Logo

BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THẨM MỸ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Niềng răng mắc cài pha lê: có tốt không? Giá bao nhiêu

Khi nhắc tới niềng răng, người ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh những mắc cài lộ ra bên ngoài, gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp chỉnh nha bằng mắc cài pha lê đã ra đời. Vậy niềng răng mắc cài pha lê giá bao nhiêu? Phương pháp niềng này có ưu điểm gì nổi bật? 

1. Niềng răng mắc cài pha lê có gì mà hot đến vậy?

Chỉnh nha mắc cài pha lê được cải tiến dựa trên phương pháp niềng răng truyền thống. Với phương pháp này, các bác sĩ cũng sẽ đặt dây cung cố định ở các rãnh mắc cài và tạo lực siết để giúp răng dịch chuyển tới vị trí thích hợp. Điểm khác biệt của niềng răng mắc cài pha lê so với những phương pháp khác chính là phần mắc cài được làm từ pha lê trong suốt. Đây chính là yếu tố chính khiến cho loại mắc cài này đang được rất nhiều người lựa chọn.

Pha lê sử dụng để thiết kế mắc cài là một dạng thủy tinh chì, có màu sắc trong suốt, sang trọng. Nhờ vậy, người đối diện sẽ rất khó phát hiện ra bạn đang niềng răng. Mắc cài pha lê vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa đem lại kết quả chỉnh nha tốt nên rất phù hợp với những người thường xuyên phải đứng trước đám đông, giao tiếp với người khác.

Niềng răng mắc cài pha lê đem lại tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng

Niềng răng mắc cài pha lê đem lại tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng

2. Phân loại niềng răng pha lê

Niềng răng pha lê được chia thành hai loại chính sau: 

  • Mắc cài pha lê bình thường

Với mắc cài bình thường, bác sĩ sẽ sử dụng dây thun để siết chặt dây cung trong mắc cài. Từ đó, tạo ra một lực tác động lên răng, giúp răng di chuyển tới vị trí chuẩn ở trên cung hàm.

  •  Mắc cài pha lê tự động

Mắc cài tự động là bước cải tiến so với loại mắc cài thông thường. Thay vì sử dụng dây thun để cố định dây cung, người ta sẽ sử dụng hệ thống khóa tự động ở ngay trên mắc cài. Hệ thống này có thể dễ dàng đóng mở, giữ chắc dây cung, giúp dây có thể trượt tự do trên rãnh mắc cài. Điều này giúp hạn chế trường hợp dây thun bị bung, tuột, giảm sự ma sát, khiến người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi đeo niềng.

3. Ưu nhược điểm của niềng răng mắc pha lê

Chỉnh nha bằng mắc cài pha lê có những ưu, nhược điểm như sau:

3.1. Ưu điểm của kỹ thuật niềng răng mắc cài pha lê

Niềng răng pha lê là kỹ thuật chỉnh nha tiên tiến, hiện đại với nhiều ưu điểm:

  • Thẩm mỹ cao: Màu của mắc cài pha lê trong suốt nên có tính thẩm mỹ cao. Hầu hết người sử dụng niềng răng pha lê đều hài lòng với phương pháp này bởi họ có thể thoải mái, tự tin khi giao tiếp với mọi người. Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất giúp mắc cài pha lê trở thành lựa chọn số 1 của những người đang đi làm, công việc cần giao tiếp nhiều.
  • An toàn: Pha lê là chất liệu đã được kiểm chứng về độ an toàn. Do đó, trong quá trình chỉnh nha, bạn không cần lo lắng tới trường hợp mắc cài gây ra kích ứng với cơ thể.
  • Hiệu quả cao: Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, niềng răng bằng mắc cài pha lê đem lại hiệu quả không hề thua kém so với các loại mắc cài bằng kim loại khác. Các dây cung sẽ tác động một lực siết đều đặn lên răng, giúp răng dễ dàng dịch chuyển tới vị trí phù hợp trên hàm.

3.2. Nhược điểm của kỹ thuật niềng răng mắc cài pha lê

Ngoài những ưu điểm nổi bật mà chúng tôi đã chia sẻ trong phần trên, niềng răng pha lê vẫn còn tồn tại một vài hạn chế sau:

  • Độ bền kém: Thực tế, độ cứng của pha lê chắc chắn sẽ không thể bằng các hợp chất kim loại truyền thống. Vậy nên, loại mắc cài này rất dễ bị nứt, vỡ khi ăn đồ quá dai, cứng hoặc chịu sự va đập mạnh từ bên ngoài. 
  • Kích thước lớn: So với những loại khác, các chốt ở mắc cài pha lê thường có kích cỡ lớn hơn. Điều này khiến người dùng cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong quá trình ăn nhai.
  • Dễ bị nhiễm màu: Mắc cài được làm chủ yếu từ pha lê có màu sắc trong suốt. Do đó, nếu như bạn không vệ sinh, chăm sóc răng miệng cẩn thận thì mắc cài và dây thun sẽ rất dễ bị nhiễm màu, gây mất thẩm mỹ cho tổng thể gương mặt.
Các chốt mắc cài pha lê có kích cỡ tương đối lớn

Các chốt mắc cài pha lê có kích cỡ tương đối lớn

4. Quy trình niềng răng mắc pha lê

Tương tự như các phương pháp chỉnh nha khác, niềng răng mắc cài pha lê cũng được thực hiện theo quy trình chuẩn, khoa học, gồm có các bước như sau:

4.1. Khám, chụp phim, đưa ra phương pháp phù hợp

Trước tiên, khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát và chụp phim để xác định chính xác tình trạng răng miệng, mức độ răng mọc lệch, hàm hô, móm… Dựa trên dữ liệu kiểm tra, bác sĩ tư vấn cho khách hàng phương pháp chỉnh nha tối ưu và báo giá dịch vụ.

4.2. Lấy dấu răng và phác thảo lộ trình

Khi khách hàng đã đồng ý niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm, lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng tới đúng vị trí. Thông qua phác đồ này, khách hàng có thể biết trước được hình ảnh hàm răng của mình khi can thiệp chỉnh nha. Sau đó, toàn bộ hình ảnh, dữ liệu sẽ được gửi tới bộ phận thiết kế để tạo ra mắc cài pha lê phù hợp với từng khách hàng,

4.3. Vệ sinh và chữa các bệnh lý răng miệng

Bác sĩ lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho khách hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra, nếu như phát hiện khách hàng mắc phải bất kỳ bệnh lý nào như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…, bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi tiến hành gắn mắc cài.

4.4. Gắn mắc cài

Khi mắc cài đã được thiết kế xong, bác sĩ liên hệ với khách hàng để tới bệnh viện đeo mắc cài. Tùy thuộc vào loại mắc cài pha lê mà khách hàng lựa chọn, bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chỉnh nha cần thiết để tác động lực lên răng. Trong giai đoạn niềng răng, bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để răng dịch chuyển đúng tiến độ, tránh tình trạng kéo dài thời gian chỉnh nha.

4.5. Tháo niềng

Nếu như răng đã tới đúng vị trí, khớp cắn hai hàm chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài pha lê. Tuy nhiên, để cố định răng, khách hàng cần tiếp tục đeo hàm duy trì bằng hàm nền nhựa hoặc máng trong suốt trong một khoảng thời gian.

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng pha lê

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng pha lê

5. Niềng răng mắc pha lê có đau không?

Sự đau nhức, ê buốt răng luôn là mối lo ngại của nhiều người trước khi quyết định niềng pha lê để sở hữu một hàm răng thẳng, đẹp. Tuy nhiên, do mắc cài được thiết kế chủ yếu từ pha lê không góc cạnh, có bề mặt trơn láng nên sẽ không cọ xát, gây tổn thương tới môi, nướu, má… như loại mắc cài kim loại thông thường.

Khi sử dụng mắc cài pha lê, bạn vẫn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu trong thời gian đầu mới bắt đầu đeo niềng. Tuy nhiên, sau khoảng vài ngày, các bộ phận trong khoang miệng đã thích ứng được với lực kéo của mắc cài, cảm giác ê nhức này sẽ không còn. Lúc này, bạn có thể hoàn toàn thoải mái khi nói chuyện, ăn nhai hoặc vệ sinh, chăm sóc răng miệng.

6. Mắc cài pha lê và mắc cài sứ có phải một không?

Có không ít người lầm tưởng rằng mắc cài pha lê và mắc cài sứ là cùng một loại. Cùng chúng tôi so sánh hai loại mắc cài này trong phần dưới đây nhé!

6.1. Giống nhau

Về cơ bản, mắc cài pha lê và mắc cài sứ có khá nhiều điểm tương đồng, cụ thể như:

  • Thiết kế: cả hai loại mắc cài này đều được gắn trực tiếp lên bề mặt của hàm răng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha cần thiết như dây thun, dây cung để tạo lực, đưa răng tới vị trí chuẩn.
  • Thời gian niềng răng: Khi áp dụng hai phương pháp niềng răng này, bạn đều phải mất từ 1 – 3 năm mới có thể sở hữu hàm răng đẹp như ý muốn. Tuy nhiên, thời gian niềng có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, tình trạng răng, tay nghề bác sĩ, cơ sở thực hiện…
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng: So với niềng răng bằng mắc cài kim loại, cả hai loại mắc cài này đều hạn chế tối đa tình trạng bám dính của cặn thức ăn. Nhờ vậy, việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn, ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…

6.2. Khác biệt

Dưới đây là những điểm khác nhau giữa mắc cài pha lê và mắc cài sứ:

  • Màu sắc: Mắc cài sứ có màu sắc gần tương đồng với màu răng thật. Trong khi đó, pha lê lại có màu trong suốt. Do đó, mắc cài pha lê đảm bảo được tính thẩm mỹ cao hơn so với loại làm từ chất liệu sứ.
  • Độ bền: Mắc cài sứ được nhiều chuyên gia đánh giá có độ bền tốt hơn mắc cài pha lê. Lại mắc cài này rất khó bị nứt, vỡ ngay cả khi va đập mạnh.
  • Sự tiện lợi: Mắc cài pha lê có thiết kế khá to nên chiếm một phần diện tích khá lớn trên bề mặt răng. Trong khi đó, mắc cài sứ lại có kích cỡ nhỏ nhắn, đem lại sự thoải mái, tiện lợi cho người sử dụng.

7. Trường hợp nào phù hợp với phương pháp mắc cài pha lê?

Niềng răng bằng mắc cài pha lê phù hợp với tất cả các trường hợp răng, hàm bị sai lệch như:

  • Răng hô: hàm trên có xu hướng chìa ra phía bên ngoài, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ cho tổng thể gương mặt.
  • Răng móm: tình trạng lệch khớp cắn, hàm dưới phủ ngoài hàm trên, gây khó khăn trong việc ăn nhai, giao tiếp.
  • Răng khấp khểnh: răng mọc lệch lạc, lộn xộn, thậm chí là chồng chéo lên nhau, từ đó ảnh hưởng tới chức năng nhai và tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
  • Răng thưa: hiện tượng răng mọc trên cùng một hàm nhưng lại cách nhau quá xa, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây nên các bệnh lý về răng miệng.
Chỉnh nha bằng mắc cài pha lê có thể khắc phục được hầu hết các trường hợp như răng lệch lạ, hô, móm...

Chỉnh nha bằng mắc cài pha lê có thể khắc phục được hầu hết các trường hợp như răng lệch lạ, hô, móm…

8. Kinh nghiệm chăm sóc răng khi đang niềng pha lê

Để đảm bảo quá trình niềng răng mắc cài pha lê diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm như cháo, súp, nước hoa quả… Hạn chế ăn những đồ ăn quá cứng, cần có lực nhai mạnh để tránh tình trạng mắc cài bị nứt, vỡ.
  • Tăng cường bổ sung các chất như: chất béo vitamin, protein, chất bột đường… để răng khỏe mạnh và rắn chắc hơn.
  • Đánh răng đều đặn 2 lần/1 ngày bằng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ toàn bộ mảng bám thức ăn.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bác sĩ để nhanh chóng có một hàm răng đẹp, đều.
  • Sau khi đã đánh răng, bạn có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn còn sót lại ở trong khoang miệng, ngăn ngừa những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…
  • Tuyệt đối không được tự ý tháo gỡ mắc cài khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Trong trường hợp mắc cài pha lê bị bung, tuột do yếu tố khách quan, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ có phương án xử lý hiệu quả.
Nước súc miệng giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại còn sót lại trong khoang miệng

Nước súc miệng giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây hại còn sót lại trong khoang miệng

9. Tham khảo giá dịch vụ niềng răng pha lê

Niềng răng mắc cài pha lê giá bao nhiêu?” cũng là một trong những vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc khi có nhu cầu áp dụng phương pháp này. Trên thị trường, chỉnh nha bằng mắc cài pha lê có mức giá khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế, niềng răng mắc cài pha lê giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng, hàm. Nếu như răng mọc lệch, hàm hô, móm… ở mức độ nặng thì chắc chắn bạn sẽ phải bỏ ra số tiền nhiều hơn để khắc phục triệt để.

Bên cạnh đó, mức giá niềng răng giữa các bệnh viện, cơ sở răng hàm mặt có sự chênh lệch khá lớn. Những đơn vị uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại nên chi phí chỉnh nha cũng sẽ cao hơn những cơ sở nhỏ lẻ. 

Ngoài ra, các bệnh viện lớn thường xuyên có những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn vào dịp đặc biệt như lễ, tết, ngày quốc khánh… Nếu như niềng răng vào đúng những dịp này, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản phí khá lớn.

Niềng răng mắc cài pha lê chính là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những người có yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Nếu như bạn đang muốn được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp này, hãy tới ngay Bệnh viện Răng Hàm Mặt Paris hoặc gọi đến tổng đài 1900 6900 nhé!.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ niềng răng
Whatspp Viber Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
icon tư vấn
Gọi tư vấn
icon địa chỉ
Địa chỉ
Nhận khuyến mãi