Theo các bác sĩ, niềng răng mắc cài sứ vẫn sẽ xảy ra tình trạng bị đau, khó chịu trong quá trình thực hiện. Thế nhưng, niềng răng mắc cài sứ có đau không còn phụ thuộc vào các giai đoạn cụ thể. Không phải tất cả các giai đoạn chỉnh nha đều sẽ đau, thêm vào đó các cơn đau sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phải là liên tục. Đối với niềng mắc cài sứ sẽ có sự lựa chọn là thường và tự đóng.
Quá trình niềng răng dù sử dụng khí cụ nào cũng đều là nắn chỉnh, dịch chuyển răng về đúng vị trí và tạo nên sự tương quan giữa hai hàm. Dưới những tác động của khí cụ, nên tình trạng đau khi chỉnh nha nói chung và niềng răng mắc cài sứ nói riêng là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, vì tình trạng đau khi niềng bằng mắc cài sứ không phải là kéo dài liên tục hay tần suất sẽ ngày càng gia tăng. Đúng hơn các cơn đau sẽ xuất hiện theo từng giai đoạn như sau:
Niềng răng mắc cài sứ thực chất chỉ khác về nguyên liệu sản xuất mắc cài, còn lại cơ chế chỉnh nha sẽ không có sự thay đổi so với mắc cài kim loại. Do đó, trong quá trình thực hiện ngoài hệ thống mắc cài sứ thì vẫn cần kết hợp với các khí cụ khác như dây cung, dây thun…
Niềng răng mắc cài sứ có đau không
Có thể nói rằng niềng mắc cài sứ chính là phiên bản “sang chảnh” hơn so với mắc cài kim loại. Tuy ra đời sau, nhưng chúng ngày càng trở thành phương pháp chỉnh nha được nhiều người ưa chuộng.
Thế nhưng cũng giống như các phương pháp khác, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mắc cài sứ cũng có một số nhược điểm nhất định.
+ Ưu điểm khi chỉnh nha bằng mắc cài sứ:
+ Nhược điểm khi chỉnh nha bằng mắc cài sứ:
Ưu – nhược điểm khi niềng răng bằng mắc cài sứ
Với sự phát triển của công nghệ nha khoa, niềng răng mắc cài sứ hiện đang có hai loại là niềng thường và tự đóng hay còn gọi là tự buộc.
Về cơ chế hoạt động, niềng răng mắc cài sứ thường sẽ giống với mắc cài kim loại truyền thống. Tức là gắn mắc cài cố định trên bề mặt răng, rồi kết hợp với dây cung, dây chun tạo nên lực siết giúp các răng di chuyển thành công.
Phương pháp thường sẽ có mức giá tiết kiệm hơn so với tự đóng, nhưng lại có một nhược điểm đó là do các dây cung cố định nên dễ dẫn đến tình trạng lực không dàn đều. Chưa kể còn bị dễ bung tuột khiến các mô mềm xung quanh bị tổn thương.
Niềng răng mắc cài sứ thường
Ở phương pháp niềng mắc cài sứ tự đóng hay còn gọi là tự buộc, sẽ không sử dụng đến dây thun nữa. Thay vào đó là bộ phận nắp trượt tự động với cấu tạo giống như một chiếc cửa sổ thông minh và hoàn toàn dễ dàng đóng mở.
Các nắp trượt còn giúp giữ chắc dây cung một cách chắc chắn, đồng thời còn cho phép dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, hạn chế tối đa tình trạng bung, tuột.
Giữa mắc cài sứ và dây cung sẽ luôn có sự ổn định, nhờ vậy lực kéo sẽ dàn đều hơn ở các vị trí.
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng
Tuy được đánh giá cao về hiệu quả, phù hợp với nhiều tình trạng răng miệng. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng mắc cài sứ để chỉnh nha, đúng hơn khi dùng đều đạt được kết quả như mong muốn.
Điển hình với các trường hợp khớp cắn sâu, do mắc cài sứ không thể cứng cáp và chịu được lực kéo mạnh như mắc cài kim loại. Nên trong các trường hợp đó, bác sĩ vẫn sẽ khuyên khách hàng nên chuyển sang chỉnh nha bằng mắc cài kim loại sẽ hiệu quả hơn.
Hay các trường hợp hô, móm do xương hàm thì việc niềng bằng mắc cài sứ hay ngay cả kim loại cũng không thể khắc phục được hoàn toàn.
Đau là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong suốt quá trình chỉnh nha. Do đó, sau đây chúng tôi sẽ bật mí một số mẹo giúp hạn chế cơn đau sau khi niềng răng vừa đơn giản mà lại hiệu quả.
Dùng sáp nha khoa: Nếu bạn bị đau do các khí cụ cọ sát vào má hay các mô mềm xung quanh gây trầy xước, thì hãy dùng ngay sáp nha khoa để bôi vào các vị trí đấy. Sáp nha khoa sẽ giúp hạn chế tình trạng đau, xót cũng như cảm giác khó chịu.
Massage vùng răng nướu: Đây là phương pháp giảm đau, khó chịu ngay cả khi bạn không chỉnh nha vẫn nên áp dụng.
Ăn các món mềm, dễ nhai: Những ngày niềng răng bị đau bạn nên ăn các món mềm, dễ nhai để hạn chế sự vận động của răng, cơ hàm. Bởi nếu đang đau mà vẫn ăn các món dai, cứng thì sẽ càng đau hơn.
Súc miệng bằng nước muối loãng: Bị đau nhức do tình trạng trầy xước bởi các khí cụ, ngoài dùng sáp nha khoa thì bạn nên kết hợp dùng thêm cả nước muối loãng. Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm giúp hạn chế các cơn đau hiệu quả.
Dùng sáp nha khoa giúp hạn chế các cơn đau sau khi niềng răng
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề niềng răng mắc cài sứ có đau không, mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Tuy rằng tình trạng đau vẫn sẽ xảy ra trong các giai đoạn nhất định, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm bớt sự khó chịu bằng những mẹo đơn giản như trên. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một địa chỉ uy tín giúp quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả và đảm bảo hơn.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Gọi ngay để được tư vấn & đặt lịch hẹn
Để lại số điện thoại của bạn
để được tư vấn từ Bệnh Viện Thẩm Mỹ Răng Hàm Mặt