể ổn định được ngay, nên các tác động mạnh trong quá trình ăn uống vẫn gây ra ảnh hưởng không tốt.
Các điều cần lưu ý sau khi niềng răng
Như vậy, bạn đã có được một đáp án hoàn chỉnh cho câu hỏi niềng răng mắc cài kim loại mất bao lâu thông qua những chia sẻ trên. Để thăm khám và được tư vấn một cách chi tiết, tận tình đối với dịch vụ chỉnh nha nói chung hãy liên hệ ngay cho Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thẩm Mỹ Paris.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt